Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố Washington sẽ không lui bước trước các bất đồng với Trung Quốc về Syria và Biển Ðông. Sau một cuộc tiếp đón không mấy êm ái tại Bắc Kinh hôm qua, Ngoại trưởng Clinton nói với các phóng viên tại Ðông Timor rằng chính quyền Obama sẽ tham gia với Trung Quốc khi nào có thể được và sẽ giữ vững lập trường khi nào không thể được. Tháp tùng Ngoại trưởng Clinton đến Ðông Timor, thông tín viên VOA Scott Stearns tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ngoại trưởng Clinton nói việc Hoa Kỳ và Trung Quốc không luôn luôn đồng ý với nhau không phải là điều bí mật.
Bà Clinton nói: “Chắc chắn, tôi không sẽ không tránh né việc phải bênh vực cho các lợi ích sách lược của chúng tôi và bầy tỏ rõ ràng khi có sự bất đồng. Biểu hiệu của một mối quan hệ trưởng thành, cho dù là giữa các quốc gia hay giữa người này và người kia, không phải là phải đồng ý về tất cả mọi thứ. bởi vì điều đó khó lòng có thể xảy ra giữa các quốc gia cũng như giữa người này và người kia, mà là liệu chúng ta có thể thảo luận các vấn đề khó khăn hay không."
Các khó khăn đó nổi bật và chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc đàm phán hôm qua với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, người đã bác bỏ tính hợp pháp của những khẳng định đòi chủ quyền ở Biển Ðông và chỉ trích Hoa Kỳ về việc can dự vào nội bộ của Syria qua việc ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Bashar al-Assad đang bị công kích.
Bất chấp cuộc tiếp đón không mấy êm ái đó, gồm cả những lời công kích cá nhân trên các phương tiện truyền thông nhà nước, bà Clinton nói đó là một cuộc trao đổi quan điểm quan trọng trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, khoá họp thường niên của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng này, và Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á vào tháng 11.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gia tăng, với chính sách gọi là “Asia Pivot” của chính quyền Obama, chuyển trọng tâm chú ý quân sự và kinh tế vào khu vực châu Á. Chính sách này mang ý nghĩa một thông điệp rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ vẫn là một cường quốc thường trú trong vùng Thái Bình Dương.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi có mặt ở đây không phải để chống với bất cứ nước nào. Chúng tôi có mặt ở đây vì đối tác và quan hệ với các nước trong vùng. Chúng tôi tin rằng châu Á và Thái Bình Dương đủ rộng lớn để nhiều nước có thể tham gia”.
Bà Clinton đã nói chuyện với các phóng viên tại Dili sau các cuộc hội đàm với Thủ tướng Ðông Timor Kay Rala Gusmao. Bà Clinton tuyên bố hoa kỳ muốn nước ông có càng nhiều đối tác càng tốt cả trong khu vực - gồm Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và xa hơn nữa, bởi vì Washington tin rằng hỗ trợ cho dân chủ và phát triển kinh tế ở đây là đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Bà Clinton là vị ngoại trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Ðông Timor kể từ khi nước này độc lập tách khỏi Indonesia cách đây 10 năm. Ðông Timor là một trong các nước nghèo nhất trong khu vực, với khoảng 70% dân số thất nghiệp hay không có đủ công ăn việc làm.
Ðược hỏi về các nỗ lực buộc những người vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm về những vụ việc đã xảy ra trong cuộc chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Indonesia, Thủ tướng Gusmao nói điều cần thiết hơn cho đất nước non trẻ này là hoà bình.
Ông Gusmao cho biết: “Khó mà nói về vấn đề này khi mà chúng tôi cần phải có quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng kề cận nhất là Indonesia, nước chiếm hơn 70% kim ngạch mậu dịch của Ðông Timor. Chúng tôi phải nhìn thấy tương lai, phải tiếp tục đi tới."
Ông Gusmao nói nước ông có một uỷ ban tìm hiểu sự thực điều tra về điều ông gọi là những tội ác và lỗi lầm do chính nước ông vi phạm. Về một cuộc điều tra rộng lớn hơn đối với quá khứ thì thủ tướng Ðông Timor nói “Một ngày nào đó trong tương lai, có thể đó sẽ là một vấn đề chúng tôi có thể ứng phó".
http://www.youtube.com/embed/BS1sCmj8PZM?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Hình ảnh chuyến đi Châu Á của Ngoại trưởng Clinton
Ngoại trưởng Clinton nói việc Hoa Kỳ và Trung Quốc không luôn luôn đồng ý với nhau không phải là điều bí mật.
Bà Clinton nói: “Chắc chắn, tôi không sẽ không tránh né việc phải bênh vực cho các lợi ích sách lược của chúng tôi và bầy tỏ rõ ràng khi có sự bất đồng. Biểu hiệu của một mối quan hệ trưởng thành, cho dù là giữa các quốc gia hay giữa người này và người kia, không phải là phải đồng ý về tất cả mọi thứ. bởi vì điều đó khó lòng có thể xảy ra giữa các quốc gia cũng như giữa người này và người kia, mà là liệu chúng ta có thể thảo luận các vấn đề khó khăn hay không."
Các khó khăn đó nổi bật và chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc đàm phán hôm qua với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, người đã bác bỏ tính hợp pháp của những khẳng định đòi chủ quyền ở Biển Ðông và chỉ trích Hoa Kỳ về việc can dự vào nội bộ của Syria qua việc ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Bashar al-Assad đang bị công kích.
Bất chấp cuộc tiếp đón không mấy êm ái đó, gồm cả những lời công kích cá nhân trên các phương tiện truyền thông nhà nước, bà Clinton nói đó là một cuộc trao đổi quan điểm quan trọng trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, khoá họp thường niên của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng này, và Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á vào tháng 11.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gia tăng, với chính sách gọi là “Asia Pivot” của chính quyền Obama, chuyển trọng tâm chú ý quân sự và kinh tế vào khu vực châu Á. Chính sách này mang ý nghĩa một thông điệp rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ vẫn là một cường quốc thường trú trong vùng Thái Bình Dương.
Bà Clinton nói: “Chúng tôi có mặt ở đây không phải để chống với bất cứ nước nào. Chúng tôi có mặt ở đây vì đối tác và quan hệ với các nước trong vùng. Chúng tôi tin rằng châu Á và Thái Bình Dương đủ rộng lớn để nhiều nước có thể tham gia”.
Bà Clinton đã nói chuyện với các phóng viên tại Dili sau các cuộc hội đàm với Thủ tướng Ðông Timor Kay Rala Gusmao. Bà Clinton tuyên bố hoa kỳ muốn nước ông có càng nhiều đối tác càng tốt cả trong khu vực - gồm Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và xa hơn nữa, bởi vì Washington tin rằng hỗ trợ cho dân chủ và phát triển kinh tế ở đây là đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Bà Clinton là vị ngoại trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Ðông Timor kể từ khi nước này độc lập tách khỏi Indonesia cách đây 10 năm. Ðông Timor là một trong các nước nghèo nhất trong khu vực, với khoảng 70% dân số thất nghiệp hay không có đủ công ăn việc làm.
Ðược hỏi về các nỗ lực buộc những người vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm về những vụ việc đã xảy ra trong cuộc chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Indonesia, Thủ tướng Gusmao nói điều cần thiết hơn cho đất nước non trẻ này là hoà bình.
Ông Gusmao cho biết: “Khó mà nói về vấn đề này khi mà chúng tôi cần phải có quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng kề cận nhất là Indonesia, nước chiếm hơn 70% kim ngạch mậu dịch của Ðông Timor. Chúng tôi phải nhìn thấy tương lai, phải tiếp tục đi tới."
Ông Gusmao nói nước ông có một uỷ ban tìm hiểu sự thực điều tra về điều ông gọi là những tội ác và lỗi lầm do chính nước ông vi phạm. Về một cuộc điều tra rộng lớn hơn đối với quá khứ thì thủ tướng Ðông Timor nói “Một ngày nào đó trong tương lai, có thể đó sẽ là một vấn đề chúng tôi có thể ứng phó".
http://www.youtube.com/embed/BS1sCmj8PZM?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Hình ảnh chuyến đi Châu Á của Ngoại trưởng Clinton