Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết chính quyền Obama đang cứu xét các lệnh trừng phạt những người gây tình trạng bất ổn ở Nam Sudan, nơi mà bạo động chính trị và giáo phái đã khiến cho hơn 1 triệu người bị thất tán. Ông Kerry nói về Nam Sudan trong một cuộc phỏng vấn với VOA hôm thứ hai.
Chính quyền Obama có một cơ chế định sẵn cho các lệnh trừng phạt đối với những người chịu trách nhiệm về bạo động giáo phái ở Nam Sudan và hiện đang xem xét “rất kỹ lưỡng” việc nhắm mục tiêu vào những cá nhân bị đứng sau các cuộc giao tranh tiếp theo những tố cáo về âm mưu đảo chính hồi tháng 12.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, Ngoại trưỏng John Kerry cho biết đã đến lúc các lãnh đạo ở Nam Sudan nắm vai trò lãnh đạo:
“Các nhà lãnh đạo cần phải tăng cường và cởi mở để tạo ra một xã hội dân sự, cởi mở cho các cải cách chính phủ, cởi mở để đối thoại, cởi mở để dung chấp. Tất cả những điều này cần phải xảy ra. Và cởi mở để thỏa hiệp”.
Ông Kerry nói niềm hy vọng to lớn của Nam Sudan đang bị kéo xuống vì tham vọng cá nhân và sự thù địch trong khi các đối thủ tranh giành quyền kiểm soát việc xuất khẩu dầu ở đất nước non trẻ này:
"Rõ ràng, nó trở thành vấn đề cá nhân. Tôi nghĩ nó còn có liên quan đến những thứ khác như lợi nhuận, dầu lửa, quyền lực và không chỉ có liên hệ đến bạo động giáo phái. Tôi nghĩ bạo động giáo phái đã ở vào mức độ được khai thác như là một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu khác.”
Những cựu phiến quân lên nắm quyền ở Nam Sudan sau cuộc nội chiến kéo dài đã thất bại trong việc giải quyết sự chia rẽ sắc tộc trong chính quyền mới, theo nhận xét của phó giám đốc Washington của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, bà Sarah Margon:
“Có một lịch sử lâu đời về cách mà bản thân chính quyền hành xử như khi không phải là một chính quyền. Bao động có xu hướng trở thành phương cách mà nhiều cá nhân trong chính quyền trước đây đã sử dụng để nắm quyền lực”.
Bạo động đã gây ra cảnh thất tán cho hơn 1 triệu thường dân. Ông Kerry gọi điều này là một hành động phản bội người dân Nam Sudan và là nguồn gây bất mãn cho cộng đồng quốc tế đã giúp cho đất nước này giành được độc lập chỉ 3 năm trước đây.
“Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không tiếp tục thúc đẩy và bạn không tiếp tục tập trung vào phần thưởng. Phần thưởng ở đây một nước Nam Sudan độc lập, khả thi, nơi mà bạn có một chính quyền đang mạnh hơn, chư không phải yếu hơn, và là nơi mà bạn đang trở nên dung chấp hơn, không phải là bớt dung chấp hơn”.
Các nhu cầu nhân đạo là một phần trong chuyến đi của ông Kerry đến châu Phi tuần này, bao gồm các cuộc đàm phán với các lãnh đạo Nam Sudan ở Ethiopia và tham nước Cộng Hoà Dân chủ Congo và Angola.
Chính quyền Obama có một cơ chế định sẵn cho các lệnh trừng phạt đối với những người chịu trách nhiệm về bạo động giáo phái ở Nam Sudan và hiện đang xem xét “rất kỹ lưỡng” việc nhắm mục tiêu vào những cá nhân bị đứng sau các cuộc giao tranh tiếp theo những tố cáo về âm mưu đảo chính hồi tháng 12.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, Ngoại trưỏng John Kerry cho biết đã đến lúc các lãnh đạo ở Nam Sudan nắm vai trò lãnh đạo:
“Các nhà lãnh đạo cần phải tăng cường và cởi mở để tạo ra một xã hội dân sự, cởi mở cho các cải cách chính phủ, cởi mở để đối thoại, cởi mở để dung chấp. Tất cả những điều này cần phải xảy ra. Và cởi mở để thỏa hiệp”.
Ông Kerry nói niềm hy vọng to lớn của Nam Sudan đang bị kéo xuống vì tham vọng cá nhân và sự thù địch trong khi các đối thủ tranh giành quyền kiểm soát việc xuất khẩu dầu ở đất nước non trẻ này:
"Rõ ràng, nó trở thành vấn đề cá nhân. Tôi nghĩ nó còn có liên quan đến những thứ khác như lợi nhuận, dầu lửa, quyền lực và không chỉ có liên hệ đến bạo động giáo phái. Tôi nghĩ bạo động giáo phái đã ở vào mức độ được khai thác như là một phương tiện để theo đuổi các mục tiêu khác.”
Những cựu phiến quân lên nắm quyền ở Nam Sudan sau cuộc nội chiến kéo dài đã thất bại trong việc giải quyết sự chia rẽ sắc tộc trong chính quyền mới, theo nhận xét của phó giám đốc Washington của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, bà Sarah Margon:
“Có một lịch sử lâu đời về cách mà bản thân chính quyền hành xử như khi không phải là một chính quyền. Bao động có xu hướng trở thành phương cách mà nhiều cá nhân trong chính quyền trước đây đã sử dụng để nắm quyền lực”.
Bạo động đã gây ra cảnh thất tán cho hơn 1 triệu thường dân. Ông Kerry gọi điều này là một hành động phản bội người dân Nam Sudan và là nguồn gây bất mãn cho cộng đồng quốc tế đã giúp cho đất nước này giành được độc lập chỉ 3 năm trước đây.
“Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không tiếp tục thúc đẩy và bạn không tiếp tục tập trung vào phần thưởng. Phần thưởng ở đây một nước Nam Sudan độc lập, khả thi, nơi mà bạn có một chính quyền đang mạnh hơn, chư không phải yếu hơn, và là nơi mà bạn đang trở nên dung chấp hơn, không phải là bớt dung chấp hơn”.
Các nhu cầu nhân đạo là một phần trong chuyến đi của ông Kerry đến châu Phi tuần này, bao gồm các cuộc đàm phán với các lãnh đạo Nam Sudan ở Ethiopia và tham nước Cộng Hoà Dân chủ Congo và Angola.