Ngoại trưởng John Kerry có mặt tại Juba để thảo luận với Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir về 4 tháng bạo động làm hàng ngàn thường dân phải rời bỏ nhà cửa và đe dọa xảy ra nạn nói trầm trọng. Thông tín viên Đài VOA tại Bộ Ngoại giao Mỹ Scott Stearns tường trình từ Nam Sudan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói Ngoại trưởng Kerry đi thăm Juba để nhắc lại sự cần thiết các bên phải tôn trọng một cuộc ngưng bắn, chấm dứt tấn công thường dân, và hợp tác đầy đủ với Liên hiệp quốc cùng những tổ chức nhân đạo để cung cấp sự hỗ trợ cứu mạng người cho dân chúng Nam Sudan.
Ngoại trưởng Kerry sẽ gặp Tổng thống Kiir và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, các giới chức Liên hiệp quốc và đại diện của những người phải sơ tán vì cuộc giao tranh trước khi trở lại Ethiopia, nơi ông sẽ điện đàm với cựu Phó Tổng thống Nam Sudan Riek Machar.
Giao tranh dữ dội nhất bắt đầu vào cuối tháng 12 năm ngoái, ngay sau khi chính phủ Kiir cáo buộc ông Machar tìm cách chiếm giữ quyền hành. Trong khi một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao nói Washington không “tin vào chuyện đã xảy ra một âm mưu đảo chánh,” ông Kerry nói ông Kiir vẫn là một Tổng thống được bầu lên một cách hợp hiến trong khi ông Machar chỉ là một phần tử nổi loạn tìm cách chiếm quyền bằng vũ lực. Ngoại trưởng Mỹ nói:
"Cả hai Tổng thống Kiir và ông Riek Machar, mỗi người cần lên án những cuộc tấn công tàn bạo đang diễn ra nhắm vào người dân vô tội, và họ cần lên án những kẻ gây ra tình trạng bạo lực này. Cần phải có người lãnh đạo.”
Chính quyền Tổng thống Obama có sẵn những cơ chế chế tài những người chịu trách nhiệm bạo động, mà các giới chức Hoa Kỳ nói có thể gồm cả Tổng thống Kiir và ông Machar. Nhưng lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu được sự hưởng ứng của các nước láng giềng Ethiopia, Kenya và Uganda, mà theo lời ngoại trưởng Kerry hôm qua, đã “chấp nhận trách nhiệm cũng áp dụng các biện pháp chế tài.” Ngoại trưởng Kerry nói:
“Cho dù chúng ta sống tại châu Phi hay từ một nước khác đến, bất kể mối quan tâm của chúng ta đối với hành tinh này hiện nay là gì, chúng ta cần phải tìm cách ngăn chặn nạn đói lan rộng có thể phát sinh từ cuộc bạo động diễn ra hiện nay tại đây.”
Các nhà lãnh đạo khu vực đang vận động cho những cuộc hòa đàm cấp cao hơn giữa hai bên tại Addis Ababa vào tuần tới. Phó giám đốc tại Washington của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, bà Sarah Margon nói cần phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ thường dân:
“Sẽ không phải chỉ là một cuộc thương thuyết chính trị tại Addis tách biệt với những gì đang xảy ra tại chỗ. Rõ ràng là cuộc giao tranh đang tiếp diễn. Và chúng ta cần suy nghĩ tập thể về cách thức họ chiến đấu như thế nào, vai trò của thường dân là gì, mà hiển nhiên không nên bị kẹt vào giữa bất cứ cuộc giao tranh nào.”
Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ đang làm việc với các nhà lãnh đạo khu vực và Liên Hiệp Châu Phi để đưa binh sĩ Phi châu đến Nam Sudan “càng sớm càng tốt” nhằm phân cách các chiến binh của hai bên và bảo vệ thường dân theo một nhiệm quyền vững mạnh hơn của Liên hiệp quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói Ngoại trưởng Kerry đi thăm Juba để nhắc lại sự cần thiết các bên phải tôn trọng một cuộc ngưng bắn, chấm dứt tấn công thường dân, và hợp tác đầy đủ với Liên hiệp quốc cùng những tổ chức nhân đạo để cung cấp sự hỗ trợ cứu mạng người cho dân chúng Nam Sudan.
Ngoại trưởng Kerry sẽ gặp Tổng thống Kiir và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, các giới chức Liên hiệp quốc và đại diện của những người phải sơ tán vì cuộc giao tranh trước khi trở lại Ethiopia, nơi ông sẽ điện đàm với cựu Phó Tổng thống Nam Sudan Riek Machar.
Giao tranh dữ dội nhất bắt đầu vào cuối tháng 12 năm ngoái, ngay sau khi chính phủ Kiir cáo buộc ông Machar tìm cách chiếm giữ quyền hành. Trong khi một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao nói Washington không “tin vào chuyện đã xảy ra một âm mưu đảo chánh,” ông Kerry nói ông Kiir vẫn là một Tổng thống được bầu lên một cách hợp hiến trong khi ông Machar chỉ là một phần tử nổi loạn tìm cách chiếm quyền bằng vũ lực. Ngoại trưởng Mỹ nói:
"Cả hai Tổng thống Kiir và ông Riek Machar, mỗi người cần lên án những cuộc tấn công tàn bạo đang diễn ra nhắm vào người dân vô tội, và họ cần lên án những kẻ gây ra tình trạng bạo lực này. Cần phải có người lãnh đạo.”
Chính quyền Tổng thống Obama có sẵn những cơ chế chế tài những người chịu trách nhiệm bạo động, mà các giới chức Hoa Kỳ nói có thể gồm cả Tổng thống Kiir và ông Machar. Nhưng lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu được sự hưởng ứng của các nước láng giềng Ethiopia, Kenya và Uganda, mà theo lời ngoại trưởng Kerry hôm qua, đã “chấp nhận trách nhiệm cũng áp dụng các biện pháp chế tài.” Ngoại trưởng Kerry nói:
“Cho dù chúng ta sống tại châu Phi hay từ một nước khác đến, bất kể mối quan tâm của chúng ta đối với hành tinh này hiện nay là gì, chúng ta cần phải tìm cách ngăn chặn nạn đói lan rộng có thể phát sinh từ cuộc bạo động diễn ra hiện nay tại đây.”
Các nhà lãnh đạo khu vực đang vận động cho những cuộc hòa đàm cấp cao hơn giữa hai bên tại Addis Ababa vào tuần tới. Phó giám đốc tại Washington của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, bà Sarah Margon nói cần phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ thường dân:
“Sẽ không phải chỉ là một cuộc thương thuyết chính trị tại Addis tách biệt với những gì đang xảy ra tại chỗ. Rõ ràng là cuộc giao tranh đang tiếp diễn. Và chúng ta cần suy nghĩ tập thể về cách thức họ chiến đấu như thế nào, vai trò của thường dân là gì, mà hiển nhiên không nên bị kẹt vào giữa bất cứ cuộc giao tranh nào.”
Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ đang làm việc với các nhà lãnh đạo khu vực và Liên Hiệp Châu Phi để đưa binh sĩ Phi châu đến Nam Sudan “càng sớm càng tốt” nhằm phân cách các chiến binh của hai bên và bảo vệ thường dân theo một nhiệm quyền vững mạnh hơn của Liên hiệp quốc.