Tòa tối cao Philippine đã tạm ngưng một đạo luật mới về tội phạm trên mạng gây nhiều tranh cãi mà những người chỉ trích nói là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima hôm nay tuyên bố tòa ban hành một lệnh cấm tạm thời hoãn thời gian đạo luật có hiệu lực cho tới khi tòa duyệt xét liệu một số qui định có hạn chế quyền tự do dân sự hay không.
Luật mới này, bắt đầu có hiệu lực hồi tuần trước, nhắm vào các mục tiêu ăn cắp nhận dạng, “hacking” và khiêu dâm trẻ em cùng những tội phạm khác.
Nhưng những nguời chỉ trích đạo luật nêu ra một qui định cụ thể cho phép trừng phạt nặng nề về tội phỉ báng trên mạng.
Họ e rằng qui định này cho phép chính phủ đóng cửa các trang mạng và theo dõi các hoạt động trên mạng không cần đến trát tòa.
Giám đốc Á châu của Human Rights Watch Brad Adams nói rằng việc tòa án tạm ngưng đạo luật này chưa đủ và kêu gọi tòa dẹp bỏ đạo luật mà theo ông là thiếu sót nghiêm trọng.
Chiếu theo luật này thì bất cứ điều gì được coi là phỉ báng đăng tải trên mạng có thể bị phạt tù tới 12 năm, hơn gấp đôi hình phạt cho cùng một vi phạm trên báo chí.
Luật cũng cho phép bộ trưởng tư pháp quyền ngăn chặn hoặc hạn chế việc truy cập các dữ liệu internet mà bà coi là vi phạm luật.
Bộ trưởng tư pháp de Lima đã nêu ra nghi vấn về nhu cầu đối với một vài phần trong luật. Bà nói rằng việc bao gầm cả tội phỉ báng trên không gian mạng là không cần thiết vì đã có một luật về phỉ báng trong đạo luật hình sự của Philippine.
Nhiều tổ chức nhân quyền, ký giả và người sử dụng internet đã phản đối đạo luật bằng cách bôi đen những hình ảnh của họ trên các trang mạng xã hội trên màn hình.
Những tay hacker cũng nhắm mục tiêu vào một vài trang mạng của chính phủ để phản đối.
Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima hôm nay tuyên bố tòa ban hành một lệnh cấm tạm thời hoãn thời gian đạo luật có hiệu lực cho tới khi tòa duyệt xét liệu một số qui định có hạn chế quyền tự do dân sự hay không.
Luật mới này, bắt đầu có hiệu lực hồi tuần trước, nhắm vào các mục tiêu ăn cắp nhận dạng, “hacking” và khiêu dâm trẻ em cùng những tội phạm khác.
Nhưng những nguời chỉ trích đạo luật nêu ra một qui định cụ thể cho phép trừng phạt nặng nề về tội phỉ báng trên mạng.
Họ e rằng qui định này cho phép chính phủ đóng cửa các trang mạng và theo dõi các hoạt động trên mạng không cần đến trát tòa.
Giám đốc Á châu của Human Rights Watch Brad Adams nói rằng việc tòa án tạm ngưng đạo luật này chưa đủ và kêu gọi tòa dẹp bỏ đạo luật mà theo ông là thiếu sót nghiêm trọng.
Chiếu theo luật này thì bất cứ điều gì được coi là phỉ báng đăng tải trên mạng có thể bị phạt tù tới 12 năm, hơn gấp đôi hình phạt cho cùng một vi phạm trên báo chí.
Luật cũng cho phép bộ trưởng tư pháp quyền ngăn chặn hoặc hạn chế việc truy cập các dữ liệu internet mà bà coi là vi phạm luật.
Bộ trưởng tư pháp de Lima đã nêu ra nghi vấn về nhu cầu đối với một vài phần trong luật. Bà nói rằng việc bao gầm cả tội phỉ báng trên không gian mạng là không cần thiết vì đã có một luật về phỉ báng trong đạo luật hình sự của Philippine.
Nhiều tổ chức nhân quyền, ký giả và người sử dụng internet đã phản đối đạo luật bằng cách bôi đen những hình ảnh của họ trên các trang mạng xã hội trên màn hình.
Những tay hacker cũng nhắm mục tiêu vào một vài trang mạng của chính phủ để phản đối.