Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Phóng viên Không biên giới (RSF) lên án việc công an Việt Nam dùng võ lực chống lại những blogger tham gia cuộc Dã ngoại Nhân quyền hôm 5/5 tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, và Nha Trang theo lời kêu gọi của Công dân Tự do trên mạng internet.
Trong thông cáo báo chí ngày 8/5, RSF nhấn mạnh họ rất bất bình khi thấy tình trạng bạo lực không thể chấp nhận này dường như là cách ứng phó tự động và có hệ thống của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bất kỳ ai muốn thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm.
RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam phải có biện pháp kỷ luật mạnh tay đối với các công an chịu trách nhiệm gây ra tình trạng bạo lực này.
Các buổi Dã ngoại Nhân quyền lần đầu tiên tại Việt Nam hôm 5/5 kết thúc bằng các cuộc bắt bớ, trấn áp tại công viên 30/4 ở Sài Gòn. Nhiều người bị đưa về đồn công an và bị hành hung, trong số này có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, Vũ Quốc Anh.
Một vụ hành hung nghiêm trọng tiếp theo xảy ra với gia đình blogger Hoàng Vi hôm 6/5 ngay trước trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú khi cô cùng người thân và bạn bè trở lại đòi tài sản bị công an tịch thu trái phép trong vụ bắt giữ hôm trước. Tất cả nạn nhân, đa số là phụ nữ, bị nhóm người thường được mô tả là “quần chúng tự phát” đả thương vào mặt và đầu trước sự chứng kiến của công an mà không hề được can thiệp và bảo vệ.
Bị truy đuổi và bị ngăn không cho vào bệnh viện Tân Phú cấp cứu, nhóm của Vi đã chạy đến Văn phòng Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để tìm sự bảo vệ và được trưởng Văn phòng, Linh mục Đinh Hữu Thoại, tiếp nhận.
Linh mục Thoại mô tả tình trạng của các nạn nhân mà ông tận mắt chứng kiến sau vụ hành hung:
“Tôi chứng kiến cảnh thương tích. Mặt mũi bà Cúc (mẹ Hoàng Vi) bơ phờ, bị phỏng trên tráng. Hoàng Vi bị hoảng loạn tinh thần. Đặc biệt Thảo Chi (em Vi) răng gãy, máu mũi chảy ra lem luốc ướt cả cái áo thun. Anh Thi bị cục u trên đầu rất rõ. Cho nên, chúng tôi phải quyết định đưa đi cấp cứu ở bệnh viện quận 3. Chính tôi đưa đi vì tôi cũng lo sợ trên đường đi có thể an ninh vẫn tiếp tục đi theo quấy rối. Cho nên tôi trực tiếp đưa họ ra bệnh viện quận 3 để cấp cứu.”
Linh mục Thoại đã làm đơn tố giác tội phạm và phản đối hành vi xâm phạm tính mạng công dân, yêu cầu Công an và Viện Kiểm sát thành phố xử lý những kẻ phạm pháp và tiếp tay cho tội ác.
Linh mục Thoại:
“Lãnh đạo Công an hay Viện kiểm sát nhân dân thành phố mà không làm rõ việc này thì người ta sẽ thấy rõ bản chất của xã hội, của chính quyền này là cái gì. Trong hoàn cảnh của Việt Nam không an toàn, sự an ninh của người dân không được bảo đảm, tình trạng vi phạm pháp luật của giới công quyền rất lộ liễu và kéo dài lâu năm rồi. Cho nên khi người dân gặp khó khăn, họ không dám chạy vô những cơ quan bảo vệ dân như công an, mà họ chỉ cảm thấy an toàn khi chạy vô nhà thờ. Nó sẽ phơi bày ra với thế giới bên ngoài một đất nước không an bình. Ngay chính lực lượng bảo vệ dân lại quay qua đánh đập dân, xúc phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của họ nữa.”
Giới hữu trách Việt Nam và hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát trong nước không lên tiếng về sự kiện Dã ngoại Nhân quyền và về việc những người tham gia bị bắt bớ, hành hung.
Blogger Châu Văn Thi, một trong những nạn nhân bị hành hung, nêu thắc mắc về lý do Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi lại ra tay trấn áp những người tham gia Dã ngoại để trao đổi và tìm hiểu về Nhân quyền, một sinh hoạt lành mạnh và cũng là quyền hợp pháp của con người.
Trong khi đó, các Công dân Tự do tiếp tục kêu gọi mọi người công khai phổ biến Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Thông báo được loan truyền trên các trang mạng xã hội nói: “Việc thể hiện Quyền Làm Người tại Việt Nam dù ở hình thức đơn giản nhất thông qua một cuộc dã ngoại cũng đã phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, trong đó, có cả máu và nước mắt.” Chính vì vậy, nhóm Công dân Tự do đề nghị mọi người hãy cùng nhau quảng bá Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại những nơi công cộng vào ngày Chủ nhật 12/5 tới đây.
Trong thông cáo báo chí ngày 8/5, RSF nhấn mạnh họ rất bất bình khi thấy tình trạng bạo lực không thể chấp nhận này dường như là cách ứng phó tự động và có hệ thống của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bất kỳ ai muốn thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm.
RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam phải có biện pháp kỷ luật mạnh tay đối với các công an chịu trách nhiệm gây ra tình trạng bạo lực này.
Các buổi Dã ngoại Nhân quyền lần đầu tiên tại Việt Nam hôm 5/5 kết thúc bằng các cuộc bắt bớ, trấn áp tại công viên 30/4 ở Sài Gòn. Nhiều người bị đưa về đồn công an và bị hành hung, trong số này có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, Vũ Quốc Anh.
Một vụ hành hung nghiêm trọng tiếp theo xảy ra với gia đình blogger Hoàng Vi hôm 6/5 ngay trước trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú khi cô cùng người thân và bạn bè trở lại đòi tài sản bị công an tịch thu trái phép trong vụ bắt giữ hôm trước. Tất cả nạn nhân, đa số là phụ nữ, bị nhóm người thường được mô tả là “quần chúng tự phát” đả thương vào mặt và đầu trước sự chứng kiến của công an mà không hề được can thiệp và bảo vệ.
Your browser doesn’t support HTML5
Linh mục Thoại mô tả tình trạng của các nạn nhân mà ông tận mắt chứng kiến sau vụ hành hung:
“Tôi chứng kiến cảnh thương tích. Mặt mũi bà Cúc (mẹ Hoàng Vi) bơ phờ, bị phỏng trên tráng. Hoàng Vi bị hoảng loạn tinh thần. Đặc biệt Thảo Chi (em Vi) răng gãy, máu mũi chảy ra lem luốc ướt cả cái áo thun. Anh Thi bị cục u trên đầu rất rõ. Cho nên, chúng tôi phải quyết định đưa đi cấp cứu ở bệnh viện quận 3. Chính tôi đưa đi vì tôi cũng lo sợ trên đường đi có thể an ninh vẫn tiếp tục đi theo quấy rối. Cho nên tôi trực tiếp đưa họ ra bệnh viện quận 3 để cấp cứu.”
Linh mục Thoại:
“Lãnh đạo Công an hay Viện kiểm sát nhân dân thành phố mà không làm rõ việc này thì người ta sẽ thấy rõ bản chất của xã hội, của chính quyền này là cái gì. Trong hoàn cảnh của Việt Nam không an toàn, sự an ninh của người dân không được bảo đảm, tình trạng vi phạm pháp luật của giới công quyền rất lộ liễu và kéo dài lâu năm rồi. Cho nên khi người dân gặp khó khăn, họ không dám chạy vô những cơ quan bảo vệ dân như công an, mà họ chỉ cảm thấy an toàn khi chạy vô nhà thờ. Nó sẽ phơi bày ra với thế giới bên ngoài một đất nước không an bình. Ngay chính lực lượng bảo vệ dân lại quay qua đánh đập dân, xúc phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của họ nữa.”
Giới hữu trách Việt Nam và hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát trong nước không lên tiếng về sự kiện Dã ngoại Nhân quyền và về việc những người tham gia bị bắt bớ, hành hung.
Blogger Châu Văn Thi, một trong những nạn nhân bị hành hung, nêu thắc mắc về lý do Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi lại ra tay trấn áp những người tham gia Dã ngoại để trao đổi và tìm hiểu về Nhân quyền, một sinh hoạt lành mạnh và cũng là quyền hợp pháp của con người.
Trong khi đó, các Công dân Tự do tiếp tục kêu gọi mọi người công khai phổ biến Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Thông báo được loan truyền trên các trang mạng xã hội nói: “Việc thể hiện Quyền Làm Người tại Việt Nam dù ở hình thức đơn giản nhất thông qua một cuộc dã ngoại cũng đã phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, trong đó, có cả máu và nước mắt.” Chính vì vậy, nhóm Công dân Tự do đề nghị mọi người hãy cùng nhau quảng bá Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại những nơi công cộng vào ngày Chủ nhật 12/5 tới đây.