BẮC KINH —
- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Hai nền kinh tế lớn nhất Á châu, Trung Quốc và Nhật Bản, bày tỏ lo ngại về vụ chính phủ đóng cửa ở Washington và về việc Quốc hội có thể không nâng mức trần nợ, làm cho nước Mỹ vỡ nợ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA có bài tường thuật về tác động của một vụ vỡ nợ đối với hai nước chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Tài chính ở Nhật Bản và Trung Quốc đã trình bày với các giới chức Mỹ, cả ở chốn công khai lẫn nơi riêng tư, về sự lo ngại của họ đối với những tác động mà vụ tranh chấp ở Washington có thể gây ra cho các khoản đầu tư của họ vào trái phiếu của Mỹ và những sự tổn hại có thể có đối với kinh tế của nước họ.
Theo các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Nhật Bản sở hữu 1.135 tỉ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ và Trung Quốc sở hữu nhiều hơn chút đỉnh với con số 1,277 tỉ.
Phát biểu ngày hôm thứ ba tại một cuộc họp báo thường lệ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso hối thúc các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington giải quyết vụ tranh chấp trước thời hạn chót là ngày 17 tháng 10, khi Hoa Kỳ đối mặt với rủi ro vỡ nợ.
Hôm thứ hai, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu hối thúc các nhà lãnh đạo Mỹ học hỏi từ các bài học của quá khứ. Ông nhắc lại sự kiện là trong vụ tranh chấp lần trước về mức trần nợ vào năm 2011, công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã hạ thấp thứ hạng tín dụng của Mỹ. Ông Chu nói thêm như sau.
"Hoa Kỳ biết rõ mối quan tâm của Trung Quốc đối với vụ bế tắc Tài chính này. Trung Quốc cũng biết được là Tổng thống Obama và bộ trưởng Tài chính cùng với các cơ quan khác trong chính phủ hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của tình hình hiện nay và đang áp dụng các biện pháp để tránh xảy ra tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không còn nhiều thiều giờ nữa."
Ông Tống Hồng, một kinh tế gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết không phải chỉ có giá trái phiếu Mỹ mới bị ảnh hưởng nếu vụ tranh chấp không được giải quyết.
"Nếu mức trần nợ không được điều chỉnh, tôi nghĩ rằng nó sẽ có một ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định của thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ có liên hệ trực tiếp với vị thế quốc tế và giá trị của đồng đô la Mỹ. Một tình huống như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn -không phải chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà ảnh hưởng tới kinh tế của cả thế giới, bởi vì đồng đô la Mỹ là một chỉ tệ toàn cầu."
Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và bất kỳ tác động nào đối với giá đô la Mỹ cũng đều phương hại tới sức cạnh tranh mậu dịch của họ. Sức cạnh tranh đó đã giúp cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe làm cho kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong những tháng gần đây.
Trung Quốc cũng cần sự ổn định kinh tế trong lúc tăng trưởng của họ bị chậm lại. Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuẩn bị đưa ra nhiều biện pháp cải cách kinh tế tại Hộïi nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 11. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu.
Ông Frederick Neumann, đồng giám đốc Phòng Kinh tế Á châu của Ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, cho biết mối lo ngại lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là một vụ vỡ nợ ở Mỹ sẽ làm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này một lần nữa lâm vào tình trạng suy thoái.
"Và điều đó sẽ gây thương tổn cho Trung Quốc vì xuất khẩu sang Mỹ sẽ chậm lại và nếu như vậy thì chính phủ sẽ phải thực hiện thêm những biện pháp kích cầu để giúp cho kinh tế Trung Quốc ứng phó với tác động của vụ vỡ nợ ở Mỹ. Nhưng các giới chức Trung Quốc hiện nay không hề muốn đưa thêm biện pháp kích cầu nào vào nền kinh tế."
Tuy nhiên, ông Neumann nói rằng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ là nước bị thiệt hại nhiều nhất, vì Trung Quốc không phải là nước nắm giữ đa số nợ của Mỹ.
"Phần lớn nợ của Mỹ vẫn còn được nắm giữ bên trong nước Mỹ bởi các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng và các tổ chức Tài chính khác. Cho nên khi chính phủ Mỹ không thanh toán trái phiếu đúng hạn, điều đó sẽ gây thương tổn cho người tiết kiệm ở Mỹ cũng như cho những người tiết kiệm ở nước ngoài."
Trong lúc vụ đối đầu bước vào tuần lễ thứ nhì và hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa, không ai biết chắc là có thể có được một sự đột phá hay không và nếu có thì khi nào. Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc cho biết họ muốn mức trần nợ được tăng với mức đủ lớn vào lúc này để khỏi phải nâng một lần nữa vào cuối năm tới. Nhưng phát ngôn viên Jay Carney nói rằng Tòa Bạch Ốc chưa loại bỏ bất kỳ khả năng nào đối với vấn đề quốc hội muốn cứu xét tới việc nâng mức trần nợ trong một khoảng thời gian bao lâu.
Giới hạn trần nợ của Mỹ
Giới hạn trần nợ của Mỹ- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Các nhà lãnh đạo Tài chính ở Nhật Bản và Trung Quốc đã trình bày với các giới chức Mỹ, cả ở chốn công khai lẫn nơi riêng tư, về sự lo ngại của họ đối với những tác động mà vụ tranh chấp ở Washington có thể gây ra cho các khoản đầu tư của họ vào trái phiếu của Mỹ và những sự tổn hại có thể có đối với kinh tế của nước họ.
Theo các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Nhật Bản sở hữu 1.135 tỉ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ và Trung Quốc sở hữu nhiều hơn chút đỉnh với con số 1,277 tỉ.
Phát biểu ngày hôm thứ ba tại một cuộc họp báo thường lệ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso hối thúc các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington giải quyết vụ tranh chấp trước thời hạn chót là ngày 17 tháng 10, khi Hoa Kỳ đối mặt với rủi ro vỡ nợ.
Hôm thứ hai, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu hối thúc các nhà lãnh đạo Mỹ học hỏi từ các bài học của quá khứ. Ông nhắc lại sự kiện là trong vụ tranh chấp lần trước về mức trần nợ vào năm 2011, công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã hạ thấp thứ hạng tín dụng của Mỹ. Ông Chu nói thêm như sau.
"Hoa Kỳ biết rõ mối quan tâm của Trung Quốc đối với vụ bế tắc Tài chính này. Trung Quốc cũng biết được là Tổng thống Obama và bộ trưởng Tài chính cùng với các cơ quan khác trong chính phủ hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của tình hình hiện nay và đang áp dụng các biện pháp để tránh xảy ra tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không còn nhiều thiều giờ nữa."
Ông Tống Hồng, một kinh tế gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết không phải chỉ có giá trái phiếu Mỹ mới bị ảnh hưởng nếu vụ tranh chấp không được giải quyết.
"Nếu mức trần nợ không được điều chỉnh, tôi nghĩ rằng nó sẽ có một ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định của thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ có liên hệ trực tiếp với vị thế quốc tế và giá trị của đồng đô la Mỹ. Một tình huống như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn -không phải chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc mà ảnh hưởng tới kinh tế của cả thế giới, bởi vì đồng đô la Mỹ là một chỉ tệ toàn cầu."
Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và bất kỳ tác động nào đối với giá đô la Mỹ cũng đều phương hại tới sức cạnh tranh mậu dịch của họ. Sức cạnh tranh đó đã giúp cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe làm cho kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong những tháng gần đây.
Trung Quốc cũng cần sự ổn định kinh tế trong lúc tăng trưởng của họ bị chậm lại. Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuẩn bị đưa ra nhiều biện pháp cải cách kinh tế tại Hộïi nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 11. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu.
Ông Frederick Neumann, đồng giám đốc Phòng Kinh tế Á châu của Ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, cho biết mối lo ngại lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là một vụ vỡ nợ ở Mỹ sẽ làm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này một lần nữa lâm vào tình trạng suy thoái.
"Và điều đó sẽ gây thương tổn cho Trung Quốc vì xuất khẩu sang Mỹ sẽ chậm lại và nếu như vậy thì chính phủ sẽ phải thực hiện thêm những biện pháp kích cầu để giúp cho kinh tế Trung Quốc ứng phó với tác động của vụ vỡ nợ ở Mỹ. Nhưng các giới chức Trung Quốc hiện nay không hề muốn đưa thêm biện pháp kích cầu nào vào nền kinh tế."
Tuy nhiên, ông Neumann nói rằng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ là nước bị thiệt hại nhiều nhất, vì Trung Quốc không phải là nước nắm giữ đa số nợ của Mỹ.
"Phần lớn nợ của Mỹ vẫn còn được nắm giữ bên trong nước Mỹ bởi các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng và các tổ chức Tài chính khác. Cho nên khi chính phủ Mỹ không thanh toán trái phiếu đúng hạn, điều đó sẽ gây thương tổn cho người tiết kiệm ở Mỹ cũng như cho những người tiết kiệm ở nước ngoài."
Trong lúc vụ đối đầu bước vào tuần lễ thứ nhì và hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa, không ai biết chắc là có thể có được một sự đột phá hay không và nếu có thì khi nào. Hôm thứ hai, Tòa Bạch Ốc cho biết họ muốn mức trần nợ được tăng với mức đủ lớn vào lúc này để khỏi phải nâng một lần nữa vào cuối năm tới. Nhưng phát ngôn viên Jay Carney nói rằng Tòa Bạch Ốc chưa loại bỏ bất kỳ khả năng nào đối với vấn đề quốc hội muốn cứu xét tới việc nâng mức trần nợ trong một khoảng thời gian bao lâu.