Thông tấn xã chính thức của nhà nước Trung Quốc đả kích rằng những lời chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ đối với chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông khi ông ghé thăm Việt Nam đầu tuần này là 'khó nghe và không cần thiết'.
Phát biểu tại Hà Nội hôm 16/12, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định bất kỳ tranh chấp nào cũng phải được giải quyết thông qua các định chế quốc tế và đồng thời phản đối các hành động dùng võ lực, cưỡng ép trong tranh chấp chủ quyền.
Bài viết trên Tân Hoa xã hôm 17/12 nói nhiều người ở Trung Quốc lo ngại rằng Washington đã gửi ra một tín hiệu sai lầm có thể khuyến khích vài nước trong khu vực có chính sách liều lĩnh trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Bài bình luận viết rằng ‘những con diều hâu Mỹ’ đã khiến một số nước Đông Nam Á tin vào tình huống thua thiệt trong các mối quan hệ với Trung Quốc khi mô tả Bắc Kinh như một mối đe dọa chung trong khi lịch sử đã chứng minh giao tiếp với Bắc Kinh luôn có lợi. Vẫn theo bài bình luận, sự tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập niên qua đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các nước láng giềng.
Tân Hoa xã nói Bắc Kinh trong những tháng qua đã nỗ lực loại bỏ các vấn đề tranh chấp chủ quyền do lịch sử để lại với các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.
Bài viết dẫn chứng hồi tháng 10 năm nay Trung Quốc đã đề nghị hợp tác chung với Việt Nam và Brunei như bước khởi đầu chiến lược và thực tiễn dẫn tới một sự dàn xếp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền. Sáng kiến hứa hẹn nhiều thu hoạch từ nguồn dầu khí dồi dào dưới biển này có thể giúp gầy dựng sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau cho một giải pháp chung cuộc.
Tác giả bài bình luận kêu gọi Hoa Kỳ nên bớt lo lắng vì giao tiếp xây dựng và hợp tác của Trung Quốc đối với Đông Á rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Bài bình luận nhấn mạnh để đảm bảo một môi trường hợp tác hòa bình trong khu vực, Mỹ cần suy nghĩ tích cực hơn.
Bài viết trên Tân Hoa xã cũng cho rằng Mỹ đã thiếu thận trọng khi tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực, điều có thể lkhiến cho vài nước trong vùng chọn giải pháp đối đầu với Trung Quốc thay vì đối thoại.
Tác giả nói Hoa Kỳ trong tư cách siêu cường quốc trên thế giới, nên tìm cách xua tan ngờ vực và gầy dựng hợp tác về vấn đề Biển Đông, nơi mà tất cả các bên đều dành được lợi ích.
Trong chuyến đi vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ đã loan báo khoản hỗ trợ trị giá 32,5 triệu đô la giúp các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải. Phân nửa số tiền này dành cho Việt Nam giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng. 18 triệu đô la trong ngân khoản cũng sẽ giúp tậu về 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng tuần duyên Việt Nam vào năm tới.
Trong chặng dừng chân ở Philippines, ông Kerry cũng công bố tài trợ 40 triệu đô la giúp Manila bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Dù nói rằng sự hỗ trợ cho Đông Nam Á lần này không nhằm mục đích nhắm tới Trung Quốc, nhưng Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh khoản viện trợ được thiết lập để giúp các nước bảo vệ lãnh hải trước các hành động xâm lấn.
Phát biểu tại Hà Nội hôm 16/12, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định bất kỳ tranh chấp nào cũng phải được giải quyết thông qua các định chế quốc tế và đồng thời phản đối các hành động dùng võ lực, cưỡng ép trong tranh chấp chủ quyền.
Bài viết trên Tân Hoa xã hôm 17/12 nói nhiều người ở Trung Quốc lo ngại rằng Washington đã gửi ra một tín hiệu sai lầm có thể khuyến khích vài nước trong khu vực có chính sách liều lĩnh trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Bài bình luận viết rằng ‘những con diều hâu Mỹ’ đã khiến một số nước Đông Nam Á tin vào tình huống thua thiệt trong các mối quan hệ với Trung Quốc khi mô tả Bắc Kinh như một mối đe dọa chung trong khi lịch sử đã chứng minh giao tiếp với Bắc Kinh luôn có lợi. Vẫn theo bài bình luận, sự tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập niên qua đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các nước láng giềng.
Tân Hoa xã nói Bắc Kinh trong những tháng qua đã nỗ lực loại bỏ các vấn đề tranh chấp chủ quyền do lịch sử để lại với các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.
Bài viết dẫn chứng hồi tháng 10 năm nay Trung Quốc đã đề nghị hợp tác chung với Việt Nam và Brunei như bước khởi đầu chiến lược và thực tiễn dẫn tới một sự dàn xếp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền. Sáng kiến hứa hẹn nhiều thu hoạch từ nguồn dầu khí dồi dào dưới biển này có thể giúp gầy dựng sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau cho một giải pháp chung cuộc.
Tác giả bài bình luận kêu gọi Hoa Kỳ nên bớt lo lắng vì giao tiếp xây dựng và hợp tác của Trung Quốc đối với Đông Á rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Bài bình luận nhấn mạnh để đảm bảo một môi trường hợp tác hòa bình trong khu vực, Mỹ cần suy nghĩ tích cực hơn.
Bài viết trên Tân Hoa xã cũng cho rằng Mỹ đã thiếu thận trọng khi tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực, điều có thể lkhiến cho vài nước trong vùng chọn giải pháp đối đầu với Trung Quốc thay vì đối thoại.
Tác giả nói Hoa Kỳ trong tư cách siêu cường quốc trên thế giới, nên tìm cách xua tan ngờ vực và gầy dựng hợp tác về vấn đề Biển Đông, nơi mà tất cả các bên đều dành được lợi ích.
Trong chuyến đi vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ đã loan báo khoản hỗ trợ trị giá 32,5 triệu đô la giúp các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải. Phân nửa số tiền này dành cho Việt Nam giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng. 18 triệu đô la trong ngân khoản cũng sẽ giúp tậu về 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng tuần duyên Việt Nam vào năm tới.
Trong chặng dừng chân ở Philippines, ông Kerry cũng công bố tài trợ 40 triệu đô la giúp Manila bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Dù nói rằng sự hỗ trợ cho Đông Nam Á lần này không nhằm mục đích nhắm tới Trung Quốc, nhưng Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh khoản viện trợ được thiết lập để giúp các nước bảo vệ lãnh hải trước các hành động xâm lấn.