Hoa Kỳ hôm 5/11 đã chỉ trích chính quyền Vientiane xây dựng đập Xayaburi trên sông Mekong, bất chấp sự phản đối trước đó của các quốc gia láng giềng cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường.
Washington đã kêu gọi ngưng dự án lên tới 3,5 tỷ đôla này cho tới khi nào các cuộc nghiên cứu về tác động đối với môi trường của con đập hoàn tất.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Quy mô và mức độ ảnh hưởng của đập Xayaburi đối với hệ sinh thái, vốn cung cấp an ninh lương thực và kế sinh nhai cho hàng triệu người, hiện vẫn chưa rõ ràng."
Dự án xây đập của Lào được cho là có thể ảnh hưởng tới kế sinh nhai của hàng chục triệu người sống dọc theo sông Mekong cũng như làm bùng phát phong trào xây đập trên dòng sông này.
Truyền thông quốc tế đưa tin, một buổi lễ chính thức, khởi công xây dựng con đập sẽ diễn ra vào ngày 7/11.
Thứ trưởng Năng lượng Lào được dẫn lời nói rằng nước này đã thay đổi thiết kế của đập trước các quan ngại về môi trường.
Trong khi đó, trả lời VOA Việt Ngữ, ông Kirk Herbertson, điều phối viên chính sách về Đông Nam Á của tổ chức bảo vệ môi trường International Rivers, cho rằng cam kết của Lào đối với với các quốc gia láng giềng không thành thực.
Ông Herbertson nói: "Lào từng cam kết hợp tác với các quốc gia láng giềng, nhưng thông báo mới nhất cho thấy đó không phải là lời cam kết thành thực. Lào tiếp tục xây đập bất chấp sự phản đối của Campuchia và Việt Nam. Chính phủ Lào đã cam kết sẽ thực hiện thêm các cuộc nghiên cứu liên quan tới con đập, nhưng hứa hẹn này dường như đánh lừa dư luận, vì thực ra Lào không thực hiện yêu cầu mà Campuchia và Việt Nam đưa ra hơn một năm trước."
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc tới việc quản lý một cách bền vững sông Mekong và hiểu rằng các thành viên của Ủy ban Sông Mekong, cơ quan quản lý dòng sông, chưa đạt đồng thuận về việc xây dựng con đập.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm: "Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Lào sẽ giữ vững cam kết hợp tác với các quốc gia láng giềng để giải đáp các thắc mắc hiện thời về đập Xayaburi."
Trả lời VOA, ông Herbertson bày tỏ hy vọng rằng Campuchia, Việt Nam cũng như tất cả các nhà tài trợ cho Lào sẽ mạnh mẽ lên tiếng để nói về tác động quá lớn của con đập đối với hàng chục triệu người sống dọc theo dòng sông cũng như yêu cầu giảm bớt tiến trình xây dựng.
Lào hiện tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu với sự tham dự của các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hà Nội chưa lên tiếng sau tuyên bố mới nhất của Vientiane, nhưng trước đây từng thúc giục việc ngưng xây đập trên sông Mekong trong ít nhất là 10 năm nữa.
Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á, và thủy điện là một nguồn thu ngoại tệ chính của nước này.
Dự án này được coi là sẽ sản xuất điện để xuất khẩu sang Thái Lan, và chính quyền Bangkok hôm 6/11 đã lên tiếng ủng hộ việc Lào xây đập Xayaburi.
Nguồn: VOA's interview, US State Department
Washington đã kêu gọi ngưng dự án lên tới 3,5 tỷ đôla này cho tới khi nào các cuộc nghiên cứu về tác động đối với môi trường của con đập hoàn tất.
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Quy mô và mức độ ảnh hưởng của đập Xayaburi đối với hệ sinh thái, vốn cung cấp an ninh lương thực và kế sinh nhai cho hàng triệu người, hiện vẫn chưa rõ ràng."
Dự án xây đập của Lào được cho là có thể ảnh hưởng tới kế sinh nhai của hàng chục triệu người sống dọc theo sông Mekong cũng như làm bùng phát phong trào xây đập trên dòng sông này.
Truyền thông quốc tế đưa tin, một buổi lễ chính thức, khởi công xây dựng con đập sẽ diễn ra vào ngày 7/11.
"Lào từng cam kết hợp tác với các quốc gia láng giềng, nhưng thông báo mới nhất cho thấy đó không phải là lời cam kết thành thực. Lào tiếp tục xây đập bất chấp sự phản đối của Campuchia và Việt Nam...Kirk Herbertson.
Trong khi đó, trả lời VOA Việt Ngữ, ông Kirk Herbertson, điều phối viên chính sách về Đông Nam Á của tổ chức bảo vệ môi trường International Rivers, cho rằng cam kết của Lào đối với với các quốc gia láng giềng không thành thực.
Ông Herbertson nói: "Lào từng cam kết hợp tác với các quốc gia láng giềng, nhưng thông báo mới nhất cho thấy đó không phải là lời cam kết thành thực. Lào tiếp tục xây đập bất chấp sự phản đối của Campuchia và Việt Nam. Chính phủ Lào đã cam kết sẽ thực hiện thêm các cuộc nghiên cứu liên quan tới con đập, nhưng hứa hẹn này dường như đánh lừa dư luận, vì thực ra Lào không thực hiện yêu cầu mà Campuchia và Việt Nam đưa ra hơn một năm trước."
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc tới việc quản lý một cách bền vững sông Mekong và hiểu rằng các thành viên của Ủy ban Sông Mekong, cơ quan quản lý dòng sông, chưa đạt đồng thuận về việc xây dựng con đập.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm: "Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Lào sẽ giữ vững cam kết hợp tác với các quốc gia láng giềng để giải đáp các thắc mắc hiện thời về đập Xayaburi."
Trả lời VOA, ông Herbertson bày tỏ hy vọng rằng Campuchia, Việt Nam cũng như tất cả các nhà tài trợ cho Lào sẽ mạnh mẽ lên tiếng để nói về tác động quá lớn của con đập đối với hàng chục triệu người sống dọc theo dòng sông cũng như yêu cầu giảm bớt tiến trình xây dựng.
Lào hiện tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu với sự tham dự của các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hà Nội chưa lên tiếng sau tuyên bố mới nhất của Vientiane, nhưng trước đây từng thúc giục việc ngưng xây đập trên sông Mekong trong ít nhất là 10 năm nữa.
Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á, và thủy điện là một nguồn thu ngoại tệ chính của nước này.
Dự án này được coi là sẽ sản xuất điện để xuất khẩu sang Thái Lan, và chính quyền Bangkok hôm 6/11 đã lên tiếng ủng hộ việc Lào xây đập Xayaburi.
Nguồn: VOA's interview, US State Department