Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia

Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.

Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay khai mạc Đại hội lần thứ 12, bầu chọn dàn lãnh đạo mới cho quốc gia.

Đại hội khai diễn sáng 21/1 tại Hà Nội, quy tụ 1.510 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu đảng viên toàn quốc bầu ra các nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới.

Cuộc họp kín kéo dài 8 ngày sẽ đánh giá thành tựu và đề ra chính sách trước khi chọn ra những gương mặt cho 4 vị trí cao cấp nhất bao gồm Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, và Tổng Bí thư.

Báo chí không được tham dự và kết quả chính thức dự kiến được công bố vào ngày 28/1, nhưng tới thời điểm này, có nhiều đồn đoán cho rằng đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, có nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí này, đánh bật đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi.

Nếu ông Dũng trở thành Tổng Bí thư, dù xác suất đó hiện nay khá nhỏ, ông không thể có đầu óc chiến lược để giải quyết vấn đề quốc gia. Trước mắt cũng chỉ là những cuộc trả đũa lẫn nhau và ông Dũng sẽ tiếp tục để cho các nhóm lợi ích sinh sôi. Ông Trọng là một nhà bảo thủ kiên định, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chế độ một đảng một cách thành tâm. Bù lại, ông là người có tiếng là thanh sạch. Trường hợp ông Trọng thắng cử cũng không phải là điều xấu nhất.
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói.

Giới quan sát không kỳ vọng sẽ có những bất ngờ lớn từ đại hội này và cũng không trông đợi dàn lãnh đạo sắp tới của Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi cần thiết cho đất nước.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, từng là đảng viên và cán bộ tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP.HCM, nhận định những gì đang diễn ra cho thấy cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng chưa tới hồi kết thúc và dự kiến sẽ còn căng thẳng hơn sau đại hội bầu chọn nhân sự quan trọng này. Tiến sĩ Dũng phân tích:

"Đại hội 12 chưa thể giải quyết xong toàn bộ vấn đề nhân sự và vấn đề phe phái. Trong vài năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục sa đà vào những cuộc tranh dành quyền lực liên miên và kinh tế ngổn ngang có thể dẫn tới khủng hoảng. Các nhóm lợi ích có thể sẽ còn tung hoành hơn nữa, đời sống người dân sẽ còn khốn khổ hơn nữa. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, dù xác suất đó hiện nay khá nhỏ, ông không thể có đầu óc chiến lược để giải quyết vấn đề quốc gia. Trước mắt cũng chỉ là những cuộc trả đũa lẫn nhau và ông Dũng cũng sẽ tiếp tục để cho các nhóm lợi ích sinh sôi. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhà bảo thủ kiên định, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chế độ một đảng một cách thành tâm. Bù lại, ông là người có tiếng là thanh sạch. Trường hợp ông Trọng thắng cử cũng không phải là điều xấu nhất. Người ta thường theo quy luật là trong hai cái dở nên chọn cái nào đỡ dở hơn. Đó là ý kiến của một số dư luận như vậy. Riêng tôi thấy quả là rất khó kỳ vọng cả ông Dũng, ông Trọng, ông Sang, hay ông Hùng. Tôi thấy quá khó để các ông có thể hành động một điều gì đó vì nhân dân vào thời điểm này vì tình hình lúc này không phải thuận lợi như trước đây nữa, mà các ông trước mắt sẽ phải đối phó với nhau."

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc chính thức Đại hội đảng CSVN 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.



Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, một ngòi bút cổ súy cho dân chủ-nhân quyền trong nước được nhiều người biết tiếng, cho rằng nhân vật nào thắng trong cuộc tranh đua này cũng không có gì khác biệt cho sự phát triển quốc gia trong chính sách cai trị độc đoán, độc tài, bất dung đối lập của đảng cộng sản Việt Nam.

Mong là tất cả người dân Việt Nam, dù có là đảng viên có theo lý tưởng cộng sản hay không, hãy nhìn vào những sự thật diễn ra trên đất nước này mà lựa chọn cho mình một hành động để làm sao có thể cứu nguy cho dân tộc...Cái nguy thứ nhất là nguy cơ mất nước vì Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nguy cơ thứ hai là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, văn hóa, xã hội.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng chia sẻ.

Anh Thắng nói luồng gió mới cho tình hình đất nước và vận mệnh dân tộc không từ những người lãnh đạo mới:

"Ai có thể giành được vị trí quyền lực nhất sau đại hội cũng không quan trọng. Ai lên nắm quyền thì nhân dân vẫn cứ khổ thế thôi. Theo tôi, quan trọng là nhận thức của người dân và hành động của người dân sau đại hội này như thế nào khi người ta đã chứng kiến được tất cả những sự thối nát cũng như những điều mà đảng cộng sản đã gây ra trên đất nước này. Vận mệnh quốc gia không thể từ một nỗ lực cá nhân hay một nhóm. Tôi không bao giờ trông chờ, hy vọng, hay đặt niềm tin vào cá nhân hay hội nhóm nào, đặc biệt là vào những người cộng sản. Quan trọng là sự chuyển biến nhận thức và tinh thần công dân của tất cả nhân dân Việt Nam."

Blogger này chia sẻ nguyện vọng:

"Mong là tất cả người dân Việt Nam, dù có là đảng viên có theo lý tưởng cộng sản hay không, hãy nhìn vào những sự thật diễn ra trên đất nước này mà lựa chọn cho mình một hành động để làm sao có thể cứu nguy cho dân tộc và đưa nhân dân thoát ra khỏi vũng lầy này càng nhanh càng tốt. Cái nguy thứ nhất là nguy cơ mất nước vì Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nguy cơ thứ hai là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, văn hóa, xã hội."

Your browser doesn’t support HTML5

Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia

Lãnh đạo sắp tới của Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt quyết định nhịp độ cải cách kinh tế, định hướng mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong diễn văn khai mạc đại hội đảng 12 hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đảng cộng sản Việt Nam kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê, chủ nghĩa xã hội, dù quyết tâm theo đuổi đường lối đổi mới.

Đại hội sẽ bầu chọn Tổng Bí thư ngày 27/1 trước khi tân Tổng bí thư họp báo ra mắt vào ngày bế mạc đại hội 28/1.

Your browser doesn’t support HTML5

Đảng cộng sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia