Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines đưa cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra trước tòa án trọng tài quốc tế.
Báo chí Philippines hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng nước này, ông Albert Del Rosario, cho biết trong cuộc điện đàm tối 13/2, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông ủng hộ các nỗ lực của Manila trong việc dùng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, để giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau tại Biển Đông.
Công ước mà 163 nước trên thế giới đã nhất trí ký kết bao gồm Philippines, Việt Nam, và Trung Quốc quy định quyền sử dụng các khu vực ngoài khơi và đặt các ranh giới về chủ quyền cho các nước duyên hải.
Tháng rồi, Philippines loan báo nhờ tòa án của Liên hiệp quốc xác định rằng các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn là vô giá trị và trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc phản đối hành động này và tố cáo Philippines làm tình hình thêm căng thẳng trong khi Bắc Kinh không ngừng gia tăng các hoạt động hầu giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ đối với hành động pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc là sự ủng hộ có tính quan trọng và ở cấp cao nhất mà Manila nhận được cho tới nay dù Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh rằng không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines cho biết ông Kerry cũng là một trong số các nhân vật cổ động cho Philippines mạnh mẽ nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Giới phân tích e rằng tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Đài Loan tại vùng biển này có thể biến thành một điểm nóng kế tiếp ở Châu Á.
Cựu Tổng thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, ông Surin Pitsuwan, từng cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành một ‘Palestine của Châu Á’, gây xung đột, chia rẽ các nước và bất ổn cho toàn khu vực.
Nguồn: Inquirer/GMA News
Báo chí Philippines hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng nước này, ông Albert Del Rosario, cho biết trong cuộc điện đàm tối 13/2, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông ủng hộ các nỗ lực của Manila trong việc dùng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, để giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau tại Biển Đông.
Công ước mà 163 nước trên thế giới đã nhất trí ký kết bao gồm Philippines, Việt Nam, và Trung Quốc quy định quyền sử dụng các khu vực ngoài khơi và đặt các ranh giới về chủ quyền cho các nước duyên hải.
Tháng rồi, Philippines loan báo nhờ tòa án của Liên hiệp quốc xác định rằng các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn là vô giá trị và trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc phản đối hành động này và tố cáo Philippines làm tình hình thêm căng thẳng trong khi Bắc Kinh không ngừng gia tăng các hoạt động hầu giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ đối với hành động pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc là sự ủng hộ có tính quan trọng và ở cấp cao nhất mà Manila nhận được cho tới nay dù Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh rằng không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines cho biết ông Kerry cũng là một trong số các nhân vật cổ động cho Philippines mạnh mẽ nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Giới phân tích e rằng tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Đài Loan tại vùng biển này có thể biến thành một điểm nóng kế tiếp ở Châu Á.
Cựu Tổng thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, ông Surin Pitsuwan, từng cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành một ‘Palestine của Châu Á’, gây xung đột, chia rẽ các nước và bất ổn cho toàn khu vực.
Nguồn: Inquirer/GMA News