Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi hòa bình cho khu vực trong ngày thứ hai của chuyến thăm 3 ngày đến Trung Ðông.
Nói chuyện hôm Chủ nhật tại thị trấn Bethlehem ở Khu Bờ Tây, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thời điểm đã đến “cho tất cả mọi người tìm sự can đảm để mở lòng rộng lượng khoan dung và sáng tạo nhằm kết thúc cuộc xung đột kéo dài đã gây ra nhiều vết thương khó chữa lành được.
Ðức Giáo Hoàng đã đáp máy bay trực thăng từ Jordan đến Bethlehem hôm nay, Chủ nhật.
Các giáo hoàng trước luôn đến Bờ Tây sau khi đến Tel Aviv của Israel trước. Lộ trình chuyến thăm này của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đang được xem như một biểu hiệu đối với nguyện vọng có một nhà nước riêng của người Palestine.
Ðức Giáo Hoàng ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa Vatican với điều mà ngại gọi là “nhà nước Palestine.”
Nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã với 1,3 tỉ giáo dân đã gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm nay.
Ông Abbas cho biết ông nói với Ðức Giáo Hoàng rằng Israel đã xua đuổi người Công giáo và người Hồi giáo ra khỏi Jerusalem.
Ðức Giáo Hoàng sau đó là cử hành thánh lễ tại Quảng trường Máng cỏ ở Bethlehem, gần nơi mà người Kitô giáo tin là Chúa Giêsu đã sinh ra.
Cũng trong ngày hôm nay, Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp các trẻ em Palestine tại trại tị nạn Deheisheh.
Đức giáo hoàng sẽ cùng Đức Tổng Thượng phụ Bartholomew, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Hy Lạp, dâng lễ đồng tế tại Nhà thờ Mộ Thánh nơi mà tín đồ Kitô giáo tin là địa điểm Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và mai táng ở Jerusalem.
Thánh lễ đó đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc hội kiến lịch sử của các vị tiền nhiệm của hai giáo chủ, đã chấm dứt thời kỳ bất hòa kéo dài 9 thế kỷ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống.
Hôm thứ Bảy tại thủ đô Amman của Jordan, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi hãy cấp bách chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria. Ngài cũng chủ trì một thánh lễ để cầu nguyện cho hòa bình và tình đoàn kết.
Tại Israel ngày mai theo dự trù, Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp Tổng thống Israel Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ngài cũng sẽ đi thăm nghĩa trang quốc gia Mount Herzl của Israel và đền tưởng niệm cuộc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ II ở Yad Vashem. .
Nói chuyện hôm Chủ nhật tại thị trấn Bethlehem ở Khu Bờ Tây, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thời điểm đã đến “cho tất cả mọi người tìm sự can đảm để mở lòng rộng lượng khoan dung và sáng tạo nhằm kết thúc cuộc xung đột kéo dài đã gây ra nhiều vết thương khó chữa lành được.
Ðức Giáo Hoàng đã đáp máy bay trực thăng từ Jordan đến Bethlehem hôm nay, Chủ nhật.
Các giáo hoàng trước luôn đến Bờ Tây sau khi đến Tel Aviv của Israel trước. Lộ trình chuyến thăm này của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đang được xem như một biểu hiệu đối với nguyện vọng có một nhà nước riêng của người Palestine.
Ðức Giáo Hoàng ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa Vatican với điều mà ngại gọi là “nhà nước Palestine.”
Nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã với 1,3 tỉ giáo dân đã gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hôm nay.
Ông Abbas cho biết ông nói với Ðức Giáo Hoàng rằng Israel đã xua đuổi người Công giáo và người Hồi giáo ra khỏi Jerusalem.
Ðức Giáo Hoàng sau đó là cử hành thánh lễ tại Quảng trường Máng cỏ ở Bethlehem, gần nơi mà người Kitô giáo tin là Chúa Giêsu đã sinh ra.
Cũng trong ngày hôm nay, Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp các trẻ em Palestine tại trại tị nạn Deheisheh.
Đức giáo hoàng sẽ cùng Đức Tổng Thượng phụ Bartholomew, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Hy Lạp, dâng lễ đồng tế tại Nhà thờ Mộ Thánh nơi mà tín đồ Kitô giáo tin là địa điểm Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và mai táng ở Jerusalem.
Thánh lễ đó đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc hội kiến lịch sử của các vị tiền nhiệm của hai giáo chủ, đã chấm dứt thời kỳ bất hòa kéo dài 9 thế kỷ giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính thống.
Hôm thứ Bảy tại thủ đô Amman của Jordan, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi hãy cấp bách chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria. Ngài cũng chủ trì một thánh lễ để cầu nguyện cho hòa bình và tình đoàn kết.
Tại Israel ngày mai theo dự trù, Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp Tổng thống Israel Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ngài cũng sẽ đi thăm nghĩa trang quốc gia Mount Herzl của Israel và đền tưởng niệm cuộc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ II ở Yad Vashem. .