Chính phủ Mali và các nhóm đòi ly khai của người sắc tộc Tuareg đạt được thỏa thuận ngưng bắn, sau khi quốc gia Phi châu này gặp nguy cơ rơi vào chiến tranh trở lại vì những vụ đụng độ ác liệt trong vài ngày qua.
Thỏa thuận đạt được sau một cuộc họp ở miền bắc Mali giữa phiến quân và Liên hiệp Phi châu.
Tổng thống Mali, ông Ibrahim Boubacar Keita, tán dương công lao của Tổng thống Mauritania, ông Mohamed Ould Adel Azia, trong việc đạt được thỏa thuận. Ông Keita nói rằng ông Azia, cũng là người đang giữ chức chủ tịch của Liên hiệp Phi châu, đã thuyết phục được các phần tử đòi ly khai là “không có lựa chọn nào khác ngoài hòa bình và thương thuyết.”
Tổng thống Keita đắc cử hồi tháng 8 với lời hứa đoàn kết Mali và tái thiết đất nước sau một cuộc đảo chánh và một cuộc nổi dậy của phe Hồi giáo.
Quốc gia Tây Phi này gặp khủng hoảng sau cuộc đảo chánh quân sự ở thủ đô Bamako hồi tháng 3 năm 2012. Một số nhóm hiếu chiến lợi dụng sự rối loạn sau cuộc đảo chánh để nắm quyền kiểm soát miền bắc Mali, nơi họ tìm cách thành lập một quốc gia Hồi giáo.
Bạo động khiến cho Pháp phải can thiệp vào cựu thuộc địa của họ. Sự can thiệp quân sự do Pháp cầm đầu đã đẩy lui các nhóm nổi dậy, nhưng các phần tử hiếu chiến vẫn tiếp tục thực hiện những vụ tấn công qui mô nhỏ.
Thỏa thuận đạt được sau một cuộc họp ở miền bắc Mali giữa phiến quân và Liên hiệp Phi châu.
Tổng thống Mali, ông Ibrahim Boubacar Keita, tán dương công lao của Tổng thống Mauritania, ông Mohamed Ould Adel Azia, trong việc đạt được thỏa thuận. Ông Keita nói rằng ông Azia, cũng là người đang giữ chức chủ tịch của Liên hiệp Phi châu, đã thuyết phục được các phần tử đòi ly khai là “không có lựa chọn nào khác ngoài hòa bình và thương thuyết.”
Tổng thống Keita đắc cử hồi tháng 8 với lời hứa đoàn kết Mali và tái thiết đất nước sau một cuộc đảo chánh và một cuộc nổi dậy của phe Hồi giáo.
Quốc gia Tây Phi này gặp khủng hoảng sau cuộc đảo chánh quân sự ở thủ đô Bamako hồi tháng 3 năm 2012. Một số nhóm hiếu chiến lợi dụng sự rối loạn sau cuộc đảo chánh để nắm quyền kiểm soát miền bắc Mali, nơi họ tìm cách thành lập một quốc gia Hồi giáo.
Bạo động khiến cho Pháp phải can thiệp vào cựu thuộc địa của họ. Sự can thiệp quân sự do Pháp cầm đầu đã đẩy lui các nhóm nổi dậy, nhưng các phần tử hiếu chiến vẫn tiếp tục thực hiện những vụ tấn công qui mô nhỏ.