Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cảnh báo về nguy cơ diệt chủng ở Nam Sudan nếu không ngăn chặn được cuộc giao tranh gây chết chóc đã kéo dài 4 tháng. Thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tường thuật từ Addis Ababa, nơi ông Kerry hôm nay thảo luận về bạo lực với các ngoại trưởng trong vùng và các giới chức Liên hiệp châu Phi.
Ngoại trưởng Kerry nói những kẻ chịu trách nhiệm gây ra điều ông gọi là “bạo lực không thể tả được” ở Nam Sudan phải bị đưa ra trước công lý để ngăn chặn vụ xung đột trở nên tệ hại thêm.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Có rất nhiều dấu hiệu đang lo ngại về hình thức giết người mang dựa vào sắc tộc, bộ tộc, và quốc gia đang xảy diễn và khơi ra những câu hỏi nghiêm trọng, và nếu những vụ giết hại này tiếp tục theo cách thức chúng đang diễn ra thì sẽ đề ra một thách thức rất nghiêm trọng cho cộng đồng quốc tế có liên quan đến vấn đề diệt chủng.”
Ông Kerry nói ông đang làm việc với các nhà lãnh đạo khu vực để tránh điều đó bằng cách “đưa người đến hiện trường để có thể bắt đầu tạo ra một khác biệt” ngăn cách dân chúng và cung cấp an ninh.
Ông đã họp ở Addis Ababa với các vị ngoại trưởng của Ethiopia, Kenya và Uganda, mà ông nói là đều đồng ý về sự cần thiết đặt các binh sĩ Phi châu dưới một nhiệm quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ông cũng hối thúc họ tham gia các hành động của Hoa Kỳ hướng tới một lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản của những người chịu trách nhiệm gây ra bạo động nhưng ông nói rằng Washington “hoàn toàn sẵn sàng” tự mình hành động.
Ông Kerry nói tiếp: “Chúng ta có thể sẽ tự mình hành động. Nhưng mỗi một vị ngoại trưởng hôm nay đều chấp nhận trách nhiệm thực thi các biện pháp chế tài.”
Ông Kerry nói một số hành vi bạo động là trách nhiệm của từng vị tướng lãnh có chương trình hành động riêng, “nhưng nơi chốn để khởi đầu chính là nơi chốn nẩy sinh ra bạo động.” và đó là trách nhiệm của Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và cựu phó tổng thống Riek Machar của ông.
Cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất bắt đầu hồi cuối tháng 12, ngay sau khi chính phủ Kiir lên án ông Machar là tìm cách lên nắm quyền. Trong khi một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Washington không “tin vào chuyện có âm mưu đảo chính,” ông Kerry nói có sự khác biệt rõ ràng giữa những người gieo rắc bạo lực qua “sự căm phẫn cá nhân.”
Ðương kim tổng thống Nam Sudan là vị tổng thống dân cử hợp hiến của một nước. Và ông Machar là một người nổi loạn tìm cách lên nắm quyền bằng vũ lực một cách bất hợp hiến. Và có một sự phân biệt rõ ràng. Không có sự tương đương giữa hai sự kiện này.”
Ông Kerry nói ông Machar “cần phải nghĩ rõ ràng về điều đó,” nhất là sau khi có những cáo buộc cho rằng phiến quân sắc tộc Nuer đã giết hại hàng trăm thường dân ở thị trấn Bentiu hồi tháng trước.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc nói rằng phiến quân “tách rời các cá nhân thuộc một số quốc tịch với các nhóm sắc tộc và hộ tống họ đến nơi an toàn, trong khi những người khác bị giết hại.” Một phát ngôn viên của phiến quân đã bác bỏ lời cáo buộc đó.
Ngoại trưởng Kerry nói những kẻ chịu trách nhiệm gây ra điều ông gọi là “bạo lực không thể tả được” ở Nam Sudan phải bị đưa ra trước công lý để ngăn chặn vụ xung đột trở nên tệ hại thêm.
Ngoại trưởng Kerry nói: “Có rất nhiều dấu hiệu đang lo ngại về hình thức giết người mang dựa vào sắc tộc, bộ tộc, và quốc gia đang xảy diễn và khơi ra những câu hỏi nghiêm trọng, và nếu những vụ giết hại này tiếp tục theo cách thức chúng đang diễn ra thì sẽ đề ra một thách thức rất nghiêm trọng cho cộng đồng quốc tế có liên quan đến vấn đề diệt chủng.”
Ông Kerry nói ông đang làm việc với các nhà lãnh đạo khu vực để tránh điều đó bằng cách “đưa người đến hiện trường để có thể bắt đầu tạo ra một khác biệt” ngăn cách dân chúng và cung cấp an ninh.
Ông đã họp ở Addis Ababa với các vị ngoại trưởng của Ethiopia, Kenya và Uganda, mà ông nói là đều đồng ý về sự cần thiết đặt các binh sĩ Phi châu dưới một nhiệm quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ông cũng hối thúc họ tham gia các hành động của Hoa Kỳ hướng tới một lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản của những người chịu trách nhiệm gây ra bạo động nhưng ông nói rằng Washington “hoàn toàn sẵn sàng” tự mình hành động.
Ông Kerry nói tiếp: “Chúng ta có thể sẽ tự mình hành động. Nhưng mỗi một vị ngoại trưởng hôm nay đều chấp nhận trách nhiệm thực thi các biện pháp chế tài.”
Ông Kerry nói một số hành vi bạo động là trách nhiệm của từng vị tướng lãnh có chương trình hành động riêng, “nhưng nơi chốn để khởi đầu chính là nơi chốn nẩy sinh ra bạo động.” và đó là trách nhiệm của Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và cựu phó tổng thống Riek Machar của ông.
Cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất bắt đầu hồi cuối tháng 12, ngay sau khi chính phủ Kiir lên án ông Machar là tìm cách lên nắm quyền. Trong khi một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Washington không “tin vào chuyện có âm mưu đảo chính,” ông Kerry nói có sự khác biệt rõ ràng giữa những người gieo rắc bạo lực qua “sự căm phẫn cá nhân.”
Ðương kim tổng thống Nam Sudan là vị tổng thống dân cử hợp hiến của một nước. Và ông Machar là một người nổi loạn tìm cách lên nắm quyền bằng vũ lực một cách bất hợp hiến. Và có một sự phân biệt rõ ràng. Không có sự tương đương giữa hai sự kiện này.”
Ông Kerry nói ông Machar “cần phải nghĩ rõ ràng về điều đó,” nhất là sau khi có những cáo buộc cho rằng phiến quân sắc tộc Nuer đã giết hại hàng trăm thường dân ở thị trấn Bentiu hồi tháng trước.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc nói rằng phiến quân “tách rời các cá nhân thuộc một số quốc tịch với các nhóm sắc tộc và hộ tống họ đến nơi an toàn, trong khi những người khác bị giết hại.” Một phát ngôn viên của phiến quân đã bác bỏ lời cáo buộc đó.