BANGKOK —
Hàng vạn công nhân Campuchia ở Thái Lan đã trở về nước vì lo sợ quân đội Thái Lan sẽ truy lùng những công nhân bất hợp pháp. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của Đài VOA tại Bangkok, chính phủ Thái Lan phủ nhận tin đồn cho rằng họ đã ra lệnh trục xuất công nhân di trú.
Hàng ngàn lao động Campuchia không giấy tờ hợp lệ đang trên đường về nước, tạo cảnh hỗn loạn tại biên giới Thái Lan-Campuchia. Những người này vì sợ bị truy lùng và biết được những tin tức không được xác nhận cho biết chính phủ quân đội Thái Lan sẽ dùng vũ lực đối với những lao động bất hợp pháp.
An ninh biên giới được siết chặt sau khi quân đội lên nắm quyền vào ngày 22 tháng 5 đã khiến một số công nhân di trú rủ nhau về nước. Nhưng số người hồi hương đã tăng mạnh trong vài ngày qua.
Phát ngôn viên của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) vùng châu Á Thái Bình Dương Joe Lowry, nói các trạm kiểm soát biên giới bị quá tải.
Ông Lowry nói: “Khoảng 75.000 công nhân Campuchia không có giấy tờ hợp lệ từ Thái Lan vượt biên giới trở về Campuchia. Những người này đến từ các phần đất khác nhau của Thái Lan. Họ có mặt tại biên giới và sau đó được đưa về tỉnh nhà của họ bằng những xe tải quân sự, và bằng những xe buýt nhỏ mà chúng tôi thuê để đưa những người cần trở về một cách cấp bách. Trong 48 giờ qua, tình hình tại vùng biên giới thật hỗn loạn và tình trạng này sẽ tiếp tục trong một thời gian.”
Văn phòng của Ủy ban Y tế Quốc gia Thái Lan ước lượng có khoảng 4 triệu công nhân di trú tại Thái Lan, trong đó ít nhất 400.000 người Campuchia và hơn 2 triệu người Miến Điện, cùng với một số người Lào. Tất cả những người này có những đóng góp quan trọng trong các lãnh vực công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp. Họ làm những việc mà các công nhân Thái Lan thường không muốn làm.
Hôm chủ Nhật, quân đội Thái Lan và Bộ Ngoại giao đưa ra một tuyên bố để phủ nhận những tin đồn cho rằng chính quyền đang có kế hoạch truy lùng những công nhân di dân. Đại Tướng Tanasak Patimapragon, người đứng hạng thứ nhì trong chính phủ quân nhân nói chính quyền đang có những bước để kiểm soát công nhân di trú vì có những quan ngại về vấn đề buôn người và nạn lao động trẻ em.
Trong những năm gần đây, một chương trình do Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hiệp quốc hỗ trợ đã làm việc để hợp thức hóa những công nhân không giấy tờ hợp lệ tại Thái Lan qua một chương trình cấp giấp phép làm việc và cấp hộ chiếu quốc gia cho những công nhân di dân.
Có tin cho rằng kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào tháng 5, cảnh sát và các giới chức khác đã bố ráp những khu vực của người di dân, gồm có thành phố Chiang Mai ở phía bắc, và Trat, một thị trấn Thái Lan nằm sát biên giới Miến Điện, yêu cầu công nhân di dân xuất trình giấy tờ chứng minh lý lịch.
Những phát biểu mới đây của nhà lãnh đạo chính phủ quân nhân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-o-cha, về việc cải thiện công tác quản lý lực lượng lao động và cảnh báo những công nhân bất hợp pháp về qui chế của họ đã gây lo ngại là sẽ có một vụ trấn áp.
Tuy nhiên, một nhà phân tích về vấn đề công nhân di trú, ông Andy Hall, nói việc duyệt xét lại chính sách là cần thiết.
Ông Hall nói: “Chính quyền thành lập ủy ban này và nói rằng ủy ban có mục đích giải quyết những vấn đề di dân. Tôi nghĩ đây là một điều tốt vì chính sách di dân tại Thái Lan hoàn toàn hỗn loạn. Hàng trăm ngàn di dân bị bỏ mặc vì không có một chính sách nào cả.”
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan hôm chủ Nhật nói rằng những tin đồn về việc trấn áp đã tạo ra sự hoảng loạn trong giới công nhân Campuchia cũng như giới chủ nhân Thái Lan. Phát ngôn viên này cũng nói rằng chính phủ không hề dùng vũ lực, bắt người hàng loạt hay giết hại công nhân di dân như báo chí loan tin.
Hàng ngàn lao động Campuchia không giấy tờ hợp lệ đang trên đường về nước, tạo cảnh hỗn loạn tại biên giới Thái Lan-Campuchia. Những người này vì sợ bị truy lùng và biết được những tin tức không được xác nhận cho biết chính phủ quân đội Thái Lan sẽ dùng vũ lực đối với những lao động bất hợp pháp.
An ninh biên giới được siết chặt sau khi quân đội lên nắm quyền vào ngày 22 tháng 5 đã khiến một số công nhân di trú rủ nhau về nước. Nhưng số người hồi hương đã tăng mạnh trong vài ngày qua.
Phát ngôn viên của Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) vùng châu Á Thái Bình Dương Joe Lowry, nói các trạm kiểm soát biên giới bị quá tải.
Ông Lowry nói: “Khoảng 75.000 công nhân Campuchia không có giấy tờ hợp lệ từ Thái Lan vượt biên giới trở về Campuchia. Những người này đến từ các phần đất khác nhau của Thái Lan. Họ có mặt tại biên giới và sau đó được đưa về tỉnh nhà của họ bằng những xe tải quân sự, và bằng những xe buýt nhỏ mà chúng tôi thuê để đưa những người cần trở về một cách cấp bách. Trong 48 giờ qua, tình hình tại vùng biên giới thật hỗn loạn và tình trạng này sẽ tiếp tục trong một thời gian.”
Văn phòng của Ủy ban Y tế Quốc gia Thái Lan ước lượng có khoảng 4 triệu công nhân di trú tại Thái Lan, trong đó ít nhất 400.000 người Campuchia và hơn 2 triệu người Miến Điện, cùng với một số người Lào. Tất cả những người này có những đóng góp quan trọng trong các lãnh vực công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp. Họ làm những việc mà các công nhân Thái Lan thường không muốn làm.
Hôm chủ Nhật, quân đội Thái Lan và Bộ Ngoại giao đưa ra một tuyên bố để phủ nhận những tin đồn cho rằng chính quyền đang có kế hoạch truy lùng những công nhân di dân. Đại Tướng Tanasak Patimapragon, người đứng hạng thứ nhì trong chính phủ quân nhân nói chính quyền đang có những bước để kiểm soát công nhân di trú vì có những quan ngại về vấn đề buôn người và nạn lao động trẻ em.
Trong những năm gần đây, một chương trình do Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hiệp quốc hỗ trợ đã làm việc để hợp thức hóa những công nhân không giấy tờ hợp lệ tại Thái Lan qua một chương trình cấp giấp phép làm việc và cấp hộ chiếu quốc gia cho những công nhân di dân.
Có tin cho rằng kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào tháng 5, cảnh sát và các giới chức khác đã bố ráp những khu vực của người di dân, gồm có thành phố Chiang Mai ở phía bắc, và Trat, một thị trấn Thái Lan nằm sát biên giới Miến Điện, yêu cầu công nhân di dân xuất trình giấy tờ chứng minh lý lịch.
Những phát biểu mới đây của nhà lãnh đạo chính phủ quân nhân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-o-cha, về việc cải thiện công tác quản lý lực lượng lao động và cảnh báo những công nhân bất hợp pháp về qui chế của họ đã gây lo ngại là sẽ có một vụ trấn áp.
Tuy nhiên, một nhà phân tích về vấn đề công nhân di trú, ông Andy Hall, nói việc duyệt xét lại chính sách là cần thiết.
Ông Hall nói: “Chính quyền thành lập ủy ban này và nói rằng ủy ban có mục đích giải quyết những vấn đề di dân. Tôi nghĩ đây là một điều tốt vì chính sách di dân tại Thái Lan hoàn toàn hỗn loạn. Hàng trăm ngàn di dân bị bỏ mặc vì không có một chính sách nào cả.”
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan hôm chủ Nhật nói rằng những tin đồn về việc trấn áp đã tạo ra sự hoảng loạn trong giới công nhân Campuchia cũng như giới chủ nhân Thái Lan. Phát ngôn viên này cũng nói rằng chính phủ không hề dùng vũ lực, bắt người hàng loạt hay giết hại công nhân di dân như báo chí loan tin.