Trung Quốc kịch liệt phủ nhận một bản phúc trình của một cơ quan an ninh mạng có trụ sở ở Hoa Kỳ tố cáo quân đội Bắc Kinh thực hiện một “chiến dịch lâu dài và mở rộng” nhắm vào các mục tiêu chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.
Bộ Quốc phòng Bắc Kinh hôm thứ tư đã công bố một thông cáo nói rằng quân đội Trung Quốc chưa hề hỗ trợ cho các vụ tấn công tin tặc. Bộ nói bản phúc trình hôm thứ ba của công ty Mandiant “không dựa trên các sự kiện” và “thiếu bằng chứng kỹ thuật.”
Mandiant nói cuộc điều tra của công ty phát hiện rằng một đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân, là Ðơn vị 61398, đứng sau một nhóm đã thực hiện gần 150 vụ tấn công đánh vào nhiều mục tiêu phần lớn là của Hoa Kỳ từ năm 2006.
Tòa Bạch Ốc không trực tiếp bình luận về bản phúc trình, nhưng hứa sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các mạng lưới Hoa Kỳ trước các hành động tội phạm trên mạng, và cho biết đã nêu vấn đề với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận đứng sau các vụ tấn công. Hôm thứ ba, bộ ngoại giao nói Bắc Kinh là nạn nhân, chứ không phải là thủ phạm các vụ tấn công vào máy điện toán, và nói rằng hành động đó vi phạm luật lệ của Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc: Phúc trình của Mandiant có khuyết điểm
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập lại lời khẳng định hôm thứ tư nói rằng các dữ liệu của họ cho thấy một con số “đáng kể” các vụ tấn công tin tặc nhắm vào họ phát xuất từ Hoa Kỳ.
Bộ cũng nêu thắc mắc về phương pháp của Mandiant sử dụng các địa chỉ IP, tức là những mã số lai lịch điện toán, để truy ra hàng chục vụ tấn công có cơ sở từ Trung Quốc phát xuất từ một khu vực gần một toà nhà của Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Thượng Hải. Bộ lập luận rằng các mã số có thể được chuyển dịch để có vẻ như xuất phát từ một địa điểm khác.
Lâu nay Trung Quốc vẫn bị coi là nguồn gốc của nhiều vụ tấn công tin tặc trên thế giới, và nhiều người nghi là có can dự của chính phủ và quân đội Trung Quốc. Nhưng hầu hết các nhà khoa học điện toán và các chính phủ nước ngoài đã tự chế không đưa ra các cáo buộc trực tiếp chống lại Bắc Kinh, vì khó mà xác định được các vụ tấn công cụ thể khó.
Nhiều bằng chứng cho thấy sự can dự của Bắc Kinh
Các tổ chức an ninh mạng như Mandiant dựa vào nhiều kỹ thuật có thể truy ra nguồn gốc của nhu liệu xấu phát xuất từ Trung Quốc với mức độ chắc chắn hợp lý, theo ông Brad Glosserman của Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii.
Ông Glosserman nói: “Họ có những dấu vết đặc biệt mà chúng ta có thể xác định và nói ra ai đã viết nhu liệu tương tự. Ðó là điểm thứ nhất. Ðiểm thứ nhì, chúng tôi nhìn vào loại thông tin bị đánh cắp. Một số người nào đó muốn có một số loại thông tin nào đó. Và, trong khi chúng ta không thể chắc là đây là điểm đến cuối cùng, khi các địa chỉ IP luôn luôn được sử dụng, chúng ta có một kết luận khá vững vàng đó là nơi xuất phát các vụ tấn công.”
Ðứng trước bằng chứng công khai ngày càng nhiều rằng mình có can dự hay không có biện pháp ngăn chặn các vụ tấn công tin tặc, chính phủ đã đáp lại bằng cách khẳng định rằng họ không thể kiểm soát tất cả mọi thứ xảy ra trong biên cương của họ. Nhưng Bắc Kinh có rất nhiều lý do để nhận là họ không thể làm gì về vấn đề tin tặc, theo nhận định của Gabe Collins thuộc tập đoàn phân tích China SignPost.
Ông Collins nói: “Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với họ. Ngay cả nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, trên thực tế có thể có hàng tỷ đôla tiết kiệm được cho các phòng thí nghiệm khác nhau và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể gặt hái thành quả của hình thức gián điệp công nghiệp này.”
Ông Collins nêu ra rằng các công ty do nhà nước kiểm soát của Bắc Kinh sẽ hưởng lợi từ các vụ tấn công mới đây, đánh cắp được thông tin về các công ty dầu khí của Hoa Kỳ, về Bộ Quốc phòng và thậm chí thông tin về máy bay hiện đại nhất của nước Mỹ, là Chiến đấu cơ F-35.
Vấn đề nghiêm trọng; đe dọa đến bang giao?
Mặc dầu Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục nêu vấn đề và cam kết hợp tác về an ninh mạng tại các phiên đối thoại thường kỳ, vấn đề vẫn dường như ngày càng tệ hơn, và một số người cho rằng nó có thể đe dọa đến bang giao Trung - Mỹ.
Triển vọng bị chính phủ Trung Quốc bị tấn công tin tặc là điều mà các công ty Hoa Kỳ sẽ đưa ra cứu xét khi cân nhắc các hoạt động ở Trung Quốc, theo nhận định của ông Patrick Chovanec, một giáo sư tại trường Ðại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
Ông Chovanec nói: “Một mặt các công ty đó phải chịu các luật lệ của chính phủTrung Quốc, mặt khác họ có thể chính là mục tiêu tấn công của các thành phần khác trong chính phủ Trung Quốc.”
Tổng thống Obama cần có lập trường cứng rắn hơn?
Chính quyền Obama đang cứu xét có lập trường kiên quyết hơn đối với các tay tin tặc Trung Quốc, theo các bản tin của giới truyền thông Hoa Kỳ, đã trích thuật lời các giới chức chính phủ nói rằng các biện pháp chế tài thương mại hay các khoản phạt vạ có thể đánh vào những người bị xét là can tội tin tặc.
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang mới đây, Tổng thống Barack Obama đã không đề cập đích danh Trung Quốc, nhưng nói rằng nước Mỹ phải đối phó với “mối đe dọa tăng nhanh của các vụ tấn công tin tặc” từ nước ngoài.
Tổng thống nói: “Chúng ta biết các tay tin tặc đánh cắp lai lịch của mọi người và thâm nhập email tư nhân. Chúng tôi biết các quốc gia và công ty nước ngoài đánh cắp các bí mật của các đại công ty. Nay kẻ thù của chúng ta cũng đang mưu tìm khả năng phá hoại mạng lưới điện của chúng ta, các cơ chế tài chính của chúng ta, và các hệ thống kiểm soát không lưu của chúng ta. Chúng ta không thể nhìn lại nhiều năm trước đây và tự hỏi tại sao chúng ta lại không có biện pháp gì trước các mối đe dọa thực sự đối với an ninh và kinh tế của chúng ta.”
Bộ Quốc phòng Bắc Kinh hôm thứ tư đã công bố một thông cáo nói rằng quân đội Trung Quốc chưa hề hỗ trợ cho các vụ tấn công tin tặc. Bộ nói bản phúc trình hôm thứ ba của công ty Mandiant “không dựa trên các sự kiện” và “thiếu bằng chứng kỹ thuật.”
Mandiant nói cuộc điều tra của công ty phát hiện rằng một đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân, là Ðơn vị 61398, đứng sau một nhóm đã thực hiện gần 150 vụ tấn công đánh vào nhiều mục tiêu phần lớn là của Hoa Kỳ từ năm 2006.
Chúng ta biết các tay tin tặc đánh cắp lai lịch của mọi người và thâm nhập email tư nhân. Chúng tôi biết các quốc gia và công ty nước ngoài đánh cắp các bí mật của các đại công ty. Nay kẻ thù của chúng ta cũng đang mưu tìm khả năng phá hoại mạng lưới điện, các cơ chế tài chính, và các hệ thống kiểm soát không lưu của chúng ta...Tổng thống Obama.
Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận đứng sau các vụ tấn công. Hôm thứ ba, bộ ngoại giao nói Bắc Kinh là nạn nhân, chứ không phải là thủ phạm các vụ tấn công vào máy điện toán, và nói rằng hành động đó vi phạm luật lệ của Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc: Phúc trình của Mandiant có khuyết điểm
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập lại lời khẳng định hôm thứ tư nói rằng các dữ liệu của họ cho thấy một con số “đáng kể” các vụ tấn công tin tặc nhắm vào họ phát xuất từ Hoa Kỳ.
Bộ cũng nêu thắc mắc về phương pháp của Mandiant sử dụng các địa chỉ IP, tức là những mã số lai lịch điện toán, để truy ra hàng chục vụ tấn công có cơ sở từ Trung Quốc phát xuất từ một khu vực gần một toà nhà của Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Thượng Hải. Bộ lập luận rằng các mã số có thể được chuyển dịch để có vẻ như xuất phát từ một địa điểm khác.
Lâu nay Trung Quốc vẫn bị coi là nguồn gốc của nhiều vụ tấn công tin tặc trên thế giới, và nhiều người nghi là có can dự của chính phủ và quân đội Trung Quốc. Nhưng hầu hết các nhà khoa học điện toán và các chính phủ nước ngoài đã tự chế không đưa ra các cáo buộc trực tiếp chống lại Bắc Kinh, vì khó mà xác định được các vụ tấn công cụ thể khó.
Nhiều bằng chứng cho thấy sự can dự của Bắc Kinh
Các tổ chức an ninh mạng như Mandiant dựa vào nhiều kỹ thuật có thể truy ra nguồn gốc của nhu liệu xấu phát xuất từ Trung Quốc với mức độ chắc chắn hợp lý, theo ông Brad Glosserman của Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii.
Ông Glosserman nói: “Họ có những dấu vết đặc biệt mà chúng ta có thể xác định và nói ra ai đã viết nhu liệu tương tự. Ðó là điểm thứ nhất. Ðiểm thứ nhì, chúng tôi nhìn vào loại thông tin bị đánh cắp. Một số người nào đó muốn có một số loại thông tin nào đó. Và, trong khi chúng ta không thể chắc là đây là điểm đến cuối cùng, khi các địa chỉ IP luôn luôn được sử dụng, chúng ta có một kết luận khá vững vàng đó là nơi xuất phát các vụ tấn công.”
Ðứng trước bằng chứng công khai ngày càng nhiều rằng mình có can dự hay không có biện pháp ngăn chặn các vụ tấn công tin tặc, chính phủ đã đáp lại bằng cách khẳng định rằng họ không thể kiểm soát tất cả mọi thứ xảy ra trong biên cương của họ. Nhưng Bắc Kinh có rất nhiều lý do để nhận là họ không thể làm gì về vấn đề tin tặc, theo nhận định của Gabe Collins thuộc tập đoàn phân tích China SignPost.
Ông Collins nói: “Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với họ. Ngay cả nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, trên thực tế có thể có hàng tỷ đôla tiết kiệm được cho các phòng thí nghiệm khác nhau và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể gặt hái thành quả của hình thức gián điệp công nghiệp này.”
Ông Collins nêu ra rằng các công ty do nhà nước kiểm soát của Bắc Kinh sẽ hưởng lợi từ các vụ tấn công mới đây, đánh cắp được thông tin về các công ty dầu khí của Hoa Kỳ, về Bộ Quốc phòng và thậm chí thông tin về máy bay hiện đại nhất của nước Mỹ, là Chiến đấu cơ F-35.
Vấn đề nghiêm trọng; đe dọa đến bang giao?
Mặc dầu Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục nêu vấn đề và cam kết hợp tác về an ninh mạng tại các phiên đối thoại thường kỳ, vấn đề vẫn dường như ngày càng tệ hơn, và một số người cho rằng nó có thể đe dọa đến bang giao Trung - Mỹ.
Triển vọng bị chính phủ Trung Quốc bị tấn công tin tặc là điều mà các công ty Hoa Kỳ sẽ đưa ra cứu xét khi cân nhắc các hoạt động ở Trung Quốc, theo nhận định của ông Patrick Chovanec, một giáo sư tại trường Ðại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
Ông Chovanec nói: “Một mặt các công ty đó phải chịu các luật lệ của chính phủTrung Quốc, mặt khác họ có thể chính là mục tiêu tấn công của các thành phần khác trong chính phủ Trung Quốc.”
Tổng thống Obama cần có lập trường cứng rắn hơn?
Chính quyền Obama đang cứu xét có lập trường kiên quyết hơn đối với các tay tin tặc Trung Quốc, theo các bản tin của giới truyền thông Hoa Kỳ, đã trích thuật lời các giới chức chính phủ nói rằng các biện pháp chế tài thương mại hay các khoản phạt vạ có thể đánh vào những người bị xét là can tội tin tặc.
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang mới đây, Tổng thống Barack Obama đã không đề cập đích danh Trung Quốc, nhưng nói rằng nước Mỹ phải đối phó với “mối đe dọa tăng nhanh của các vụ tấn công tin tặc” từ nước ngoài.
Tổng thống nói: “Chúng ta biết các tay tin tặc đánh cắp lai lịch của mọi người và thâm nhập email tư nhân. Chúng tôi biết các quốc gia và công ty nước ngoài đánh cắp các bí mật của các đại công ty. Nay kẻ thù của chúng ta cũng đang mưu tìm khả năng phá hoại mạng lưới điện của chúng ta, các cơ chế tài chính của chúng ta, và các hệ thống kiểm soát không lưu của chúng ta. Chúng ta không thể nhìn lại nhiều năm trước đây và tự hỏi tại sao chúng ta lại không có biện pháp gì trước các mối đe dọa thực sự đối với an ninh và kinh tế của chúng ta.”