ISLAMABAD —
Chánh án Tối cao Pháp viện Pakistan Iftikhar Mohammad Chaudhry hôm nay đã về hưu. Vị quan tòa cực kỳ độc lập này đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thiết lập tính độc lập của ngành tư pháp tại Pakistan và lãnh đạo một phong trào pháp lý toàn quốc đã lật đổ một lãnh tụ quân đội. Nhưng nhiệm kỳ của ông Chaudhry không phải là không gây ra những tranh cãi.
Chánh án sắp ra đi, ông Iftikhar Chaudhry, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2007 khi ông ngày càng đặt vấn đề về các mưu đồ của tổng thống thời đó là Tướng Pervez Musharraf định bám lấy quyền hành.
Nhà lãnh đạo quân đội này đã yêu cầu vị chánh án từ nhiệm nhưng ông Chaudhry đã từ chối. Sự chống đối này chưa từng có tại Pakistan, nơi ngành tư pháp được coi là ủng hộ quân đội.
Tướng Musharraf sau đó đã sa thải ông và hàng trăm thẩm phán khác bằng cách công bố tình trạng khẩn cấp. Quyết định gây nhiều tranh cãi này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối trên toàn quốc.
Phe đối lập bị khích động đã đưa tới sự thất bại trong cuộc bầu cử của các đồng minh chính trị của ông Musharraf, cuối cùng buộc nhà lãnh đạo quân đội có thời đầy thế lực phải từ chức và để cho các thẩm phán trở lại.
Trong một báo cáo tháng này, Uỷ ban Quốc tế các Thẩm phán có trụ sở ở Geneva nói rằng nhiệm kỳ của ông Chaudhry đã củng cố cho nhân quyền tại Pakistan. Ông Sam Zarifi là giám đốc khu vực củ tổ chức này.
Ông Zafari nói: “Một ngành tư pháp độc lập là thiết yếu cho nhân quyền và không còn nghi ngờ gì là ngành tư pháp Pakistan bắt đầu buộc ngành hành pháp phải chịu trách nhiệm đối với nhiều người Pakistan và đối với nhiều người Pakistan, Tối cao pháp viện được coi như ngọn đuốc hy vọng chấm dứt tham nhũng và áp đặt công lý. Không còn thắc mắc gì về chuyện đó.”
Dưới thời ông Chaudhry, Tối cao Pháp viện đã can thiệp vào các vấn đề từ luật lệ giao thông cho đến việc bổ nhiệm các chức vụ dân sự và thậm chí còn nêu thắc mắc về các hợp đồng giữa chính phủ và các công ty nước ngoài -- một trong các lý do mà các chuyên gia kể ra là nguyên do gây ra sự sút giảm đầu tư nước ngoài ở Pakistan.
Và thay vì cải tổ ngành tư pháp, một số nhà chỉ trích cho rằng ông Chaudhry làm lơ trước các vụ vi phạm nhân quyền và chỉ tập trung vào những vụ có liên quan đến các nhân vật nổi tiếng. Ông Asma Jehangir là một luật sư kỳ cựu đã sử những vụ án trước Tối cao Pháp viện.
Ông Jehangir nói: “Các luật sư đã hy vọng họ sẽ trở lại với một toà án được cải tổ với sự khiêm cung và khôn ngoan phần nào nhưng chúng tôi không trông đợi họ sẽ trở lại để có thêm quyền hành. Tôi nghĩ các tòa án không phải ở đó để chứng minh là họ có thế lực nhưng các tòa này có hiệu quả. Do đó, đối với chúng tôi trong tư cách luật sư chúng tôi cảm thấy nhiều người trong số các thân chủ của chúng tôi và những người đi kiện tụng đã không có được công lý bởi vì các trường hợp của họ đã không được lắng nghe do vị chánh án quá bận rộn lo những vụ được nhiều người chú ý.”
Tuy nhiên, cuộc tranh đấu của Tối cao Pháp viện với quân đội và các cơ quan tình báo về những vụ vi phạm nhân quyền được nhiều người ca ngợi. Lực lượng an ninh Pakistan đã thường bị cáo buộc là giam giữ các nghi can mà không truy tố, viện cớ cần phải chống khủng bố.
Dưới thời ông Chaudhry, tòa án liên lục đòi giới hữu trách tiết lộ tung tích của hàng trăm người bị mất tích mà thân nhân cáo buộc là bị nhân viên an ninh giam giữ.
Nhưng những người theo dõi tòa án như ông Zarifi nói rằng tòa án chưa hành động đủ.
Ông Zafari nói: “Tuy tòa án đã rất hữu hiệu và tích cực trong việc tìm ra lai lịch của những người bị buộc phải mất tích khi nói đến vấn đề trách nhiệm thực thụ, tòa đã tỏ ra miễn cưỡng một cách rất lạ lùng. Chúng ta vẫn chưa thấy thành viên nào của lực lượng an ninh phải chịu trách nhiệm mặc cù đã bị kết tội rất rõ ràng.”
Người kế nhiệm ông Chaudhry được chỉ định, ông Tassaduq Hussain Jilani, được các quan sát viên pháp lý mô tả là một “nhà quý tộc” và trông đợi ông sẽ tránh xa việc can thiệp vào chính sách của chính phủ. Nhưng luật sư Jehangir cho rằng điều đó có thể không dễ dàng.
Ông Jehangir giải thích: “Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Có một lằn ranh rất mỏng giữa công lý qua tiến trình và công lý thô thiển và dễ dàng. Nay ông Chaudhry đã cho công chúng nếm mùi công lý thô thiển và dễ dàng, có nghĩa là nhà tư pháp lên kế nhiệm ông sẽ rất gay go.”
Chánh án sắp ra đi, ông Iftikhar Chaudhry, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2007 khi ông ngày càng đặt vấn đề về các mưu đồ của tổng thống thời đó là Tướng Pervez Musharraf định bám lấy quyền hành.
Nhà lãnh đạo quân đội này đã yêu cầu vị chánh án từ nhiệm nhưng ông Chaudhry đã từ chối. Sự chống đối này chưa từng có tại Pakistan, nơi ngành tư pháp được coi là ủng hộ quân đội.
Tướng Musharraf sau đó đã sa thải ông và hàng trăm thẩm phán khác bằng cách công bố tình trạng khẩn cấp. Quyết định gây nhiều tranh cãi này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối trên toàn quốc.
Phe đối lập bị khích động đã đưa tới sự thất bại trong cuộc bầu cử của các đồng minh chính trị của ông Musharraf, cuối cùng buộc nhà lãnh đạo quân đội có thời đầy thế lực phải từ chức và để cho các thẩm phán trở lại.
Trong một báo cáo tháng này, Uỷ ban Quốc tế các Thẩm phán có trụ sở ở Geneva nói rằng nhiệm kỳ của ông Chaudhry đã củng cố cho nhân quyền tại Pakistan. Ông Sam Zarifi là giám đốc khu vực củ tổ chức này.
Ông Zafari nói: “Một ngành tư pháp độc lập là thiết yếu cho nhân quyền và không còn nghi ngờ gì là ngành tư pháp Pakistan bắt đầu buộc ngành hành pháp phải chịu trách nhiệm đối với nhiều người Pakistan và đối với nhiều người Pakistan, Tối cao pháp viện được coi như ngọn đuốc hy vọng chấm dứt tham nhũng và áp đặt công lý. Không còn thắc mắc gì về chuyện đó.”
Dưới thời ông Chaudhry, Tối cao Pháp viện đã can thiệp vào các vấn đề từ luật lệ giao thông cho đến việc bổ nhiệm các chức vụ dân sự và thậm chí còn nêu thắc mắc về các hợp đồng giữa chính phủ và các công ty nước ngoài -- một trong các lý do mà các chuyên gia kể ra là nguyên do gây ra sự sút giảm đầu tư nước ngoài ở Pakistan.
Và thay vì cải tổ ngành tư pháp, một số nhà chỉ trích cho rằng ông Chaudhry làm lơ trước các vụ vi phạm nhân quyền và chỉ tập trung vào những vụ có liên quan đến các nhân vật nổi tiếng. Ông Asma Jehangir là một luật sư kỳ cựu đã sử những vụ án trước Tối cao Pháp viện.
Ông Jehangir nói: “Các luật sư đã hy vọng họ sẽ trở lại với một toà án được cải tổ với sự khiêm cung và khôn ngoan phần nào nhưng chúng tôi không trông đợi họ sẽ trở lại để có thêm quyền hành. Tôi nghĩ các tòa án không phải ở đó để chứng minh là họ có thế lực nhưng các tòa này có hiệu quả. Do đó, đối với chúng tôi trong tư cách luật sư chúng tôi cảm thấy nhiều người trong số các thân chủ của chúng tôi và những người đi kiện tụng đã không có được công lý bởi vì các trường hợp của họ đã không được lắng nghe do vị chánh án quá bận rộn lo những vụ được nhiều người chú ý.”
Tuy nhiên, cuộc tranh đấu của Tối cao Pháp viện với quân đội và các cơ quan tình báo về những vụ vi phạm nhân quyền được nhiều người ca ngợi. Lực lượng an ninh Pakistan đã thường bị cáo buộc là giam giữ các nghi can mà không truy tố, viện cớ cần phải chống khủng bố.
Dưới thời ông Chaudhry, tòa án liên lục đòi giới hữu trách tiết lộ tung tích của hàng trăm người bị mất tích mà thân nhân cáo buộc là bị nhân viên an ninh giam giữ.
Nhưng những người theo dõi tòa án như ông Zarifi nói rằng tòa án chưa hành động đủ.
Ông Zafari nói: “Tuy tòa án đã rất hữu hiệu và tích cực trong việc tìm ra lai lịch của những người bị buộc phải mất tích khi nói đến vấn đề trách nhiệm thực thụ, tòa đã tỏ ra miễn cưỡng một cách rất lạ lùng. Chúng ta vẫn chưa thấy thành viên nào của lực lượng an ninh phải chịu trách nhiệm mặc cù đã bị kết tội rất rõ ràng.”
Người kế nhiệm ông Chaudhry được chỉ định, ông Tassaduq Hussain Jilani, được các quan sát viên pháp lý mô tả là một “nhà quý tộc” và trông đợi ông sẽ tránh xa việc can thiệp vào chính sách của chính phủ. Nhưng luật sư Jehangir cho rằng điều đó có thể không dễ dàng.
Ông Jehangir giải thích: “Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Có một lằn ranh rất mỏng giữa công lý qua tiến trình và công lý thô thiển và dễ dàng. Nay ông Chaudhry đã cho công chúng nếm mùi công lý thô thiển và dễ dàng, có nghĩa là nhà tư pháp lên kế nhiệm ông sẽ rất gay go.”