JERUSALEM —
Đức Giáo hoàng Phanxicô chuẩn bị kết thúc chuyến viếng thăm 3 ngày đến Trung Đông với một loạt các cuộc họp với những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị ở Israel. Hôm qua, trong ngày thứ nhì của chuyến đi tới Vùng Đất Thánh, nhà lãnh đạo Vatican đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một giải pháp hai quốc gia trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chào đón Đức giáo hoàng Phanxicô ngày hôm qua. Người đứng đầu giáo hội Công giáo đã phát biểu như sau:
“Đã đến lúc mọi người cần can đảm thể hiện sự hào phóng và sáng tạo vì lợi ích chung, cần can đảm để thúc đẩy hòa bình dựa trên sự thừa nhận của mỗi người về hai quốc gia, về quyền được tồn tại và hưởng hòa bình, an ninh trong biên giới được quốc tế công nhận.”
Đức giáo hoàng đã có chặng dừng chân không báo trước và cầu nguyện tại bức tường bao quanh phần lớn khu vực Bethlehem.
Tổng thống Palestine Abbas chào đón Giáo hoàng, và nói rằng người Palestine đánh giá cao nỗ lực của Ngài cho quyền lợi của người Palestine.
Ông Abbas nói: “Chúng tôi đã cho Đức giáo hoàng thấy tình hình bi thảm hiện thời ở Jerusalem, Đông Jerusalem, thủ đô của chúng tôi kể từ năm 1967, kế hoạch của Israel nhằm thay đổi danh xưng, hiện trạng và nhằm cô lập các cư dân Palestine, tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo, nhằm buộc họ phải dời cư."
Đức giáo hoàng sau đó đã cử hành thánh lễ với sự tham gia của hàng nghìn người tại Quảng trường Máng Cỏ, gần nơi mà người Thiên chúa tin rằng Chúa Jesus chào đời.
Ông Praveen Dsouza, một tu sĩ từ Ấn Độ, là một trong các tín đồ tham dự buổi cầu nguyện.
Ông Dsouza nói: “Đức giáo hoàng hiện thời là một người đại diện mạnh mẽ cho Chúa. Tôi nghĩ Ngài có thể chạm tới trái tim và khối óc của những người tại đây. Tôi chắc chắn như vậy.”
Bà Shankhshir Azza, một tín đồ Hồi giáo sinh sống ở Nablus, phát biểu cảm tưởng như sau:
“Ngài tới đây đồng nghĩa với việc Ngài đặt lòng tin vào trường hợp của chúng tôi. Ngài ủng hộ chúng tôi. Ngài ủng hộ người dân Palestine, trẻ em Palestine và quyền sống trong hòa bình giống như bất kỳ các sắc dân nào khác."
Đức Giáo hoàng thăm Jordan hôm thứ Bảy. Ngài đã cầu nguyện tại sông Jordan, nơi nhiều người tin rằng Chúa Jesus đã được rửa tội và gặp gỡ những người tị nạn Syria.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: “Chúng tôi thực sự xúc động vì những bi kịch và nỗi đau phát xuất từ các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tôi nghĩ đến trước hết là đất nước Syria yêu quý. Cuộc chiến khởi đầu giữa những người anh em đã kéo dài 3 năm qua và đã biến nhiều người thành nạn nhân, buộc hàng triệu người trở thành người tị nạn."
Trước đó, tại một buổi cầu nguyện ở Amman, Đức giáo hoàng kêu gọi sự khoan dung tôn giáo ở Trung Đông và khắp nơi trên thế giới.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chào đón Đức giáo hoàng Phanxicô ngày hôm qua. Người đứng đầu giáo hội Công giáo đã phát biểu như sau:
“Đã đến lúc mọi người cần can đảm thể hiện sự hào phóng và sáng tạo vì lợi ích chung, cần can đảm để thúc đẩy hòa bình dựa trên sự thừa nhận của mỗi người về hai quốc gia, về quyền được tồn tại và hưởng hòa bình, an ninh trong biên giới được quốc tế công nhận.”
Đức giáo hoàng đã có chặng dừng chân không báo trước và cầu nguyện tại bức tường bao quanh phần lớn khu vực Bethlehem.
Tổng thống Palestine Abbas chào đón Giáo hoàng, và nói rằng người Palestine đánh giá cao nỗ lực của Ngài cho quyền lợi của người Palestine.
Ông Abbas nói: “Chúng tôi đã cho Đức giáo hoàng thấy tình hình bi thảm hiện thời ở Jerusalem, Đông Jerusalem, thủ đô của chúng tôi kể từ năm 1967, kế hoạch của Israel nhằm thay đổi danh xưng, hiện trạng và nhằm cô lập các cư dân Palestine, tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo, nhằm buộc họ phải dời cư."
Đức giáo hoàng sau đó đã cử hành thánh lễ với sự tham gia của hàng nghìn người tại Quảng trường Máng Cỏ, gần nơi mà người Thiên chúa tin rằng Chúa Jesus chào đời.
Ông Praveen Dsouza, một tu sĩ từ Ấn Độ, là một trong các tín đồ tham dự buổi cầu nguyện.
Ông Dsouza nói: “Đức giáo hoàng hiện thời là một người đại diện mạnh mẽ cho Chúa. Tôi nghĩ Ngài có thể chạm tới trái tim và khối óc của những người tại đây. Tôi chắc chắn như vậy.”
Bà Shankhshir Azza, một tín đồ Hồi giáo sinh sống ở Nablus, phát biểu cảm tưởng như sau:
“Ngài tới đây đồng nghĩa với việc Ngài đặt lòng tin vào trường hợp của chúng tôi. Ngài ủng hộ chúng tôi. Ngài ủng hộ người dân Palestine, trẻ em Palestine và quyền sống trong hòa bình giống như bất kỳ các sắc dân nào khác."
Đức Giáo hoàng thăm Jordan hôm thứ Bảy. Ngài đã cầu nguyện tại sông Jordan, nơi nhiều người tin rằng Chúa Jesus đã được rửa tội và gặp gỡ những người tị nạn Syria.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: “Chúng tôi thực sự xúc động vì những bi kịch và nỗi đau phát xuất từ các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tôi nghĩ đến trước hết là đất nước Syria yêu quý. Cuộc chiến khởi đầu giữa những người anh em đã kéo dài 3 năm qua và đã biến nhiều người thành nạn nhân, buộc hàng triệu người trở thành người tị nạn."
Trước đó, tại một buổi cầu nguyện ở Amman, Đức giáo hoàng kêu gọi sự khoan dung tôn giáo ở Trung Đông và khắp nơi trên thế giới.