Chính phủ Philippines ngày 20/2 tuyên bố quyết định của Trung Quốc từ chối tham gia vụ Manila khởi kiện tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế là cơ hội có thể mang lại một phán quyết có lợi cho Philippines từ tòa án Liên hiệp quốc.
Thông cáo từ dinh Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, hôm 19/2 thông báo với Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines rằng Bắc Kinh từ chối ra tòa.
Trung Quốc nói hành động của Philippines là “sai trái”, “vô căn cứ”, và “vi phạm sự đồng thuận trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Trung Quốc cùng các nước ASEAN bao gồm Việt Nam đã ký bản Tuyên bố này hồi năm 2002. Bắc Kinh viện dẫn bản Tuyên bố quy định là các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hữu nghị và thương lượng giữa các bên có liên quan trực tiếp.
Trung Quốc kiên quyết nhắc lại quan điểm lâu nay rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể chối cãi ở Biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn được Trung Quốc phát họa từ cuối những năm 40.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định phản ứng của Trung Quốc không ảnh hưởng tới quá trình vụ kiện theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Philippines nói cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, hội đồng phân xử của tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành.
Phụ tá của Tổng thống Philippines, ông Rene Almendras, cho biết Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện bất kể thái độ của Trung Quốc như thế nào đi chăng nữa. Ông cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng tòa án quốc tế sẽ có quyết định và hành động ủng hộ Manila.
Ông Almendras nhấn mạnh đưa vụ kiện ra tòa quốc tế là biện pháp ôn hòa nhất, chứ không phải là một hành động thách thức Bắc Kinh.
Hành động pháp lý của Philippines được tiến hành giữa lúc Manila cho biết không còn giải pháp ngoại giao và chính trị nào khác để giải quyết tranh chấp Biển Đông trước sự lấn lướt dồn dập của Trung Quốc.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết trong suốt 18 năm qua, nước ông đã giao tiếp với Trung Quốc trong rất nhiều cuộc đối thoại chính trị và ngoại giao, nhưng vẫn không thuyết phục được Bắc Kinh giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa vì Bắc Kinh khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển mà Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam có ký kết, Manila giờ đây có 2 tuần để yêu cầu tòa quốc tế về Luật biển chỉ định một người đại diện cho Trung Quốc trong hội đồng phân xử.
Một khi hội đồng triệu tập, phán quyết đầu tiên của họ sẽ là ra quyết định xem có thụ lý vụ kiện hay không.
Hoa Kỳ và Việt Nam không phản đối việc Philippines đưa bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế hôm 22/1 vừa qua.
Cả Washington và Hà Nội đều tuyên bố ủng hộ các biện pháp ôn hòa, hợp pháp trong tranh chấp Biển Đông.
Nguồn: ManilaStandardToday, Manila Bulletin, The New York Times
Thông cáo từ dinh Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, hôm 19/2 thông báo với Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines rằng Bắc Kinh từ chối ra tòa.
Trung Quốc nói hành động của Philippines là “sai trái”, “vô căn cứ”, và “vi phạm sự đồng thuận trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Trung Quốc cùng các nước ASEAN bao gồm Việt Nam đã ký bản Tuyên bố này hồi năm 2002. Bắc Kinh viện dẫn bản Tuyên bố quy định là các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hữu nghị và thương lượng giữa các bên có liên quan trực tiếp.
Trung Quốc kiên quyết nhắc lại quan điểm lâu nay rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể chối cãi ở Biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn được Trung Quốc phát họa từ cuối những năm 40.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định phản ứng của Trung Quốc không ảnh hưởng tới quá trình vụ kiện theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Philippines nói cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, hội đồng phân xử của tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành.
Phụ tá của Tổng thống Philippines, ông Rene Almendras, cho biết Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện bất kể thái độ của Trung Quốc như thế nào đi chăng nữa. Ông cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng tòa án quốc tế sẽ có quyết định và hành động ủng hộ Manila.
Ông Almendras nhấn mạnh đưa vụ kiện ra tòa quốc tế là biện pháp ôn hòa nhất, chứ không phải là một hành động thách thức Bắc Kinh.
Hành động pháp lý của Philippines được tiến hành giữa lúc Manila cho biết không còn giải pháp ngoại giao và chính trị nào khác để giải quyết tranh chấp Biển Đông trước sự lấn lướt dồn dập của Trung Quốc.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết trong suốt 18 năm qua, nước ông đã giao tiếp với Trung Quốc trong rất nhiều cuộc đối thoại chính trị và ngoại giao, nhưng vẫn không thuyết phục được Bắc Kinh giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa vì Bắc Kinh khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển mà Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam có ký kết, Manila giờ đây có 2 tuần để yêu cầu tòa quốc tế về Luật biển chỉ định một người đại diện cho Trung Quốc trong hội đồng phân xử.
Một khi hội đồng triệu tập, phán quyết đầu tiên của họ sẽ là ra quyết định xem có thụ lý vụ kiện hay không.
Hoa Kỳ và Việt Nam không phản đối việc Philippines đưa bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế hôm 22/1 vừa qua.
Cả Washington và Hà Nội đều tuyên bố ủng hộ các biện pháp ôn hòa, hợp pháp trong tranh chấp Biển Đông.
Nguồn: ManilaStandardToday, Manila Bulletin, The New York Times