Điều phối viên nhân đạo Liên hiệp quốc về Mali cho biết nước này đang trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo sâu rộng, với khoảng 400.000 người sẽ lâm vào cảnh thiếu lương thực vào tháng 6 năm nay. Các chương trình trợ giúp nhân đạo bị thiếu tiền trầm trọng và việc người tị nạn rời khỏi nước để tránh chiến tranh vào các năm 2012 và 2013 trở về làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Liên hiệp quốc cho biết 1,4 triệu người tại Mali hiện cần được cứu trợ về lương thực so với 812.000 người vào tháng 12 năm 2013 và có thể lên đến 1,9 triệu người vào tháng 6 năm nay, khi bị mất mùa.
Mưa đến muộn và thất thường, cộng với chiến tranh đang xảy ra tại miền bắc Mali có nghĩa là việc thu hoạch mùa màng sẽ yếu kém trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là kho lương thực của nhiều gia đình sẽ trống trơn.
Ông David Gressly, điều phối viên nhân đạo của Liên hiệp quốc tại Mali, nói:
“Mali tiếp tục đối mặt với những thách thức nhân đạo rất quan trọng trong năm 2014. Mọi người đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn, đặc biệt là tại miền bắc, với chiến tranh, với chiếm đóng. Mọi người dễ bị ảnh hưởng hơn thường lệ vì tất cả những chuyện này. Chúng tôi đang thấy, đặc biệt về mặt lương thực, tiếp tục không có an ninh lương thực. Do đó chúng tôi rất lo ngại.”
Ông Gressly nói có khoảng nửa triệu trẻ em Mali dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ vừa phải đến nghiêm trọng trong năm nay và 136.000 trẻ em sẽ suy dinh dưỡng trầm trọng. Ông nói Mali có thể thấy tử suất của trẻ em gia tăng nếu những trường hợp này không được xử lý.
Ông nói các nhân viên cứu trợ nhân đạo cũng lo ngại là tình hình an ninh lương thực có thể suy sụp hơn nữa khi những người lánh nạn vì chiến tranh trở về nhà.
“Chúng tôi thấy con số những người tị nạn trở về nhà ngày càng tăng," Ông Gressly nói. "Việc này làm tăng thêm gánh nặng cho các cộng đồng địa phương. Phải mất một thời gian trước khi những người trở về nhà có thể góp phần vào việc sản xuất. Mùa vụ hiện đang bắt đầu. Họ có thể bắt đầu, nhưng chúng ta sẽ không thấy kết quả của việc này cho đến cuối năm.”
Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo Liên hiệp quốc (OCHA) cho biết gần 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa trong nước hay được gọi là IDP, và những người tị nạn sang các nước láng giềng như Niger, Mauritania và Burkina Faso trở về miền bắc trong khoảng tháng 12 năm ngoái và tháng 3 năm nay.
Ông Gressly nói có thể con số những người trở về nhà gia tăng trong những tháng tới, đặc biệt nếu có tiến bộ trong những cuộc hòa đàm đang tiến hành.
Để giúp giảm bớt gánh nặng về mất an ninh lương thực trong nước, chính phủ Mali hứa đóng góp 34.000 tấn ngủ cốc vào những nỗ lực cứu trợ lương thực trong năm nay. Ông Gressly nói đây là một đóng góp có ý nghĩa nhưng không đủ.
OCHA cho biết là cần 568 triệu đô la để cứu trợ nhân đạo, gồm có viện trợ lương thực, tại Mali trong năm 2014. Tính đến cuối tháng 3 các nhà tặng dữ chỉ tài trợ khoảng 10% hay 56 triệu đô la trong số này. Ông Gressly nói việc thiếu tài trợ như thế này thật đáng lo ngại.
“Đây là điều không may," ông Gressly nói, "nhưng hiện nay đang có nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới, như tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Syria, đang thu hút các nguồn lực cần thiết. Và vấn đề tôi thấy không chỉ có ảnh hưởng nhân đạo, nhưng nếu nhìn vào toàn thể những nhu cầu của Mali, hiện đang nỗ lực ổn định sau cuộc khủng hoảng năm 2012, cứu trợ nhân đạo không đủ cũng làm mất ổn định.”
Ông Gressly nói nhiều tổ chức, bao gồm Chương trình Lương thực Thế giới, đã bắt đầu hạn chế các nguồn cung cấp vốn đã giới hạn. Họ hy vọng sẽ cầm cự được một thời gian cho đến khi có các nguồn tài trợ mới.
Ông Gressly nói Liên hiệp quốc hiện đang nỗ lực quyên góp thêm tiền bằng cách cho các nhà tặng dữ biết là hiện vẫn đang có nhu cầu khẩn cấp và thiết yếu trong việc cứu trợ nhân đạo tại Mali.
Liên hiệp quốc cho biết 1,4 triệu người tại Mali hiện cần được cứu trợ về lương thực so với 812.000 người vào tháng 12 năm 2013 và có thể lên đến 1,9 triệu người vào tháng 6 năm nay, khi bị mất mùa.
Mưa đến muộn và thất thường, cộng với chiến tranh đang xảy ra tại miền bắc Mali có nghĩa là việc thu hoạch mùa màng sẽ yếu kém trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là kho lương thực của nhiều gia đình sẽ trống trơn.
Ông David Gressly, điều phối viên nhân đạo của Liên hiệp quốc tại Mali, nói:
“Mali tiếp tục đối mặt với những thách thức nhân đạo rất quan trọng trong năm 2014. Mọi người đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn, đặc biệt là tại miền bắc, với chiến tranh, với chiếm đóng. Mọi người dễ bị ảnh hưởng hơn thường lệ vì tất cả những chuyện này. Chúng tôi đang thấy, đặc biệt về mặt lương thực, tiếp tục không có an ninh lương thực. Do đó chúng tôi rất lo ngại.”
Ông Gressly nói có khoảng nửa triệu trẻ em Mali dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ vừa phải đến nghiêm trọng trong năm nay và 136.000 trẻ em sẽ suy dinh dưỡng trầm trọng. Ông nói Mali có thể thấy tử suất của trẻ em gia tăng nếu những trường hợp này không được xử lý.
Ông nói các nhân viên cứu trợ nhân đạo cũng lo ngại là tình hình an ninh lương thực có thể suy sụp hơn nữa khi những người lánh nạn vì chiến tranh trở về nhà.
“Chúng tôi thấy con số những người tị nạn trở về nhà ngày càng tăng," Ông Gressly nói. "Việc này làm tăng thêm gánh nặng cho các cộng đồng địa phương. Phải mất một thời gian trước khi những người trở về nhà có thể góp phần vào việc sản xuất. Mùa vụ hiện đang bắt đầu. Họ có thể bắt đầu, nhưng chúng ta sẽ không thấy kết quả của việc này cho đến cuối năm.”
Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo Liên hiệp quốc (OCHA) cho biết gần 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa trong nước hay được gọi là IDP, và những người tị nạn sang các nước láng giềng như Niger, Mauritania và Burkina Faso trở về miền bắc trong khoảng tháng 12 năm ngoái và tháng 3 năm nay.
Ông Gressly nói có thể con số những người trở về nhà gia tăng trong những tháng tới, đặc biệt nếu có tiến bộ trong những cuộc hòa đàm đang tiến hành.
Để giúp giảm bớt gánh nặng về mất an ninh lương thực trong nước, chính phủ Mali hứa đóng góp 34.000 tấn ngủ cốc vào những nỗ lực cứu trợ lương thực trong năm nay. Ông Gressly nói đây là một đóng góp có ý nghĩa nhưng không đủ.
OCHA cho biết là cần 568 triệu đô la để cứu trợ nhân đạo, gồm có viện trợ lương thực, tại Mali trong năm 2014. Tính đến cuối tháng 3 các nhà tặng dữ chỉ tài trợ khoảng 10% hay 56 triệu đô la trong số này. Ông Gressly nói việc thiếu tài trợ như thế này thật đáng lo ngại.
“Đây là điều không may," ông Gressly nói, "nhưng hiện nay đang có nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới, như tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Syria, đang thu hút các nguồn lực cần thiết. Và vấn đề tôi thấy không chỉ có ảnh hưởng nhân đạo, nhưng nếu nhìn vào toàn thể những nhu cầu của Mali, hiện đang nỗ lực ổn định sau cuộc khủng hoảng năm 2012, cứu trợ nhân đạo không đủ cũng làm mất ổn định.”
Ông Gressly nói nhiều tổ chức, bao gồm Chương trình Lương thực Thế giới, đã bắt đầu hạn chế các nguồn cung cấp vốn đã giới hạn. Họ hy vọng sẽ cầm cự được một thời gian cho đến khi có các nguồn tài trợ mới.
Ông Gressly nói Liên hiệp quốc hiện đang nỗ lực quyên góp thêm tiền bằng cách cho các nhà tặng dữ biết là hiện vẫn đang có nhu cầu khẩn cấp và thiết yếu trong việc cứu trợ nhân đạo tại Mali.