Hồi đầu tuần Trung Quốc thừa nhận đã định thực hiện một vụ không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào một tay trùm buôn lậu ma túy Miến Điện bị truy nã trong vụ sát hại 13 thủy thủ Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng điều này nêu bật khả năng ngày càng lớn của Trung Quốc trong lãnh vực không chiến dựa vào máy bay không người lái.
Người đứng đầu công tác bài trừ ma túy của Trung Quốc, ông Lưu Dược Tấn, cho tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản biết rằng giới hữu trách đã lên kế hoạch dùng máy bay không người lái để giội bom nơi ẩn náu của trùm ma túy Naw Kham trên một ngọn núi ở đông bắc Miến Điện nhằm chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài nhiều tháng.
Viên chức này nói rằng kế hoạch không kích bằng máy bay không người lái rốt cuộc đã bị hủy bỏ, và thay vào đó, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành quân chung với Lào để bắt sống Naw Kham hồi tháng tư. Tiết lộ của ông Lưu cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét tới việc thực hiện những vụ tấn công bằng máy bay không người lái bên ngoài biên giới của mình.
Giáo sư Peter Dutton của Trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ (US Naval War College) cho biết Bắc Kinh đang dần dà từ bỏ chính sách không can thiệp trong các vấn đề quốc tế và ngày càng sẵn sàng hơn trong việc phát huy sức mạnh ra ngoài lãnh thổ của mình. Ông nhận định:
"Đây là một sự thay đổi mới. Đây là Trung Quốc đang hành xử một cách chủ động hơn trên trường quốc tế để bảo vệ các quyền lợi của mình, vượt xa biên giới của mình so với cách hành xử trong quá khứ."
Trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã chế ngự thị trường máy bay không người lái trên thế giới và đã dùng loại máy bay này để thực hiện những vụ không kích nhắm vào các mục tiêu ở nước ngoài.
Nhưng trong thời gian gần đây Trung Quốc đã cải thiện công nghệ của họ một cách nhanh chóng và mới đây họ đã trình làng một số rất lớn những kiểu máy bay không người lái mới tại những cuộc triễn lãm hàng không. Ngoài ra, họ cũng hiện đại hóa hệ thống Bắc Đẩu của họ để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và những hệ thống khác của Nga và Âu châu.
Chính phủ của Tổng thống Obama đã biện minh cho những vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan, Yemen và Somalia với tuyên bố cho rằng chính phủ của các nước đó “không muốn hoặc không có khả năng trấn áp mối đe dọa của những phần tử khủng bố.”
Ông Stephen Vladeck, giáo sư luật khoa của American University nói rằng Washington cần phải có tiêu chuẩn cụ thể hơn cho việc sử dụng máy bay không người lái vì Trung Quốc và các nước khác đang theo dõi sát những hành động của Mỹ trong lãnh vực này. Ông nói:
"Một phần của vấn đề là vì chính phủ Mỹ dường như đã thực hiện rất nhiều vụ không kích bằng máy bay không người lái và không thật sự nêu rõ những tiêu chuẩn của việc thực hiện các vụ không kích như vậy. Cho nên có thể các nước khác như Trung Quốc sẽ nêu lên thí dụ của Mỹ để nói rằng - nếu họ làm như vậy thì chúng tôi cũng có thể làm."
Một vấn đề khác nữa là sự khuyếch tán và nhu cầu tăng vọt của các loại máy bay không người lái.
Trong lúc Hoa Kỳ xuất khẩu máy bay không người lái cho một số rất ít các nước đồng minh thân thiết, các công ty Trung Quốc ngày càng được nhiều người xem là một nguồn cung ứng đáng tin cậy và giá rẻ. Mấy mươi quốc gia giờ đây đã mua hoặc tự chế tạo máy bay không người lái, chủ yếu là dùng cho hoạt động trinh sát. Giáo sư Vladeck cho rằng đây là một xu thế đáng lo ngại:
"Vấn đề là kỹ thuật này trở nên phổ biến hơn và rất là rẻ. Nên tôi nghĩ rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các nước có quân đội nhỏ hơn nhiều, và các nước có chính phủ thiếu tinh thần trách nhiệm cũng có thể sử dụng những kỹ thuật này."
Một trong những máy bay không người lái mà Trung Quốc mang ra giới thiệu tại cuộc triễn làm hàng không Chu Hải hồi tháng 11 có tầm hoạt động hơn 3,200 kilomét và quân đội Nhật Bản hồi gần đây đã báo cáo một máy bay không người lái bay gần các chiến hạm Trung Quốc trong cuộc thao dượt gần đảo Okinawa.
Trong lúc căng thẳng giữa hai nước tăng mạnh vì vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa, truyền thông Nhật Bản nói rằng chính phủ mới ở Tokyo muốn mua các máy bay không người lái thuộc loại tiên tiến của Mỹ.
Tuy cả hai nước đều tuyên bố máy bay không người lái của họ sẽ được dùng để trinh sát, các chuyên gia cảnh báo rằng việc gắn thêm vũ khí vào máy bay là một việc dễ dàng và không thể loại trừ khả năng xảy ra những vụ đụng độ giữa các máy bay không người lái trong khu vực này.
Người đứng đầu công tác bài trừ ma túy của Trung Quốc, ông Lưu Dược Tấn, cho tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng Sản biết rằng giới hữu trách đã lên kế hoạch dùng máy bay không người lái để giội bom nơi ẩn náu của trùm ma túy Naw Kham trên một ngọn núi ở đông bắc Miến Điện nhằm chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài nhiều tháng.
Viên chức này nói rằng kế hoạch không kích bằng máy bay không người lái rốt cuộc đã bị hủy bỏ, và thay vào đó, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành quân chung với Lào để bắt sống Naw Kham hồi tháng tư. Tiết lộ của ông Lưu cho thấy Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét tới việc thực hiện những vụ tấn công bằng máy bay không người lái bên ngoài biên giới của mình.
Giáo sư Peter Dutton của Trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ (US Naval War College) cho biết Bắc Kinh đang dần dà từ bỏ chính sách không can thiệp trong các vấn đề quốc tế và ngày càng sẵn sàng hơn trong việc phát huy sức mạnh ra ngoài lãnh thổ của mình. Ông nhận định:
"Đây là một sự thay đổi mới. Đây là Trung Quốc đang hành xử một cách chủ động hơn trên trường quốc tế để bảo vệ các quyền lợi của mình, vượt xa biên giới của mình so với cách hành xử trong quá khứ."
Trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã chế ngự thị trường máy bay không người lái trên thế giới và đã dùng loại máy bay này để thực hiện những vụ không kích nhắm vào các mục tiêu ở nước ngoài.
Nhưng trong thời gian gần đây Trung Quốc đã cải thiện công nghệ của họ một cách nhanh chóng và mới đây họ đã trình làng một số rất lớn những kiểu máy bay không người lái mới tại những cuộc triễn lãm hàng không. Ngoài ra, họ cũng hiện đại hóa hệ thống Bắc Đẩu của họ để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ và những hệ thống khác của Nga và Âu châu.
Chính phủ của Tổng thống Obama đã biện minh cho những vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan, Yemen và Somalia với tuyên bố cho rằng chính phủ của các nước đó “không muốn hoặc không có khả năng trấn áp mối đe dọa của những phần tử khủng bố.”
Ông Stephen Vladeck, giáo sư luật khoa của American University nói rằng Washington cần phải có tiêu chuẩn cụ thể hơn cho việc sử dụng máy bay không người lái vì Trung Quốc và các nước khác đang theo dõi sát những hành động của Mỹ trong lãnh vực này. Ông nói:
"Một phần của vấn đề là vì chính phủ Mỹ dường như đã thực hiện rất nhiều vụ không kích bằng máy bay không người lái và không thật sự nêu rõ những tiêu chuẩn của việc thực hiện các vụ không kích như vậy. Cho nên có thể các nước khác như Trung Quốc sẽ nêu lên thí dụ của Mỹ để nói rằng - nếu họ làm như vậy thì chúng tôi cũng có thể làm."
Một vấn đề khác nữa là sự khuyếch tán và nhu cầu tăng vọt của các loại máy bay không người lái.
Trong lúc Hoa Kỳ xuất khẩu máy bay không người lái cho một số rất ít các nước đồng minh thân thiết, các công ty Trung Quốc ngày càng được nhiều người xem là một nguồn cung ứng đáng tin cậy và giá rẻ. Mấy mươi quốc gia giờ đây đã mua hoặc tự chế tạo máy bay không người lái, chủ yếu là dùng cho hoạt động trinh sát. Giáo sư Vladeck cho rằng đây là một xu thế đáng lo ngại:
"Vấn đề là kỹ thuật này trở nên phổ biến hơn và rất là rẻ. Nên tôi nghĩ rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các nước có quân đội nhỏ hơn nhiều, và các nước có chính phủ thiếu tinh thần trách nhiệm cũng có thể sử dụng những kỹ thuật này."
Một trong những máy bay không người lái mà Trung Quốc mang ra giới thiệu tại cuộc triễn làm hàng không Chu Hải hồi tháng 11 có tầm hoạt động hơn 3,200 kilomét và quân đội Nhật Bản hồi gần đây đã báo cáo một máy bay không người lái bay gần các chiến hạm Trung Quốc trong cuộc thao dượt gần đảo Okinawa.
Trong lúc căng thẳng giữa hai nước tăng mạnh vì vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa, truyền thông Nhật Bản nói rằng chính phủ mới ở Tokyo muốn mua các máy bay không người lái thuộc loại tiên tiến của Mỹ.
Tuy cả hai nước đều tuyên bố máy bay không người lái của họ sẽ được dùng để trinh sát, các chuyên gia cảnh báo rằng việc gắn thêm vũ khí vào máy bay là một việc dễ dàng và không thể loại trừ khả năng xảy ra những vụ đụng độ giữa các máy bay không người lái trong khu vực này.