Các tay 'hacker' Trung Quốc đã thực hiện ngày càng nhiều các vụ tấn công vào các công ty nước ngoài và các cơ quan chính phủ trong những năm vừa qua, khiến một phúc trình mới đây của Quốc Hội Hoa Kỳ phải gọi Trung Quốc là 'tác nhân gây đe doạ nhiều nhất trong không gian ảo'.
Mặc dầu các vụ tấn công còn rất khó lần ra dấu vết tới một nguồn cụ thể, nhiều người nghi rằng các tay hacker đang nhắm mục tiêu vào doanh nghiệp nước ngoài, giới truyền thông, các cơ quan chính trị và an ninh theo chỉ thị, hay được phép của chính phủ hay quân đội Trung Quốc.
Các giới chức Trung Quốc đã phủ nhận lời tố giác đó và nói rằng Bắc Kinh cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công điện toán và sơ hở an ninh. Họ lập luận rằng chỉ vì các vụ tấn công mạng có thể phát xuất từ lãnh thổ Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc bảo trợ cho các kẻ tấn công.
New York Times: Quân đội Trung Quốc là thủ phạm
Lời cáo buộc mới nhất được đưa ra hôm nay là của báo New York Times, nói rằng các tay hacker sử dụng các phương pháp mà người ta biết là đã đưọc quân đội Trung Quốc sử dụng để xâm nhập các máy điện toán của báo này, rõ ràng là để trả đũa một cuộc điều tra gay gắt nhắm vào tài sản của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Câu chuyện này phù hợp với khuôn thức đối với nhiều ký giả và các tổ chức tranh đấu làm việc ở Trung Quốc từ lâu vẫn than phiến về những vụ tấn công có cơ sở điện toán và các kỹ thuật khác mà theo lời cáo buộc nhắm mục đích hăm dọa họ và các nguồn cung cấp tin để họ không tường thuật về các đề tài xúc phạm đến Bắc Kinh.
Mặc dầu báo Times có khả năng sử dụng một công ty lớn về an ninh điện toán để bảo vệ chống lại các vụ tấn công tin tặc, các quan sát viên nói rằng nhiều tổ chức nhỏ hơn với ngân sách khiêm tốn về kỹ thuật thông tin dễ bị tấn công hơn bởi vì họ không có khả năng cung cấp mức độ bảo vệ tương tự.
Phúc trình của Mỹ: Trung Quốc là 'tác nhân đe dọa nhiều nhất trong không gian ảo'
Các tay hacker Trung Quốc cũng được cho là đã do thám chính phủ các hoạt động của chính phủ và quân đội Hoa Kỳ, theo chi tiết của một bản phúc trình tháng 11 do Uỷ ban Xét duyệt An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc đệ lên Quốc hội.
Bản phúc trình nói các tay hacker được nhà nước bảo trợ thường ăn cắp thông tin bí mật để góp phần thúc đẩy các mục tiêu chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc.
Phúc trình cũng nói Trung Quốc thường quyết định làm lơ khi các tay tin tặc hay các tội phạm mạng độc lập, tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các lợi ích doanh nghiệp hay chính phủ Hoa Kỳ.
Bản phúc trình nói vấn đề phức tạp thêm vì sự hiện diện rộng khắp của các công ty quốc doanh hay thuộc quyền kiểm soát nhà nước ở Trung Quốc, thường mướn các tay hacker để ăn cắp bí mật thương nghiệp nhà nưóc hầu giành lợi thế trước các công ty nước ngoài cạnh tranh với họ.
Vì các yếu tố này mà ủy ban Hoa Kỳ gọi Trung Quốc là 'tác nhân gây đe dọa nhiều nhất trong không gian ảo'.
Bằng chứng cho thấy sự can dự ngày càng nhiều của Trung Quốc vào hoạt động tin tặc
Các dữ liệu mới đây cho thấy vấn đề lại còn tệ hại thêm. Một báo cáo từng quý hồi tuần trước của Akamai Technologies cho thấy các vụ tấn công mạng trên toàn cầu phát xuất từ Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong quý ba năm 2012, so với 3 quý trước đó. Cuộc nghiên cứu cho thấy 1/3 các vụ tấn công mạng nay xuất phát từ Trung Quốc.
Mặc dầu ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự can dự của Bắc Kinh vào hoạt động tin tặc, các chuyên gia phân tích an ninh nói rằng khó mà lần ra dấu vết trực tiếp đến chính phủ Trung Quốc, một phần bởi vì các tay hacker dùng các phương pháp tinh vi để che giấu tung tích.
Bài báo hôm nay của New York Times nói rằng các tay hacker tìm cách che giấu hoạt động bằng cách chuyển các vụ tấn công qua các máy điện toán ở nước ngoài và liên tục thay đổi địa chỉ IP. Bài báo cũng nói Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những lời phủ nhận hợp lý bằng cách mướn các tay hacker rành nghề làm việc này ở nước ngoài.
Mỹ có thể phải đối mặt với một vụ Pearl Harbor trên mạng?
Các giới chức ở Washington trong những tháng gần đây đã cảnh báo về mối đe doạ khủng khiếp đề ra bởi các tay hacker điện toán nước ngoài, trong đó có những tay ở Trung Quốc. Tuần này, Ngũ Giác Ðài đã có hành động giải quyết các mối đe dọa bằng cách gia tăng lực lượng an ninh mạng thêm hơn 4.000 người, vào con số hiện hữu là 900 người.
Quyết định được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cảnh báo rằng Hoa Kỳ đứng trước khả năng một vụ tấn công “Trân Châu Cảng ảo” có thể gây gián đoạn cho mạng lưới điện năng trong nước, hệ thống giao thông chuyên chở và các mạng lưới tài chính.
Các giới chức Hoa Kỳ đã nhiều lần nêu vấn đề ra với Trung Quốc, và nước này tiếp tục phủ nhận sự can dự vào bất kỳ hoạt động gián điệp mạng nào. Trung Quốc lập luận rằng họ đã cố gắng diệt trừ tội phạm trên mạng Internet và nói rằng bản thân chính phủ Trung Quốc cũng là một nạn nhân lớn nhất của các vụ tấn công mạng.
Các vụ tấn công mạng trên toàn cầu phát xuất từ Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong quý ba năm 2012, so với 3 quý trước đó. Cuộc nghiên cứu cho thấy 1/3 các vụ tấn công mạng nay xuất phát từ Trung Quốc.Akamai Technologies
Các giới chức Trung Quốc đã phủ nhận lời tố giác đó và nói rằng Bắc Kinh cũng là một nạn nhân của các vụ tấn công điện toán và sơ hở an ninh. Họ lập luận rằng chỉ vì các vụ tấn công mạng có thể phát xuất từ lãnh thổ Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc bảo trợ cho các kẻ tấn công.
New York Times: Quân đội Trung Quốc là thủ phạm
Lời cáo buộc mới nhất được đưa ra hôm nay là của báo New York Times, nói rằng các tay hacker sử dụng các phương pháp mà người ta biết là đã đưọc quân đội Trung Quốc sử dụng để xâm nhập các máy điện toán của báo này, rõ ràng là để trả đũa một cuộc điều tra gay gắt nhắm vào tài sản của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Câu chuyện này phù hợp với khuôn thức đối với nhiều ký giả và các tổ chức tranh đấu làm việc ở Trung Quốc từ lâu vẫn than phiến về những vụ tấn công có cơ sở điện toán và các kỹ thuật khác mà theo lời cáo buộc nhắm mục đích hăm dọa họ và các nguồn cung cấp tin để họ không tường thuật về các đề tài xúc phạm đến Bắc Kinh.
Mặc dầu báo Times có khả năng sử dụng một công ty lớn về an ninh điện toán để bảo vệ chống lại các vụ tấn công tin tặc, các quan sát viên nói rằng nhiều tổ chức nhỏ hơn với ngân sách khiêm tốn về kỹ thuật thông tin dễ bị tấn công hơn bởi vì họ không có khả năng cung cấp mức độ bảo vệ tương tự.
Phúc trình của Mỹ: Trung Quốc là 'tác nhân đe dọa nhiều nhất trong không gian ảo'
Trung Quốc thường làm lơ khi các tin tặc hay các tội phạm mạng độc lập tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các lợi ích doanh nghiệp hay chính phủ Mỹ.
Bản phúc trình nói các tay hacker được nhà nước bảo trợ thường ăn cắp thông tin bí mật để góp phần thúc đẩy các mục tiêu chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc.
Phúc trình cũng nói Trung Quốc thường quyết định làm lơ khi các tay tin tặc hay các tội phạm mạng độc lập, tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các lợi ích doanh nghiệp hay chính phủ Hoa Kỳ.
Bản phúc trình nói vấn đề phức tạp thêm vì sự hiện diện rộng khắp của các công ty quốc doanh hay thuộc quyền kiểm soát nhà nước ở Trung Quốc, thường mướn các tay hacker để ăn cắp bí mật thương nghiệp nhà nưóc hầu giành lợi thế trước các công ty nước ngoài cạnh tranh với họ.
Vì các yếu tố này mà ủy ban Hoa Kỳ gọi Trung Quốc là 'tác nhân gây đe dọa nhiều nhất trong không gian ảo'.
Bằng chứng cho thấy sự can dự ngày càng nhiều của Trung Quốc vào hoạt động tin tặc
Các dữ liệu mới đây cho thấy vấn đề lại còn tệ hại thêm. Một báo cáo từng quý hồi tuần trước của Akamai Technologies cho thấy các vụ tấn công mạng trên toàn cầu phát xuất từ Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong quý ba năm 2012, so với 3 quý trước đó. Cuộc nghiên cứu cho thấy 1/3 các vụ tấn công mạng nay xuất phát từ Trung Quốc.
Mặc dầu ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự can dự của Bắc Kinh vào hoạt động tin tặc, các chuyên gia phân tích an ninh nói rằng khó mà lần ra dấu vết trực tiếp đến chính phủ Trung Quốc, một phần bởi vì các tay hacker dùng các phương pháp tinh vi để che giấu tung tích.
Bài báo hôm nay của New York Times nói rằng các tay hacker tìm cách che giấu hoạt động bằng cách chuyển các vụ tấn công qua các máy điện toán ở nước ngoài và liên tục thay đổi địa chỉ IP. Bài báo cũng nói Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những lời phủ nhận hợp lý bằng cách mướn các tay hacker rành nghề làm việc này ở nước ngoài.
Mỹ có thể phải đối mặt với một vụ Pearl Harbor trên mạng?
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cảnh báo Hoa Kỳ đứng trước khả năng một vụ tấn công 'Trân Châu Cảng ảo' có thể gây gián đoạn cho mạng lưới điện năng trong nước, hệ thống giao thông chuyên chở và các mạng lưới tài chính.
Quyết định được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cảnh báo rằng Hoa Kỳ đứng trước khả năng một vụ tấn công “Trân Châu Cảng ảo” có thể gây gián đoạn cho mạng lưới điện năng trong nước, hệ thống giao thông chuyên chở và các mạng lưới tài chính.
Các giới chức Hoa Kỳ đã nhiều lần nêu vấn đề ra với Trung Quốc, và nước này tiếp tục phủ nhận sự can dự vào bất kỳ hoạt động gián điệp mạng nào. Trung Quốc lập luận rằng họ đã cố gắng diệt trừ tội phạm trên mạng Internet và nói rằng bản thân chính phủ Trung Quốc cũng là một nạn nhân lớn nhất của các vụ tấn công mạng.