Các quốc gia trên toàn thế giới đang kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Người đứng đầu Nhân quyền của Liên hiệp quốc bà Navi Pillay nói những nguyên tắc căn bản để bảo vệ và tăng tiến nhân quyền phần lớn đã được qui định, nhưng vấn đề căn bản hiện nay là thi hành những tiêu chuẩn này giữa lúc ý chí chính trị và nguồn tài chánh thường thiếu sót. Bà cũng ghi nhận là trong 20 năm qua thế giới đã chứng kiến một số thất bại trong việc ngăn ngừa các vụ tàn sát và bảo vệ nhân quyền.
Liên hiệp quốc ngày hôm nay vinh danh 5 chiến sĩ bảo vệ nhân quyền, gồm có một nhà báo Morocco, và nhà hoạt động giáo dục Pakistan Malala Yousafzai.
Tại quê hương Pakistan của em Yousafzai, nhà cầm quyền kỷ niệm ngày nằng bằng cách tổ chức những hoạt động chào mừng an ninh, hòa bình và thịnh vượng.
Tại Armenia, các tổ chức đối lập dự định tổ chức một cuộc biểu tình và tuần hành để nhấn mạnh đến vấn đề nhân quyền.
Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc công bố ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền vào năm 1950. Ngày Nhân quyền năm nay cũng là ngày Liên hiệp quốc đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày các nước ký kết Tuyên bố Vienna để cam kết bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của mọi người.
Quyền được giáo dục, quyền của trẻ em và phụ nữ đều được bảo vệ trong Tuyên bố Vienna.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon nói rằng 57 triệu trẻ em trên thế giới không thể tới trường. Nhiều em trong số đó sinh sống ở những khu vực có xung đột và hầu hết là bé gái.
Người đứng đầu Nhân quyền của Liên hiệp quốc bà Navi Pillay nói những nguyên tắc căn bản để bảo vệ và tăng tiến nhân quyền phần lớn đã được qui định, nhưng vấn đề căn bản hiện nay là thi hành những tiêu chuẩn này giữa lúc ý chí chính trị và nguồn tài chánh thường thiếu sót. Bà cũng ghi nhận là trong 20 năm qua thế giới đã chứng kiến một số thất bại trong việc ngăn ngừa các vụ tàn sát và bảo vệ nhân quyền.
Liên hiệp quốc ngày hôm nay vinh danh 5 chiến sĩ bảo vệ nhân quyền, gồm có một nhà báo Morocco, và nhà hoạt động giáo dục Pakistan Malala Yousafzai.
Tại quê hương Pakistan của em Yousafzai, nhà cầm quyền kỷ niệm ngày nằng bằng cách tổ chức những hoạt động chào mừng an ninh, hòa bình và thịnh vượng.
Tại Armenia, các tổ chức đối lập dự định tổ chức một cuộc biểu tình và tuần hành để nhấn mạnh đến vấn đề nhân quyền.
Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc công bố ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền vào năm 1950. Ngày Nhân quyền năm nay cũng là ngày Liên hiệp quốc đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày các nước ký kết Tuyên bố Vienna để cam kết bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của mọi người.
Quyền được giáo dục, quyền của trẻ em và phụ nữ đều được bảo vệ trong Tuyên bố Vienna.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon nói rằng 57 triệu trẻ em trên thế giới không thể tới trường. Nhiều em trong số đó sinh sống ở những khu vực có xung đột và hầu hết là bé gái.