Bộ Ngoại giao Philippines hôm 17/5 tiết lộ, một cuộc họp giữa các giới chức cao cấp của EU và các nước ASEAN đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu tuần này để thảo luận về cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Philippines nói rằng tại cuộc họp này, EU tái xác nhận sự ủng hộ cho việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
EU kêu gọi các bên liên quan hãy giải thích rõ đòi hỏi chủ quyền của mình dựa trên UNCLOS.
Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Evan Garcia, đã trình bày các nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy Trung Quốc ký bộ quy tắc ứng xử COC, và lý do tại sao Philippines phải đưa Trung Quốc ra trước ủy ban trọng tài quốc tế, để ủy ban này tuyên bố bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc là “không hiệu lực” và “trái với luật pháp quốc tế.”
Trong khi đó, tin tức báo chí Ấn Độ cho hay, công ty dầu khí ONGC của họ có kế hoạch đầu tư thêm gần 150 triệu đôla để cùng Việt Nam khai thác giếng dầu Nam Côn Sơn.
Trước đây, giếng dầu này là một liên doanh giữa tập đoàn Petrovietnam, công ty BP của Anh, và công ty OVL, một bộ phận hải ngoại của công ty ONGC Ấn Độ.
Nay công ty BP đã rút khỏi liên doanh nên công ty OVL muốn bỏ thêm tiền để trám vào chỗ trống của BP.
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Philippines nói rằng tại cuộc họp này, EU tái xác nhận sự ủng hộ cho việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
EU kêu gọi các bên liên quan hãy giải thích rõ đòi hỏi chủ quyền của mình dựa trên UNCLOS.
Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Evan Garcia, đã trình bày các nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy Trung Quốc ký bộ quy tắc ứng xử COC, và lý do tại sao Philippines phải đưa Trung Quốc ra trước ủy ban trọng tài quốc tế, để ủy ban này tuyên bố bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc là “không hiệu lực” và “trái với luật pháp quốc tế.”
Trong khi đó, tin tức báo chí Ấn Độ cho hay, công ty dầu khí ONGC của họ có kế hoạch đầu tư thêm gần 150 triệu đôla để cùng Việt Nam khai thác giếng dầu Nam Côn Sơn.
Trước đây, giếng dầu này là một liên doanh giữa tập đoàn Petrovietnam, công ty BP của Anh, và công ty OVL, một bộ phận hải ngoại của công ty ONGC Ấn Độ.
Nay công ty BP đã rút khỏi liên doanh nên công ty OVL muốn bỏ thêm tiền để trám vào chỗ trống của BP.