BANGKOK —
Lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5 ở Thái Lan, vị tướng lãnh điều hành đất nước đã cho biết về ngày tháng thành lập một chính phủ lâm thời.
Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố quyền hành sẽ được giao cho một chính phủ lâm thời trong vài tháng nữa.
Phát biểu với các giới chức quân sự cấp cao và công chức chính phủ hôm nay, người đứng đầu tập đoàn cầm quyền Thái loan báo “một chính phủ sẽ được thành lập vào tháng 8, hay trễ nhầt là tháng 9.” Nhưng vị tham mưu trưởng quân đội nổi tiếng về tính tình thẳng thắn này nói thêm rằng, “chớ hỏi tôi đó là những ai và nguồn gốc của họ.”
Có lời đồn đoán rằng tướng Prayuth, sẽ rời quân ngũ vào tháng 9, có thể tự bổ nhiệm mình làm thủ tướng.
Trong một bài phát biểu tập trung vào ngân sách quốc gia trong năm tới, vị tướng lãnh đã chiếm quyền cách đây ba tuần lễ từ tay một chính phủ tạm quyền yếu ớt, lập lại rằng một hiến pháp mới sẽ được soạn thảo trong vòng ba tháng, nhưng nói rằng sẽ phải chờ ít nhất một năm mới có thể diễn ra cuộc tổng tuyển cử.
Tuy cam kết duy trì một quân đội vững mạnh, vị tư lệnh này cũng bênh vực việc tập đoàn cầm quyền can dự vào những vấn đề lớn nhỏ - từ việc kiểm soát giá cả cho đến việc kêu gọi các buổi truyền hình miễn phí tất cả các trận đấu bóng đá trong giải World Cup.
Tướng Prayuth hôm thứ Sáu cũng cho biết, một dự án giao thông nhiều tỉ đô la để xây dựng thêm các tuyến đường sắt và cơ sở hạ tầng đang được xem xét lần nữa. Một tòa án đã bác bỏ dự án cơ sở hạ tầng này vào tháng Ba, phán quyết rằng quá tốn kém.
Theo tờ The Bangkok Post, dự án mới sẽ tốn thêm 30 tỉ USD so với kinh phí ban đầu là ba ngàn tỉ baht.
Tướng Prayuth thừa nhận có những chỉ trích rằng tập đoàn cầm quyền đang “tiến hành các chính sách mị dân, như điều chỉnh cơ cấu thuế khóa và hạn chế giá năng lượng.” Ông giải thích rằng những biện pháp này trên thực tế là “những biện pháp tạm thời để dân chúng đỡ khó khăn.”
Tướng Prayuth cũng loan báo cơ quan cầm quyền quân sự sẽ không gia hạn một chương trình tốn kém gây tranh cãi theo đó nông gia hứa bán gạo cho chính phủ để được trả thêm 40% cao hơn giá thị trường.
Chính phủ còn thiếu hai tỷ rưỡi đôla gạo mua của nông gia và quân đội đã bắt đầu trả dần.
Kế hoạch vừa kể là trọng điểm của chính quyền thủ tướng Yingluck Shinawatra, nhưng bị chỉ trích là để gạo không bán được hư mục trong các nhà kho giữa những cáo giác tham nhũng. Một phán quyết của tòa về các yếu tố chính trong kế hoạch đã khiến bà Yingluck bị bãi chức hồi tháng trước.
Một mục tiêu của cuộc đảo chính, theo lời phát ngôn viên tập đoàn cầm quyền, là xóa bỏ ảnh hưởng của gia đình Shinawatra ra khỏi chính sự Thái. Anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, một nhà tỷ phú truyền thông, đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính kỳ trước vào năm 2006.
Tướng Prayuth, một người bảo hoàng nhiệt thành và một quân nhân chuyên nghiệp, đang kêu gọi kiên nhẫn và nêu ra rằng tập đoàn cầm quyền đang hưởng “tuần trăng mật” mà ông tỏ ý hy vọng sẽ kéo dài hơn.
Tướng Prayuth nói “chúng ta phải đem hạnh phúc trở lại cho dân chúng, cho tất cả các thành phần.” Ông nói thêm rằng tập đoàn sẽ không làm điều gì ảnh hưởng về lâu về dài đến hệ thống tài chính quốc gia. Ông yêu cầu cử tọa là nếu ông ra lệnh gì sai trái thì hãy cho ông biết bởi vì theo nguyên văn lời ông, “Tôi sẵn sàng lắng nghe tất cả những lời bình phẩm.”
Nhưng chỉ trích tập đoàn cầm quyền thực ra đã im tiếng, vì giới truyền thông đang hoạt động dưới sự kiểm duyệt của quân đội, trong khi quân đội và cảnh sát thề quyết sẽ bắt giữ nhưng người đưa ra các lời bình luận xúi giục bạo động hay bị cho là mang tính chính trị.
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5, mấy trăm người đã bị quân đội triệu tập và đa số đã bị giam giữ một hay hai tuần. Trong số này có các chính trị gia, các nhà trí thức, những người hoạt động và ký giả. Một số được phóng thích cho biết họ đã phải ký một văn kiện khẳng định rằng họ sẽ không tham gia hoạt động chính trị hay rời khỏi nước.
Ðã có một số người tỏ ý chống đối cuộc đảo chính tại các cuộc tập họp nhỏ và ôn hòa bị bắt giữ. Nhưng một phần đáng kể trong giới trung lưu thành thị dường như ủng hộ việc quân đội lên nắm quyền.
Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố quyền hành sẽ được giao cho một chính phủ lâm thời trong vài tháng nữa.
Phát biểu với các giới chức quân sự cấp cao và công chức chính phủ hôm nay, người đứng đầu tập đoàn cầm quyền Thái loan báo “một chính phủ sẽ được thành lập vào tháng 8, hay trễ nhầt là tháng 9.” Nhưng vị tham mưu trưởng quân đội nổi tiếng về tính tình thẳng thắn này nói thêm rằng, “chớ hỏi tôi đó là những ai và nguồn gốc của họ.”
Có lời đồn đoán rằng tướng Prayuth, sẽ rời quân ngũ vào tháng 9, có thể tự bổ nhiệm mình làm thủ tướng.
Trong một bài phát biểu tập trung vào ngân sách quốc gia trong năm tới, vị tướng lãnh đã chiếm quyền cách đây ba tuần lễ từ tay một chính phủ tạm quyền yếu ớt, lập lại rằng một hiến pháp mới sẽ được soạn thảo trong vòng ba tháng, nhưng nói rằng sẽ phải chờ ít nhất một năm mới có thể diễn ra cuộc tổng tuyển cử.
Tuy cam kết duy trì một quân đội vững mạnh, vị tư lệnh này cũng bênh vực việc tập đoàn cầm quyền can dự vào những vấn đề lớn nhỏ - từ việc kiểm soát giá cả cho đến việc kêu gọi các buổi truyền hình miễn phí tất cả các trận đấu bóng đá trong giải World Cup.
Tướng Prayuth hôm thứ Sáu cũng cho biết, một dự án giao thông nhiều tỉ đô la để xây dựng thêm các tuyến đường sắt và cơ sở hạ tầng đang được xem xét lần nữa. Một tòa án đã bác bỏ dự án cơ sở hạ tầng này vào tháng Ba, phán quyết rằng quá tốn kém.
Theo tờ The Bangkok Post, dự án mới sẽ tốn thêm 30 tỉ USD so với kinh phí ban đầu là ba ngàn tỉ baht.
Tướng Prayuth thừa nhận có những chỉ trích rằng tập đoàn cầm quyền đang “tiến hành các chính sách mị dân, như điều chỉnh cơ cấu thuế khóa và hạn chế giá năng lượng.” Ông giải thích rằng những biện pháp này trên thực tế là “những biện pháp tạm thời để dân chúng đỡ khó khăn.”
Tướng Prayuth cũng loan báo cơ quan cầm quyền quân sự sẽ không gia hạn một chương trình tốn kém gây tranh cãi theo đó nông gia hứa bán gạo cho chính phủ để được trả thêm 40% cao hơn giá thị trường.
Chính phủ còn thiếu hai tỷ rưỡi đôla gạo mua của nông gia và quân đội đã bắt đầu trả dần.
Kế hoạch vừa kể là trọng điểm của chính quyền thủ tướng Yingluck Shinawatra, nhưng bị chỉ trích là để gạo không bán được hư mục trong các nhà kho giữa những cáo giác tham nhũng. Một phán quyết của tòa về các yếu tố chính trong kế hoạch đã khiến bà Yingluck bị bãi chức hồi tháng trước.
Một mục tiêu của cuộc đảo chính, theo lời phát ngôn viên tập đoàn cầm quyền, là xóa bỏ ảnh hưởng của gia đình Shinawatra ra khỏi chính sự Thái. Anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, một nhà tỷ phú truyền thông, đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính kỳ trước vào năm 2006.
Tướng Prayuth, một người bảo hoàng nhiệt thành và một quân nhân chuyên nghiệp, đang kêu gọi kiên nhẫn và nêu ra rằng tập đoàn cầm quyền đang hưởng “tuần trăng mật” mà ông tỏ ý hy vọng sẽ kéo dài hơn.
Tướng Prayuth nói “chúng ta phải đem hạnh phúc trở lại cho dân chúng, cho tất cả các thành phần.” Ông nói thêm rằng tập đoàn sẽ không làm điều gì ảnh hưởng về lâu về dài đến hệ thống tài chính quốc gia. Ông yêu cầu cử tọa là nếu ông ra lệnh gì sai trái thì hãy cho ông biết bởi vì theo nguyên văn lời ông, “Tôi sẵn sàng lắng nghe tất cả những lời bình phẩm.”
Nhưng chỉ trích tập đoàn cầm quyền thực ra đã im tiếng, vì giới truyền thông đang hoạt động dưới sự kiểm duyệt của quân đội, trong khi quân đội và cảnh sát thề quyết sẽ bắt giữ nhưng người đưa ra các lời bình luận xúi giục bạo động hay bị cho là mang tính chính trị.
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22 tháng 5, mấy trăm người đã bị quân đội triệu tập và đa số đã bị giam giữ một hay hai tuần. Trong số này có các chính trị gia, các nhà trí thức, những người hoạt động và ký giả. Một số được phóng thích cho biết họ đã phải ký một văn kiện khẳng định rằng họ sẽ không tham gia hoạt động chính trị hay rời khỏi nước.
Ðã có một số người tỏ ý chống đối cuộc đảo chính tại các cuộc tập họp nhỏ và ôn hòa bị bắt giữ. Nhưng một phần đáng kể trong giới trung lưu thành thị dường như ủng hộ việc quân đội lên nắm quyền.