Vào lúc cuộc khủng hoảng chính trị Hoa Kỳ về việc cấp ngân khoản cho chính phủ liên bang bước vào tuần lễ thứ nhì, một số chuyên gia phân tích đang nêu thắc mắc phải chăng tình trạng bế tắc và rối loạn chức năng gây tê liệt đã trở thành “chuyện bình thường mới” trong chính sự Mỹ.
Vào lúc việc chính phủ đóng cửa kéo dài ở Washington, sự bất bình trong số những nhân vật chính ở cả hai bên dường như ngày càng tăng.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner hy vọng việc đóng cửa cuối cùng sẽ đưa Tổng thống Barack Obama và các đồng minh trong đảng Dân chủ của ông đến bàn thương nghị về các vấn đề trong đó có luật bảo hiểm y tế của tổng thống và vấn đề công chi nói chung.
Ông Boehner nói: “Ðây không phải là một trò chơi vớ vẩn nào đó! Tôi chỉ yêu cầu chúng ta hãy ngồi xuống như dân chúng Mỹ trông đợi và nói chuyện với nhau.”
Nhưng phía đảng Dân chủ, kể cả Tổng thống Obama, tiếp tục chống lại, tức giận rằng một phe nhóm những đảng viên Cộng hòa bảo thủ ở Hạ viện sẵn sàng đóng cửa chính phủ liên bang với hy vọng buộc Tòa Bạch Ốc phải nhượng bộ.
Tổng thống Obama nói: “Ta không thuơng nghị bằng cách kề súng lên đầu người khác. Hay tệ hơn nữa là kề súng lên đầu dân chúng Mỹ bằng cách đe dọa đóng cửa chính phủ.”
Luật bảo hiểm y tế, còn được gọi là Obamacare, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010. Ðảng Cộng hòa đã tìm cách và thất bại nhiều lần nhằm ngăn chặn hoặc không chuẩn chi cho bộ luật đó. Nó cũng trở thành lời kêu gọi tập hợp cho các nhóm Tea Party bảo thủ trên khắp nước, các nhóm mà các nhà lập pháp Cộng Hoà nay dựa vào để đắc cử.
Chuyên gia phân tích Larry Sabato của trường Ðại học Virginia cho rằng có thể lần theo vết cuộc tranh đấu tiếp tục về luật bảo hiểm y tế của tổng thống từ sự kiện nó được thông qua tại Hạ viện chỉ qua các lá phiếu của đảng Dân chủ.
Ông Sabato phân tích: “Khi có sự chia rẽ đảng phái loại này về một chương trình rộng lớn như Obamacare, thì điều chắc chắn là sẽ có sự chia rẽ đảng phái liên tục. Ðấy là chưa kể những gì đảng Cộng Hòa đang làm hiện nay. Ðơn giản đó chính là lời giải thích cho lý do tại sao mọi chuyện lại diễn biến như thế.”
Các đảng viên Cộng hòa bảo thủ nói việc họ sẵn sàng đóng cửa chính phủ phản ánh quan điểm của phần lớn cử tri của họ đang đòi có một lập trường cứng rắn hơn chống lại Tổng thống Obama.
Chiến lược gia chính trị của đảng Dân chủ, ông Stan Greenberg nêu ra một cảm giác sâu xa về sự bất mãn và tức giận của đảng Cộng Hòa trong một cuộc thăm dò mới đây.
Ông Greenberg nói: “Họ nghĩ ông Barack Obama đã thành công trong việc thông qua nghị trình của ông ấy. Ông ấy đã đánh lừa dân chúng và thông qua nghị trình theo xã hội chủ nghĩa của ông ấy và họ tin là vấn đề ở Washington không phải là bế tắc. Họ tin rằng vấn đề ở Washington là các đảng viên Cộng Hòa đã không đủ mạnh để ngăn cản ông thành công trong việc thay đổi đất nước.”
Phía bên kia, các đảng viên Dân chủ dường như đoàn kết với nhau để ủng hộ tổng thống và luật bảo hiểm y tế của ông ấy và coi việc chính phủ đóng cửa như một mưu toan làm áp lực chính trị.
Một số phân tích gia chính trị lo ngại rằng xu hướng ngày càng tăng của những vụ đối đầu với rủi ro cao này sẽ trở thành “chuyện bình thường mới” trong chính trường Hoa Kỳ.
Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington nói cả hai đảng đều tập trung nhiều hơn vào việc củng cố cơ sở hậu thuẫn chính trị của họ hơn là tiếp xúc với bên kia.
Ông nói: “Ðất nước đã có một sắp xếp mới. Có nhiều quận hạt bảo thủ nặng và có nhiều quận hạt cấp tiến nặng. Do đó phần lớn các đại biểu Quốc Hội có thể trở về bản quán và nghe tiếng nói của những người đứng về phía họ. Mọi thứ khó khăn hơn trước nhiều, khi đó là một hệ thống liên minh đảng phái. Ngày nay thì mang tính cách chủ thuyết nhiều hơn.”
Cũng có sự quan ngại rằng thời đại đảng phái cao độ mới trong chính trường Mỹ có thể có những tác động không lường trước được đối với nền kinh tế quốc gia cũng như đối với các chính quyền tiểu bang và địa phương.
Ông Peter Brown làm việc cho Viện Thăm dò Quinnipiac có nhận xét:
“Nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế? Nó có làm cho nền kinh tế tốt hơn không? Nó có làm cho nền kinh tế xấu hơn không? Liệu nó có một ảnh hưởng đối với nền kinh tế? Cử tri có phần chắc sẽ không bỏ phiếu dựa vào việc đóng cửa chính phủ trong 13 tháng nữa, nhưng có phần chắc họ sẽ bỏ phiếu dựa trên quan điểm về nền kinh tế.”
Chỉ còn hơn 1 năm nữa là diễn ra các cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào năm 2014. Các cuộc bầu cử này đem lại cho cử tri một cơ hội mới để hoặc là đòi thay đổi trong cách thức cai trị quốc gia hoặc là chấp nhận vẫn các nhà lãnh đạo chính trị tương tự cho tương lai vô hạn định.
Vào lúc việc chính phủ đóng cửa kéo dài ở Washington, sự bất bình trong số những nhân vật chính ở cả hai bên dường như ngày càng tăng.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner hy vọng việc đóng cửa cuối cùng sẽ đưa Tổng thống Barack Obama và các đồng minh trong đảng Dân chủ của ông đến bàn thương nghị về các vấn đề trong đó có luật bảo hiểm y tế của tổng thống và vấn đề công chi nói chung.
Ông Boehner nói: “Ðây không phải là một trò chơi vớ vẩn nào đó! Tôi chỉ yêu cầu chúng ta hãy ngồi xuống như dân chúng Mỹ trông đợi và nói chuyện với nhau.”
Nhưng phía đảng Dân chủ, kể cả Tổng thống Obama, tiếp tục chống lại, tức giận rằng một phe nhóm những đảng viên Cộng hòa bảo thủ ở Hạ viện sẵn sàng đóng cửa chính phủ liên bang với hy vọng buộc Tòa Bạch Ốc phải nhượng bộ.
Tổng thống Obama nói: “Ta không thuơng nghị bằng cách kề súng lên đầu người khác. Hay tệ hơn nữa là kề súng lên đầu dân chúng Mỹ bằng cách đe dọa đóng cửa chính phủ.”
Luật bảo hiểm y tế, còn được gọi là Obamacare, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010. Ðảng Cộng hòa đã tìm cách và thất bại nhiều lần nhằm ngăn chặn hoặc không chuẩn chi cho bộ luật đó. Nó cũng trở thành lời kêu gọi tập hợp cho các nhóm Tea Party bảo thủ trên khắp nước, các nhóm mà các nhà lập pháp Cộng Hoà nay dựa vào để đắc cử.
Chuyên gia phân tích Larry Sabato của trường Ðại học Virginia cho rằng có thể lần theo vết cuộc tranh đấu tiếp tục về luật bảo hiểm y tế của tổng thống từ sự kiện nó được thông qua tại Hạ viện chỉ qua các lá phiếu của đảng Dân chủ.
Ông Sabato phân tích: “Khi có sự chia rẽ đảng phái loại này về một chương trình rộng lớn như Obamacare, thì điều chắc chắn là sẽ có sự chia rẽ đảng phái liên tục. Ðấy là chưa kể những gì đảng Cộng Hòa đang làm hiện nay. Ðơn giản đó chính là lời giải thích cho lý do tại sao mọi chuyện lại diễn biến như thế.”
Các đảng viên Cộng hòa bảo thủ nói việc họ sẵn sàng đóng cửa chính phủ phản ánh quan điểm của phần lớn cử tri của họ đang đòi có một lập trường cứng rắn hơn chống lại Tổng thống Obama.
Chiến lược gia chính trị của đảng Dân chủ, ông Stan Greenberg nêu ra một cảm giác sâu xa về sự bất mãn và tức giận của đảng Cộng Hòa trong một cuộc thăm dò mới đây.
Ông Greenberg nói: “Họ nghĩ ông Barack Obama đã thành công trong việc thông qua nghị trình của ông ấy. Ông ấy đã đánh lừa dân chúng và thông qua nghị trình theo xã hội chủ nghĩa của ông ấy và họ tin là vấn đề ở Washington không phải là bế tắc. Họ tin rằng vấn đề ở Washington là các đảng viên Cộng Hòa đã không đủ mạnh để ngăn cản ông thành công trong việc thay đổi đất nước.”
Phía bên kia, các đảng viên Dân chủ dường như đoàn kết với nhau để ủng hộ tổng thống và luật bảo hiểm y tế của ông ấy và coi việc chính phủ đóng cửa như một mưu toan làm áp lực chính trị.
Một số phân tích gia chính trị lo ngại rằng xu hướng ngày càng tăng của những vụ đối đầu với rủi ro cao này sẽ trở thành “chuyện bình thường mới” trong chính trường Hoa Kỳ.
Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington nói cả hai đảng đều tập trung nhiều hơn vào việc củng cố cơ sở hậu thuẫn chính trị của họ hơn là tiếp xúc với bên kia.
Ông nói: “Ðất nước đã có một sắp xếp mới. Có nhiều quận hạt bảo thủ nặng và có nhiều quận hạt cấp tiến nặng. Do đó phần lớn các đại biểu Quốc Hội có thể trở về bản quán và nghe tiếng nói của những người đứng về phía họ. Mọi thứ khó khăn hơn trước nhiều, khi đó là một hệ thống liên minh đảng phái. Ngày nay thì mang tính cách chủ thuyết nhiều hơn.”
Cũng có sự quan ngại rằng thời đại đảng phái cao độ mới trong chính trường Mỹ có thể có những tác động không lường trước được đối với nền kinh tế quốc gia cũng như đối với các chính quyền tiểu bang và địa phương.
Ông Peter Brown làm việc cho Viện Thăm dò Quinnipiac có nhận xét:
“Nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế? Nó có làm cho nền kinh tế tốt hơn không? Nó có làm cho nền kinh tế xấu hơn không? Liệu nó có một ảnh hưởng đối với nền kinh tế? Cử tri có phần chắc sẽ không bỏ phiếu dựa vào việc đóng cửa chính phủ trong 13 tháng nữa, nhưng có phần chắc họ sẽ bỏ phiếu dựa trên quan điểm về nền kinh tế.”
Chỉ còn hơn 1 năm nữa là diễn ra các cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào năm 2014. Các cuộc bầu cử này đem lại cho cử tri một cơ hội mới để hoặc là đòi thay đổi trong cách thức cai trị quốc gia hoặc là chấp nhận vẫn các nhà lãnh đạo chính trị tương tự cho tương lai vô hạn định.