Hôm 30/4, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (gọi tắt là USCIRF) công bố phúc trình thường niên, đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam và 6 nước khác, vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC).
Phúc trình năm 2013 của Ủy hội Tự Do Tôn giáo Quốc Tế nêu lên lý do của đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:
“Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo. Hà Nội sử dụng lực lượng đặc nhiệm công an tôn giáo và áp dụng các luật mơ hồ về an ninh quốc gia để trấn áp các hoạt động tôn giáo độc lập, kể cả Phật Giáo, Tin Lành, Hoà Hảo và Cao Đài, đồng thời tìm cách chặn đứng sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trong các dân tộc thiểu số qua hình thức kỳ thị, bạo lực và cưỡng bức bỏ đạo.”
Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ VOA, Tiến sĩ Scott Flipse nói tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ cải thiện nếu Việt Nam định chế hóa một số quyền tự do.
“Tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do lập hội, nếu xảy ra tại Việt Nam và nếu các quyền tự do ấy được bảo vệ thì Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn. Đó là những quyền tự do mà chúng ta cần nỗ lực làm việc để cải thiện cùng lúc, bởi vì chúng liên kết chặt chẽ với nhau.”
Giải đáp thắc mắc về việc Việt Nam luôn luôn khẳng định có đầy đủ luật pháp để cho phép người dân được hành sử các quyền tự do mà ông vừa nêu lên, Tiến sĩ Scott Flipse nói:
“Đúng, Việt Nam có rất nhiều luật lệ, nhưng xã hội Việt Nam là một xã hội pháp trị, chứ không phải là một xã hội pháp quyền, điều đó có nghĩa là các yếu tố chính trị hay quan niệm về nhu cầu an ninh quốc gia chiếm thế thượng phong những điều khoản bảo vệ các quyền tự do được ghi trong Hiến Pháp. Thế cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta phải tiếp tục chuyển hướng, từ một xã hội pháp trị sang một xã hội cai trị bằng luật pháp, luật pháp là tối thượng”.
Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm của các quan hệ Mỹ-Việt, kể cả với chiến lược và an ninh.
“Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo.”
Tiến sĩ Scott Flipse nói Việt Nam hành động nhanh chóng để cải thiện pháp quyền khi Việt Nam muốn gia tăng xuất khẩu, nhưng lại trì hoãn việc cải thiện nhân quyền, dân quyền và quyền chính trị, bởi vì họ lo sợ các quyền ấy có thể động chạm tới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản phúc trình của USCIRF nêu ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, như vụ đàn áp Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, bỏ tù các thanh niên Công Giáo, đàn áp và bỏ tù những những người Hmong và Thiểu Số Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, kiểm soát các hoạt động của Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, tịch thu đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo, và tại một số nơi, bắt các tín đồ phải bỏ đạo.
Bản phúc trình của USCIRF nêu lên Nghị Định 92 (92/2012/NĐ-CP) về Tôn Giáo của Việt Nam, nói rằng đây là một bước thụt lùi sẽ tạo nhiều khó khăn cho các nhóm tôn giáo đang hoạt động không chính thức.
Phúc trình của USCIRF nói tình hình tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng lâm nguy vì sự hiện diện của điều mà tác giả của phúc trình gọi là “các lực gây bất ổn”, như sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đi kèm với những hành động hay thiếu hành động của các chính quyền.
Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế là một ủy ban độc lập do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để theo dõi tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, ủy ban này có nhiệm vụ đề nghị nên đưa nước nào vào danh sách các nước đáng quan tâm về nhân quyền, gọi tắt là CPC.
Ngoài Việt Nam, 6 nước khác cũng bị Ủy Hội đề nghị đưa vào Danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo gồm có: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Sudan và Uzbekistan.
Phúc trình năm 2013 của Ủy hội Tự Do Tôn giáo Quốc Tế nêu lên lý do của đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:
“Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo. Hà Nội sử dụng lực lượng đặc nhiệm công an tôn giáo và áp dụng các luật mơ hồ về an ninh quốc gia để trấn áp các hoạt động tôn giáo độc lập, kể cả Phật Giáo, Tin Lành, Hoà Hảo và Cao Đài, đồng thời tìm cách chặn đứng sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trong các dân tộc thiểu số qua hình thức kỳ thị, bạo lực và cưỡng bức bỏ đạo.”
Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ VOA, Tiến sĩ Scott Flipse nói tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ cải thiện nếu Việt Nam định chế hóa một số quyền tự do.
“Tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do lập hội, nếu xảy ra tại Việt Nam và nếu các quyền tự do ấy được bảo vệ thì Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn. Đó là những quyền tự do mà chúng ta cần nỗ lực làm việc để cải thiện cùng lúc, bởi vì chúng liên kết chặt chẽ với nhau.”
Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo...Phúc trình thường niên của USCIRF.
“Đúng, Việt Nam có rất nhiều luật lệ, nhưng xã hội Việt Nam là một xã hội pháp trị, chứ không phải là một xã hội pháp quyền, điều đó có nghĩa là các yếu tố chính trị hay quan niệm về nhu cầu an ninh quốc gia chiếm thế thượng phong những điều khoản bảo vệ các quyền tự do được ghi trong Hiến Pháp. Thế cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta phải tiếp tục chuyển hướng, từ một xã hội pháp trị sang một xã hội cai trị bằng luật pháp, luật pháp là tối thượng”.
Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm của các quan hệ Mỹ-Việt, kể cả với chiến lược và an ninh.
“Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo.”
Tiến sĩ Scott Flipse nói Việt Nam hành động nhanh chóng để cải thiện pháp quyền khi Việt Nam muốn gia tăng xuất khẩu, nhưng lại trì hoãn việc cải thiện nhân quyền, dân quyền và quyền chính trị, bởi vì họ lo sợ các quyền ấy có thể động chạm tới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản phúc trình của USCIRF nêu ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, như vụ đàn áp Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, bỏ tù các thanh niên Công Giáo, đàn áp và bỏ tù những những người Hmong và Thiểu Số Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, kiểm soát các hoạt động của Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, tịch thu đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo, và tại một số nơi, bắt các tín đồ phải bỏ đạo.
Bản phúc trình của USCIRF nêu lên Nghị Định 92 (92/2012/NĐ-CP) về Tôn Giáo của Việt Nam, nói rằng đây là một bước thụt lùi sẽ tạo nhiều khó khăn cho các nhóm tôn giáo đang hoạt động không chính thức.
Phúc trình của USCIRF nói tình hình tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng lâm nguy vì sự hiện diện của điều mà tác giả của phúc trình gọi là “các lực gây bất ổn”, như sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đi kèm với những hành động hay thiếu hành động của các chính quyền.
Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế là một ủy ban độc lập do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để theo dõi tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, ủy ban này có nhiệm vụ đề nghị nên đưa nước nào vào danh sách các nước đáng quan tâm về nhân quyền, gọi tắt là CPC.
Ngoài Việt Nam, 6 nước khác cũng bị Ủy Hội đề nghị đưa vào Danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo gồm có: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Sudan và Uzbekistan.