Tình hình trên vùng Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn giữa lúc các nước tranh chấp đang thương thuyết để đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt là COC, với Trung Quốc.
Một bản tin của tờ South China Morning Post hôm nay nói rằng tình hình có thể thay đổi vào giữa năm 2014, khi một tòa án của Liên Hiệp Quốc khởi sự tiến hành xét xử đơn kiện của Philippines, thách thức tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này.
Theo nguồn tin này thì có ít nhất 4 buổi họp đã được ấn định vào đầu năm nay giữa Trung Quốc và các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN để thương thuyết một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, COC.
Tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế về các vấn đề Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng nỗ lực của Trung Quốc hối thúc các cuộc thương thuyết để đạt một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý đã gặp sự đoàn kết của các nước trong khối ASEAN.
Giáo sư Thayer nói các nước thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi vì đang có hy vọng sẽ đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc để các bên đạt được một bộ quy tắc có tính cách ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định để các bên hành xử đúng đắn trên vùng biển tranh chấp.
Cho tới hồi gần đây, Trung Quốc một mực đòi giải quyết tranh chấp với từng nước một, nhưng lập trường ấy đã bắt đầu thay đổi vào cuối năm ngoái.
Tháng 9 năm 2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã mở một cuộc tham khảo ý kiến đầu tiên về bộ Quy tắc Ứng xử trên biển tại thành phố Tô Châu.
Theo ông Oh Ei Sun, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại trường Quan hệ Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, thì Bắc Kinh rốt cuộc kết luận rằng một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển phù hợp với mục tiêu mà chính họ nhắm tới, là đẩy sang một bên các tranh chấp để tập trung vào nỗ lực hợp tác.
Trong khi chờ đợi, Philippines có tới ngày 30 tháng 3, 2014 để đệ trình một biên bản ghi nhớ lên tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để vạch ra những lập luận của họ chống tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời.
Giáo sư Thayer nói nếu Trung Quốc không trả lời, thì tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, Giáo sư Thayer khuyến cáo hiện vẫn chưa biết nội vụ sẽ kết thúc như thế nào, và thế giới còn phải chờ xem.
Nguồn: Thanhniennews, Vnexpress
Một bản tin của tờ South China Morning Post hôm nay nói rằng tình hình có thể thay đổi vào giữa năm 2014, khi một tòa án của Liên Hiệp Quốc khởi sự tiến hành xét xử đơn kiện của Philippines, thách thức tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này.
Theo nguồn tin này thì có ít nhất 4 buổi họp đã được ấn định vào đầu năm nay giữa Trung Quốc và các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN để thương thuyết một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, COC.
Tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế về các vấn đề Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng nỗ lực của Trung Quốc hối thúc các cuộc thương thuyết để đạt một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý đã gặp sự đoàn kết của các nước trong khối ASEAN.
Giáo sư Thayer nói các nước thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi vì đang có hy vọng sẽ đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc để các bên đạt được một bộ quy tắc có tính cách ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định để các bên hành xử đúng đắn trên vùng biển tranh chấp.
Tháng 9 năm 2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã mở một cuộc tham khảo ý kiến đầu tiên về bộ Quy tắc Ứng xử trên biển tại thành phố Tô Châu.
Theo ông Oh Ei Sun, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại trường Quan hệ Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, thì Bắc Kinh rốt cuộc kết luận rằng một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển phù hợp với mục tiêu mà chính họ nhắm tới, là đẩy sang một bên các tranh chấp để tập trung vào nỗ lực hợp tác.
Trong khi chờ đợi, Philippines có tới ngày 30 tháng 3, 2014 để đệ trình một biên bản ghi nhớ lên tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để vạch ra những lập luận của họ chống tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời.
Giáo sư Thayer nói nếu Trung Quốc không trả lời, thì tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, Giáo sư Thayer khuyến cáo hiện vẫn chưa biết nội vụ sẽ kết thúc như thế nào, và thế giới còn phải chờ xem.
Nguồn: Thanhniennews, Vnexpress