LONDON —
-Somalia
-Bắc Triều Tiên
-Afghanistan
-Sudan
-Nam Sudan
-Libya
Nguồn: Minh bạch Quốc tế
Somalia là nước tham nhũng nhất trên thế giới, theo chỉ số mới nhất được đưa ra bởi tổ chức theo dõi tham nhũng có trụ sở tại Berlin, tổ chức Minh Bạch Quốc Tế. Tổ chức này đã thực hiện thăm dò trên hàng ngàn người tại 177 quốc gia về nhận thức của họ về tham nhũng. Kết quả cho thấy có sự tiến triển mạnh mẽ ở vài quốc gia châu Phi, thế nhưng mức độ hối lộ rất cao và sự lạm dụng quyền lực lại đang diễn ra ở những nước đang có xung đột như Syria và Afghanistan. Thông tín viên Henry Ridgwell tường thuật cho VOA từ London.
Somalia, Afghanishtan và Bắc Triều Tiên, mỗi nước chỉ được 8/100 điểm trong bảng chỉ số nhận thức tham nhũng 2013 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, trong đó 100 điểm là hoàn toàn không có tham nhũng.
Bản báo cáo được công bố hôm thứ Ba, chỉ một ngày sau khi các nhà lập pháp ở Mogadishu bỏ phiếu để lật đổ chính quyền Somalia, sau một cuộc đấu đá kịch liệt vì các cáo buộc về nạn bè phái và gia đình trị. Chính quyền Somalia hiện đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của những phiến quân Hồi giáo al-Shabab.
Những quốc gia biểu hiện tệ nhất thường là những nước đang xảy ra xung đột, ông Robert Barrington, giám đốc điều hành của tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết.
"Nếu bạn nhìn vào những chính phủ có chỉ số minh bạch thấp, đặc biệt, bạn sẽ thấy là họ hoàn toàn thiếu tinh thần trách nhiệm. Các cơ chế của đất nước đó đang tan rã. Và chính vì vậy mà công dân phải gánh chịu đau khổ."
Syria, với một cuộc nội chiến kéo dài, đã trượt xuống rất nhiều trong bảng chỉ số tham nhũng và được xếp thứ 10 tính từ dưới lên. Iraq, cũng đang đối diện với bạo lực, cũng đứng trong số 10 nước tệ nhất. Tương tự như vậy là Afghanistan.
Ukraina xếp hạng 144 trong bảng chỉ số, tệ nhất trong khu vực bao gồm châu Âu, Nga và phần lớn các nước thuộc Xô Viết cũ. Trong những ngày gần đây, những người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường để đòi tổ chức một cuộc bầu cử mới.
Ông Robert Barrington của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế:
"Ở nhiều quốc gia, hầu hết các quốc gia, điều bạn hy vọng khi đến sở cảnh sát là họ sẽ là đồng minh của bạn để chống lại tội phạm. Thế nhưng ở nhiều nước, bạn thực sự cảm thấy họ là kẻ thù của bạn trong cuộc chiến chống tội phạm. Bản thân họ chính là tội phạm."
Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện tích cực. Ông Barrington cho biết.
"Rwanda là một trường hợp đặc biệt thú vị bởi vì trước đây nước này thể hiện rất kém trong nhiều năm liền, nhưng đã có sự nỗ lực của chính phủ chống lại tham nhũng, bây giờ là lúc gặt hái kết quả."
Chỉ một thập niên trước, Liberia đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Hiện nay kinh tế nước này đang lên, với mức tăng trường GDP hơn 10% trong năm 2012. Liberia đứng thứ 83 trong số 177 nước trong bảng xếp hạng nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Điều đó rất tốt so với nhiều nước châu Phi, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng tham nhũng vẫn còn níu chân quốc gia này.
Ðó là tiếng của bà Robtel Pailey khi bà đọc cuốn sách thiếu nhi mà bà viết về tham nhũng, có tiêu đề là “Gbagba”, hay là “Thủ đoạn gian trá”. Bà là một thủ thư quốc gia và là học giả của trường đại học London về chuyên ngành Ðông phương và châu Phi. Bà cho rằng thế hệ trẻ cần phải nhận thức được vấn đề.
"Trong lĩnh vực tư nhân, điều đó xảy ra ở các khu chợ. Nó xảy ra ở trong trường học, trong chính phủ. Vì thế, tôi vẫn chắc chắn rằng nó đang cố thủ, và tôi nghĩ đây là hiện tượng phổ biến, là mọi người chấp nhận là nó đang cố thủ."
Bà Pailey cho rằng việc loại bỏ tham nhũng đòi hỏi phải thay đổi cách suy nghĩ.
"Tôi cho rằng trong nhiều cách khác nhau người Liberia nghĩ là tham nhũng là một một cách để đi tắt trước cơ chế, một cách qua mặt cơ chế."
Những quốc gia thể hiện tốt nhất trong bảng chỉ số 2013 là New Zealand và Ðan Mạch, cùng với các nước Bắc Âu, vốn luôn là những quốc gia ít tham nhũng nhất. Hoa Kỳ đứng hạng thứ 19. Việt nam xếp hạng 116 trong lúc Singapore xếp hạng 5. Thứ hạng của Lào và Campuchia lần lượt là 140 và 160 trong khi Trung Quốc xếp hạng 80.
Các nước tham nhũng nhất thế giới
Các nước tham nhũng nhất thế giới:-Somalia
-Bắc Triều Tiên
-Afghanistan
-Sudan
-Nam Sudan
-Libya
Nguồn: Minh bạch Quốc tế
Somalia, Afghanishtan và Bắc Triều Tiên, mỗi nước chỉ được 8/100 điểm trong bảng chỉ số nhận thức tham nhũng 2013 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, trong đó 100 điểm là hoàn toàn không có tham nhũng.
Bản báo cáo được công bố hôm thứ Ba, chỉ một ngày sau khi các nhà lập pháp ở Mogadishu bỏ phiếu để lật đổ chính quyền Somalia, sau một cuộc đấu đá kịch liệt vì các cáo buộc về nạn bè phái và gia đình trị. Chính quyền Somalia hiện đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của những phiến quân Hồi giáo al-Shabab.
Những quốc gia biểu hiện tệ nhất thường là những nước đang xảy ra xung đột, ông Robert Barrington, giám đốc điều hành của tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết.
"Nếu bạn nhìn vào những chính phủ có chỉ số minh bạch thấp, đặc biệt, bạn sẽ thấy là họ hoàn toàn thiếu tinh thần trách nhiệm. Các cơ chế của đất nước đó đang tan rã. Và chính vì vậy mà công dân phải gánh chịu đau khổ."
Syria, với một cuộc nội chiến kéo dài, đã trượt xuống rất nhiều trong bảng chỉ số tham nhũng và được xếp thứ 10 tính từ dưới lên. Iraq, cũng đang đối diện với bạo lực, cũng đứng trong số 10 nước tệ nhất. Tương tự như vậy là Afghanistan.
Ukraina xếp hạng 144 trong bảng chỉ số, tệ nhất trong khu vực bao gồm châu Âu, Nga và phần lớn các nước thuộc Xô Viết cũ. Trong những ngày gần đây, những người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường để đòi tổ chức một cuộc bầu cử mới.
Ông Robert Barrington của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế:
"Ở nhiều quốc gia, hầu hết các quốc gia, điều bạn hy vọng khi đến sở cảnh sát là họ sẽ là đồng minh của bạn để chống lại tội phạm. Thế nhưng ở nhiều nước, bạn thực sự cảm thấy họ là kẻ thù của bạn trong cuộc chiến chống tội phạm. Bản thân họ chính là tội phạm."
Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện tích cực. Ông Barrington cho biết.
"Rwanda là một trường hợp đặc biệt thú vị bởi vì trước đây nước này thể hiện rất kém trong nhiều năm liền, nhưng đã có sự nỗ lực của chính phủ chống lại tham nhũng, bây giờ là lúc gặt hái kết quả."
Chỉ một thập niên trước, Liberia đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Hiện nay kinh tế nước này đang lên, với mức tăng trường GDP hơn 10% trong năm 2012. Liberia đứng thứ 83 trong số 177 nước trong bảng xếp hạng nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Điều đó rất tốt so với nhiều nước châu Phi, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng tham nhũng vẫn còn níu chân quốc gia này.
Ðó là tiếng của bà Robtel Pailey khi bà đọc cuốn sách thiếu nhi mà bà viết về tham nhũng, có tiêu đề là “Gbagba”, hay là “Thủ đoạn gian trá”. Bà là một thủ thư quốc gia và là học giả của trường đại học London về chuyên ngành Ðông phương và châu Phi. Bà cho rằng thế hệ trẻ cần phải nhận thức được vấn đề.
"Trong lĩnh vực tư nhân, điều đó xảy ra ở các khu chợ. Nó xảy ra ở trong trường học, trong chính phủ. Vì thế, tôi vẫn chắc chắn rằng nó đang cố thủ, và tôi nghĩ đây là hiện tượng phổ biến, là mọi người chấp nhận là nó đang cố thủ."
Bà Pailey cho rằng việc loại bỏ tham nhũng đòi hỏi phải thay đổi cách suy nghĩ.
"Tôi cho rằng trong nhiều cách khác nhau người Liberia nghĩ là tham nhũng là một một cách để đi tắt trước cơ chế, một cách qua mặt cơ chế."
Những quốc gia thể hiện tốt nhất trong bảng chỉ số 2013 là New Zealand và Ðan Mạch, cùng với các nước Bắc Âu, vốn luôn là những quốc gia ít tham nhũng nhất. Hoa Kỳ đứng hạng thứ 19. Việt nam xếp hạng 116 trong lúc Singapore xếp hạng 5. Thứ hạng của Lào và Campuchia lần lượt là 140 và 160 trong khi Trung Quốc xếp hạng 80.