Giới thẩm quyền Việt Nam đã giao lại cho Trung Quốc 11 người di dân và thi thể của 5 người khác sau vụ xô xát gây tử vong với các bộ đội biên phòng Việt Nam hôm thứ Sáu tuần trước ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.
Báo New York Times hôm nay trích báo chí Việt Nam tường thuật rằng 2 bộ đội biên phòng Việt Nam đã bị giết chết sau khi ít nhất 1 người trong nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp cướp một hoặc nhiều khẩu AK-47 và nổ súng hôm thứ Sáu, sau khi nhóm người này bị chận và đang chờ để được giao lại cho Trung Quốc.
Tin này cho hay là giữa lúc tòa nhà cao tầng bị lực lượng an ninh Việt Nam bao vây, một số trong nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp mà báo chí mô tả là người di dân Trung Quốc, đã tự sát bằng cách nhảy lầu, một số người bị bắn chết.
Tin mạng của báo Tiền Phong của nhà nước Việt Nam kiểm soát nói rằng hàng trăm cảnh sát và bộ đội biên phòng bao vây tòa nhà trong vụ giằng co, và kêu gọi những người bên trong hãy đầu hàng.
Báo chí Việt Nam đăng ảnh của 4 phụ nữ và hai trẻ em trong nhóm 16 người, cho thấy những phụ nữ này mang khăn choàng, lối trang phục của phụ nữ Uighur sinh sống tại vùng Tân Cương của Trung Quốc.
Người Uighur nói họ bị sách nhiễu và kỳ thị đối xử tại Trung Quốc, và rất nhiều người đã bỏ trốn tới những nơi khác ở Đông Nam Á.
Tháng trước, có ít nhất 400 người được tin là người Uighur đã bị chặn lại tại nhiều khu vực ở Thái Lan. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và nhiều tổ chức khác kêu gọi chính phủ Thái Lan đừng giao lại những người này cho Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal hôm 20 tháng Tư tường thuật rằng các lực lượng an ninh Việt Nam đã chặn bắt thêm một nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp thứ nhì.
Tờ báo dẫn tin của báo chí nhà nước Việt Nam hôm Chủ nhật cho hay một nhóm 21 người đang tìm cách vượt biên vào Việt Nam bằng đường biển, chỉ vài giờ đồng hồ sau vụ xô xát với nhóm di dân thứ nhất hôm thứ Sáu.
Theo tin của Người Lao Động, nhóm di dân thứ nhì đã bị chận bắt ngoài biển chiều ngày 19 tháng Tư. Tin này cho hay nhóm người đó bị bắt sau khi đội biên phòng số 3 Trà Cổ của Việt Nam nhận được tin báo của phía Trung Quốc.
Báo Wall Street Journal nói rằng các giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời điện thoại yêu cầu bình luận về tin này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận vụ xô xát bạo động hôm thứ Sáu trên trang microblog của họ.
Hiện vẫn chưa rõ hai nhóm người nhập cảnh Việt Nam trái phép dự định sẽ đi đâu.
Nhưng trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người Uighur tìm cách trốn khỏi Trung Quốc qua ngã Việt Nam và Lào, vì điều mà các tổ chức bênh vực nhân quyền mô tả là chính sách đàn áp tôn giáo và chính trị của nhà nước Trung Quốc.
Hồi tháng trước, nhà chức trách Thái Lan cũng bắt giữ nhiều nhóm người nhập cảnh trái phép, nhóm đông nhất lên tới 220 người. Người ta tin rằng những người này muốn tới Malaysia rồi sau đó đi Thổ Nhĩ Kỳ. Người Uighur theo đạo Hồi, nói một thứ tiếng gọi là Turkic.
Sau khi các nhà ngoại giao xác nhận hàng chục người di dân trong các nhóm này là người Uighur, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi Thái Lan chớ nên gửi trả họ về lại Trung Quốc.
Giám đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch, ông Brad Adams nói: “những trường hợp trong quá khứ cho thấy là những người Uighur bị trả lại cho Trung Quốc luôn luôn gặp nguy cơ bị đàn áp.”
Nói chuyện với Ban Việt Ngữ-Đài VOA, Phó Giám Đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói rằng nếu những người nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp quả thật là người Uighur, thì tổ chức này quan ngại về việc Việt Nam trả họ lại cho Trung Quốc. Ông nói:
“Nếu họ thực sự là người Uighur và họ yêu cầu Việt Nam cho họ tỵ nạn thì Việt Nam không nên gửi trả họ lại cho Trung Quốc, mà phải cho phép họ tiếp xúc với Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc. Nếu họ là người Uighur thì Human Rights Watch sẽ quan tâm về chuyện họ bị trả lại cho Trung Quốc vì trong quá khứ, Trung Quốc đã những có hành vi sách nhiễu và đàn áp người Uighur.”
“Việt Nam chưa ký Công ước về Người Tỵ nạn, nhưng theo cách hành sử thông thường theo luật quốc tế, các nước không trả người tỵ nạn về nơi mà họ có nguy cơ bị hãm hại.”
Những cuộc xung đột giữa thiểu số người Uighur và người Hán, thành phần đa số ở Trung Quốc, đã leo thang tại Tân Cương trong mấy năm gần đây. Khu vực này giáp ranh với Pakistan, Afghanistan và một số vùng thuộc khu vực Trung Á, từng nằm dưới quyền kiểm soát của Liên bang Xô viết cũ.
Các vụ bạo lực giữa hai nhóm tại Urumqi, thủ phủ của khu vực hồi năm 2009, đã giết chết 200 người và gây sự chú ý của quốc tế về số phận của người Uighur sinh sống dưới chế độ cai trị của Bắc Kinh.
Nguồn: New York Times, WSJ, Thanhniennews
Báo New York Times hôm nay trích báo chí Việt Nam tường thuật rằng 2 bộ đội biên phòng Việt Nam đã bị giết chết sau khi ít nhất 1 người trong nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp cướp một hoặc nhiều khẩu AK-47 và nổ súng hôm thứ Sáu, sau khi nhóm người này bị chận và đang chờ để được giao lại cho Trung Quốc.
Tin này cho hay là giữa lúc tòa nhà cao tầng bị lực lượng an ninh Việt Nam bao vây, một số trong nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp mà báo chí mô tả là người di dân Trung Quốc, đã tự sát bằng cách nhảy lầu, một số người bị bắn chết.
Tin mạng của báo Tiền Phong của nhà nước Việt Nam kiểm soát nói rằng hàng trăm cảnh sát và bộ đội biên phòng bao vây tòa nhà trong vụ giằng co, và kêu gọi những người bên trong hãy đầu hàng.
Báo chí Việt Nam đăng ảnh của 4 phụ nữ và hai trẻ em trong nhóm 16 người, cho thấy những phụ nữ này mang khăn choàng, lối trang phục của phụ nữ Uighur sinh sống tại vùng Tân Cương của Trung Quốc.
Người Uighur nói họ bị sách nhiễu và kỳ thị đối xử tại Trung Quốc, và rất nhiều người đã bỏ trốn tới những nơi khác ở Đông Nam Á.
Tháng trước, có ít nhất 400 người được tin là người Uighur đã bị chặn lại tại nhiều khu vực ở Thái Lan. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và nhiều tổ chức khác kêu gọi chính phủ Thái Lan đừng giao lại những người này cho Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal hôm 20 tháng Tư tường thuật rằng các lực lượng an ninh Việt Nam đã chặn bắt thêm một nhóm người nhập cảnh bất hợp pháp thứ nhì.
Tờ báo dẫn tin của báo chí nhà nước Việt Nam hôm Chủ nhật cho hay một nhóm 21 người đang tìm cách vượt biên vào Việt Nam bằng đường biển, chỉ vài giờ đồng hồ sau vụ xô xát với nhóm di dân thứ nhất hôm thứ Sáu.
Theo tin của Người Lao Động, nhóm di dân thứ nhì đã bị chận bắt ngoài biển chiều ngày 19 tháng Tư. Tin này cho hay nhóm người đó bị bắt sau khi đội biên phòng số 3 Trà Cổ của Việt Nam nhận được tin báo của phía Trung Quốc.
Báo Wall Street Journal nói rằng các giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời điện thoại yêu cầu bình luận về tin này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận vụ xô xát bạo động hôm thứ Sáu trên trang microblog của họ.
Hiện vẫn chưa rõ hai nhóm người nhập cảnh Việt Nam trái phép dự định sẽ đi đâu.
Nhưng trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người Uighur tìm cách trốn khỏi Trung Quốc qua ngã Việt Nam và Lào, vì điều mà các tổ chức bênh vực nhân quyền mô tả là chính sách đàn áp tôn giáo và chính trị của nhà nước Trung Quốc.
Hồi tháng trước, nhà chức trách Thái Lan cũng bắt giữ nhiều nhóm người nhập cảnh trái phép, nhóm đông nhất lên tới 220 người. Người ta tin rằng những người này muốn tới Malaysia rồi sau đó đi Thổ Nhĩ Kỳ. Người Uighur theo đạo Hồi, nói một thứ tiếng gọi là Turkic.
Sau khi các nhà ngoại giao xác nhận hàng chục người di dân trong các nhóm này là người Uighur, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi Thái Lan chớ nên gửi trả họ về lại Trung Quốc.
Giám đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch, ông Brad Adams nói: “những trường hợp trong quá khứ cho thấy là những người Uighur bị trả lại cho Trung Quốc luôn luôn gặp nguy cơ bị đàn áp.”
Nói chuyện với Ban Việt Ngữ-Đài VOA, Phó Giám Đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch nói rằng nếu những người nhập cảnh Việt Nam bất hợp pháp quả thật là người Uighur, thì tổ chức này quan ngại về việc Việt Nam trả họ lại cho Trung Quốc. Ông nói:
“Nếu họ thực sự là người Uighur và họ yêu cầu Việt Nam cho họ tỵ nạn thì Việt Nam không nên gửi trả họ lại cho Trung Quốc, mà phải cho phép họ tiếp xúc với Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc. Nếu họ là người Uighur thì Human Rights Watch sẽ quan tâm về chuyện họ bị trả lại cho Trung Quốc vì trong quá khứ, Trung Quốc đã những có hành vi sách nhiễu và đàn áp người Uighur.”
“Việt Nam chưa ký Công ước về Người Tỵ nạn, nhưng theo cách hành sử thông thường theo luật quốc tế, các nước không trả người tỵ nạn về nơi mà họ có nguy cơ bị hãm hại.”
Những cuộc xung đột giữa thiểu số người Uighur và người Hán, thành phần đa số ở Trung Quốc, đã leo thang tại Tân Cương trong mấy năm gần đây. Khu vực này giáp ranh với Pakistan, Afghanistan và một số vùng thuộc khu vực Trung Á, từng nằm dưới quyền kiểm soát của Liên bang Xô viết cũ.
Các vụ bạo lực giữa hai nhóm tại Urumqi, thủ phủ của khu vực hồi năm 2009, đã giết chết 200 người và gây sự chú ý của quốc tế về số phận của người Uighur sinh sống dưới chế độ cai trị của Bắc Kinh.
Nguồn: New York Times, WSJ, Thanhniennews