Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc 'mạnh mẽ lên án' vụ giao tranh gây nhiều chết chóc ở miền bắc Mali giữa các lực lượng chính phủ và những phần tử ly khai.
Ít nhất 36 người thiệt mạng trong những vụ đụng độ sau khi binh sĩ được phái tới để đối phó với phiến quân Tuareg đã tấn công các văn phòng chính phủ ở Kidal hồi tuần trước.
Hôm thứ hai, phiến quân đã trả tự do cho hơn 30 công chức mà họ bắt trong vụ tấn công.
Tối hôm qua, Hội đồng Bảo an đòi các nhóm vũ trang vẫn còn chiếm đóng các trụ sở chính phủ phải 'triệt thoái ngay tức khắc và vô điều kiện'.
Họ nói rằng cần phải buộc thủ phạm chịu trách nhiệm và kêu gọi thực hiện một 'tiến trình khả tín và bao gồm nhiều thành phần' để mang lại ổn định và hòa bình.
Mali đã lâm vào tình trạng hỗn loạn từ năm ngoái, khi một cuộc nổi dậy của người Tuareg làm bùng ra một cuộc đảo chánh ở thủ đô Bamako.
Hỗn loạn đã dẫn tới chỗ các phần tử Hồi giáo hiếu chiến chiếm cứ miền bắc Mali trong một thời gian ngắn và làm cho các binh sĩ của Pháp và Phi châu phải tới nơi để can thiệp.
Ít nhất 36 người thiệt mạng trong những vụ đụng độ sau khi binh sĩ được phái tới để đối phó với phiến quân Tuareg đã tấn công các văn phòng chính phủ ở Kidal hồi tuần trước.
Hôm thứ hai, phiến quân đã trả tự do cho hơn 30 công chức mà họ bắt trong vụ tấn công.
Tối hôm qua, Hội đồng Bảo an đòi các nhóm vũ trang vẫn còn chiếm đóng các trụ sở chính phủ phải 'triệt thoái ngay tức khắc và vô điều kiện'.
Họ nói rằng cần phải buộc thủ phạm chịu trách nhiệm và kêu gọi thực hiện một 'tiến trình khả tín và bao gồm nhiều thành phần' để mang lại ổn định và hòa bình.
Mali đã lâm vào tình trạng hỗn loạn từ năm ngoái, khi một cuộc nổi dậy của người Tuareg làm bùng ra một cuộc đảo chánh ở thủ đô Bamako.
Hỗn loạn đã dẫn tới chỗ các phần tử Hồi giáo hiếu chiến chiếm cứ miền bắc Mali trong một thời gian ngắn và làm cho các binh sĩ của Pháp và Phi châu phải tới nơi để can thiệp.