Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mời hai vị tổng thống của Israel và Palestine đến Vatican để cầu nguyện chung với nhau vào ngày chủ nhật này. Đức Giáo hoàng cho biết ông không can dự vào tiến trình hòa bình Trung Đông, nhưng theo tường thuật của thông tín viên Jerome Socolovsky của đài VOA, những người mến mộ Đức Giáo hoàng tin rằng ông có thể làm những việc mà các chính khách thông thường không thể làm.
Lời mời bất ngờ đã được đưa trong chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo Tòa thánh Vatican tới vùng Trung Đông, nơi ông thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc mà các vị giáo hoàng trước đây vẫn thường né tránh.
Đức Giáo hoàng phát biểu như sau trong lúc gặp gỡ Tổng thống Shimon Peres của Israel: “Tôi muốn mời Tổng thống, và Tổng thống Mahmoud Abbas, cùng với tôi dâng một lời cầu nguyện mạnh mẽ để khẩn nài Thiên Chúa ban cho ơn hòa bình.”
Trên chuyến bay trở về Roma, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói với báo chí rằng ông không can dự vào tiến trình hòa bình Israel-Palestine đang bị bế tắc.
Nhưng ông Daniel Petri của Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở Washington cho biết Đức Giáo hoàng đã có một hành động táo bạo.
Ông Petri cho biết: “Nếu có việc gì xảy ra, đó sẽ là một việc vô cùng to lớn. Đức Giáo hoàng Phanxicô là người làm phép lạ ở Trung Đông.”
Nhiều người ái mộ vị giáo hoàng này đã xem là một người làm phép lạ.
Đức Giáo hoàng nói: “Hỡi các anh chị em, hãy tha thứ, đối thoại và hòa giải.”
Đức Giáo hoàng đã cầu nguyện như thế cho hòa bình Syria vào tháng 9 và chỉ một tuần sau đó các cường quốc thế giới đã đạt được một thỏa thuận để Hoa Kỳ không thực hiện những vụ không kích nhằm đáp lại việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Mặc dù vậy, ông Petri của Đại học Công giáo Hoa Kỳ nói rằng từ đó tới nay đã có thêm hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria và có những tố cáo mới về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Petri cho biết: “Đạt được một nền hòa bình công chính cho Syria là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng nếu có người nào đó nói rằng đó là một sự thành công thì tôi nghĩ họ sai về mặt đạo đức và trí thức.”
Buổi cầu nguyện chung vào chủ nhật này sẽ được nối tiếp bằng một thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phê Rô. Nhiều người tin rằng cho dù không xảy ra một phép lạ thì những diễn tiến đó cũng sẽ tạo ra một hình ảnh của một nỗ lực hòa bình, với Đức Giáo hoàng đứng chính giữa.
Lời mời bất ngờ đã được đưa trong chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo Tòa thánh Vatican tới vùng Trung Đông, nơi ông thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc mà các vị giáo hoàng trước đây vẫn thường né tránh.
Đức Giáo hoàng phát biểu như sau trong lúc gặp gỡ Tổng thống Shimon Peres của Israel: “Tôi muốn mời Tổng thống, và Tổng thống Mahmoud Abbas, cùng với tôi dâng một lời cầu nguyện mạnh mẽ để khẩn nài Thiên Chúa ban cho ơn hòa bình.”
Trên chuyến bay trở về Roma, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói với báo chí rằng ông không can dự vào tiến trình hòa bình Israel-Palestine đang bị bế tắc.
Nhưng ông Daniel Petri của Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở Washington cho biết Đức Giáo hoàng đã có một hành động táo bạo.
Ông Petri cho biết: “Nếu có việc gì xảy ra, đó sẽ là một việc vô cùng to lớn. Đức Giáo hoàng Phanxicô là người làm phép lạ ở Trung Đông.”
Nhiều người ái mộ vị giáo hoàng này đã xem là một người làm phép lạ.
Đức Giáo hoàng nói: “Hỡi các anh chị em, hãy tha thứ, đối thoại và hòa giải.”
Đức Giáo hoàng đã cầu nguyện như thế cho hòa bình Syria vào tháng 9 và chỉ một tuần sau đó các cường quốc thế giới đã đạt được một thỏa thuận để Hoa Kỳ không thực hiện những vụ không kích nhằm đáp lại việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Mặc dù vậy, ông Petri của Đại học Công giáo Hoa Kỳ nói rằng từ đó tới nay đã có thêm hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria và có những tố cáo mới về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Petri cho biết: “Đạt được một nền hòa bình công chính cho Syria là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng nếu có người nào đó nói rằng đó là một sự thành công thì tôi nghĩ họ sai về mặt đạo đức và trí thức.”
Buổi cầu nguyện chung vào chủ nhật này sẽ được nối tiếp bằng một thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phê Rô. Nhiều người tin rằng cho dù không xảy ra một phép lạ thì những diễn tiến đó cũng sẽ tạo ra một hình ảnh của một nỗ lực hòa bình, với Đức Giáo hoàng đứng chính giữa.