Theo Liên Hiệp Quốc thì năm 2012 đang trên đường trở thành một trong những năm nóng kỷ lục. Tổ chức Khí tượng Thế giới nói biến đổi khí hậu đang diễn ra “trước mắt chúng ta” với các điều kiện khí hậu cùng cực trên khắp thế giới.
Cơ quan khí tượng Liên Hiệp Quốc này nói rằng mặc dầu hiện tượng La Nina có mang lại hơi mát tại Thái Bình Dương hồi đầu năm 2012, giai đoạn từ tháng Giêng tới tháng Mười là nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi lại hồ sơ khí hậu từ năm 1850. Và mỗi năm từ 2001 tới 2011 nằm trong số những năm nóng kỷ lục.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới, ông Michel Jarraud nói rằng một trong những mối quan tâm chính của cơ quan này là tình trạng tan băng đá vùng Bắc Cực, gần 12 triệu kilomet vuông băng đá vùng Bắc Cực đã tan trong khoảng thời gian từ tháng Ba tới tháng Chín năm 2012.
Tổ chức vừa kể nói rằng những hình ảnh vệ tinh của tháng Chín cho thấy băng đá biển Bắc Cực bao phủ ít hơn 18 phần trăm, so với 5 năm trước đây, là năm thấp kỷ lục.
Ông Jarraud nói chắc chắn thông điệp ở đây là xu hướng này không phải chỉ tiếp tục mà còn tăng tốc khi băng đá Bắc Cực tan và điều này có liên quan tới sự biến đổi nhiệt độ toàn cầu.
Hôm thứ Ba, Tổ chức môi trường Đức Germanwatch ấn hành Chỉ số Nguy cơ Khí hậu Toàn cầu, phân tích phương cách các nước bị ảnh hưởng hiện tượng khí hậu cùng cực như bão, các đợt khí nóng, và khô hạn như thế nào.
Tổ chức vừa kể nói rằng trong năm 2011, Thái Lan, Campuchia, Pakistan, El Salvador và Philippines bị ảnh hưởng nặng nhất của các điều kiện khí hậu cực độ.
Một tác giả của bảng chỉ số khí hậu này, Sven Harmelin nói rằng, rõ ràng là các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nhất.
Ông nói, nếu nhìn vào những số liệu nói chung trong 20 năm qua thì ta thấy đã có hơn nửa triệu người thiệt mạng, nếu chúng ta bao gồm cả các sự kiện xảy ra tại những nước phát triển thì đã có hơn 2.500 tỉ đôla thiệt hại vì các biến cố thời tiết cực độ.
Phúc trình này được ấn hành khi Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Doha, Qatar. Hội nghị sẽ kéo dài khoảng hai tuần lễ này có mục đích thành lập một hiệp định quốc tế ngăn chặn các khí thải công nghiệp. Hiệp định này sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto, chẳng bao lâu nữa sẽ hết hạn. Các phái đoàn của gần 200 quốc gia sẽ tham dự.
Cơ quan khí tượng Liên Hiệp Quốc này nói rằng mặc dầu hiện tượng La Nina có mang lại hơi mát tại Thái Bình Dương hồi đầu năm 2012, giai đoạn từ tháng Giêng tới tháng Mười là nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi lại hồ sơ khí hậu từ năm 1850. Và mỗi năm từ 2001 tới 2011 nằm trong số những năm nóng kỷ lục.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới, ông Michel Jarraud nói rằng một trong những mối quan tâm chính của cơ quan này là tình trạng tan băng đá vùng Bắc Cực, gần 12 triệu kilomet vuông băng đá vùng Bắc Cực đã tan trong khoảng thời gian từ tháng Ba tới tháng Chín năm 2012.
Tổ chức vừa kể nói rằng những hình ảnh vệ tinh của tháng Chín cho thấy băng đá biển Bắc Cực bao phủ ít hơn 18 phần trăm, so với 5 năm trước đây, là năm thấp kỷ lục.
Ông Jarraud nói chắc chắn thông điệp ở đây là xu hướng này không phải chỉ tiếp tục mà còn tăng tốc khi băng đá Bắc Cực tan và điều này có liên quan tới sự biến đổi nhiệt độ toàn cầu.
Hôm thứ Ba, Tổ chức môi trường Đức Germanwatch ấn hành Chỉ số Nguy cơ Khí hậu Toàn cầu, phân tích phương cách các nước bị ảnh hưởng hiện tượng khí hậu cùng cực như bão, các đợt khí nóng, và khô hạn như thế nào.
Tổ chức vừa kể nói rằng trong năm 2011, Thái Lan, Campuchia, Pakistan, El Salvador và Philippines bị ảnh hưởng nặng nhất của các điều kiện khí hậu cực độ.
Một tác giả của bảng chỉ số khí hậu này, Sven Harmelin nói rằng, rõ ràng là các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nhất.
Ông nói, nếu nhìn vào những số liệu nói chung trong 20 năm qua thì ta thấy đã có hơn nửa triệu người thiệt mạng, nếu chúng ta bao gồm cả các sự kiện xảy ra tại những nước phát triển thì đã có hơn 2.500 tỉ đôla thiệt hại vì các biến cố thời tiết cực độ.
Phúc trình này được ấn hành khi Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Doha, Qatar. Hội nghị sẽ kéo dài khoảng hai tuần lễ này có mục đích thành lập một hiệp định quốc tế ngăn chặn các khí thải công nghiệp. Hiệp định này sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto, chẳng bao lâu nữa sẽ hết hạn. Các phái đoàn của gần 200 quốc gia sẽ tham dự.