Trong tư cách nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm tới, Indonesia cho biết sẽ theo đuổi mục tiêu hợp tác và nhấn mạnh phải duy trì sức chịu đựng của khu vực để có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Kinh tế và những vấn đề cần giải quyết
Indonesia đưa ra lời kêu gọi này trong bối cảnh có nguy cơ khủng hoảng tài chính xảy ra tại Việt Nam tiếp theo sau những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng nước này do nợ xấu gây ra. Việt Nam là nước thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế khu vực Châu Á-Thái bình dương (APEC), và ASEAN, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tổng Thống Indonesia Yudhoyono nói những đề nghị về hành động cụ thể của Indonesia sẽ giảm thiểu những lo sợ về khủng hoảng, bao gồm nhu cầu APEC cần phát triển một hệ thống báo động sớm để phát hiện các cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng để có thể chuẩn bị các biện pháp cần thiết.
Hãng tin Bloomberg nói rằng Việt Nam đang có nguy cơ trở thành nền kinh tế Đông Á lớn nhất tìm kiếm một khoản vay của Quỹ tiền tệ Quốc tế để cứu nguy kinh tế, từ khi cuộc khủng hoảng tài chính giữa lúc Hà Nội đang đề ra những bước để hỗ trợ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này.
Bloomberg trích dẫn một phúc trình của ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam nói rằng Việt Nam có thể cần sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế và phải hành động nhanh chóng để xóa nợ xấu, nếu không sẽ lâm vào tình trạng trì trệ dài hạn.
Ủy ban Quốc hội nói Việt Nam có thể cần bơm một ngân khoản ít nhất 12 tỉ đôla vào hệ thống tài chính trong nước.
Nhưng Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng nói rằng Việt Nam không có lý do gì để yêu cầu sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế, xét tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định.
Đà phát triển kinh tế tại hai đầu tàu kinh tế ở Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến sẽ chậm lại trong tương lai gần, do mức cầu từ Châu Âu và Hoa Kỳ giảm đối với các sản phẩm xuất khẩu của hai nước này.
Phát biểu tại Diễn Đàn APEC ở phố cảng Vladivostok của Nga, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đề cập tới vấn đề an ninh khu vực. Ông nói “tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực là chìa khóa để duy trì đà tăng trưởng của các nước APEC, và sự năng động của khu vực Châu Á-Thái bình dương”.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông
Về vấn đề tranh chấp biển đảo trong khu vực, Pháp tấn xã tường trình rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi tất cả các nước khu vực Châu Á-Thái bình dương hãy bảo đảm hòa bình trong khu vực, giữa lúc các cuộc tranh chấp biển đảo đã khơi dậy tình cảm quốc gia gây căng thẳng giữa các nước tranh chấp.
Ông Hồ Cẩm đào kêu gọi các bên hãy bình tĩnh tại một diễn đàn doanh thương trước hội nghị thượng đỉnh APEC, một ngày sau khi ông nêu lên vấn đề tranh chấp tại Biển Đông trong các cuộc thảo luận với Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Boliah.
Ngoài Philippines, một nước thành viên APEC khác là Việt Nam cũng lên tiếng đả kích Trung Quốc trong thời gian dẫn đến hội nghị.
Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch trấn áp tinh thần để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Nguồn: AFP, Bloomberg, TTXVN, Philippine Daily Inquirer
http://www.youtube.com/embed/5TpJVnYE7Gk?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Kinh tế và những vấn đề cần giải quyết
Indonesia đưa ra lời kêu gọi này trong bối cảnh có nguy cơ khủng hoảng tài chính xảy ra tại Việt Nam tiếp theo sau những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng nước này do nợ xấu gây ra. Việt Nam là nước thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế khu vực Châu Á-Thái bình dương (APEC), và ASEAN, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tổng Thống Indonesia Yudhoyono nói những đề nghị về hành động cụ thể của Indonesia sẽ giảm thiểu những lo sợ về khủng hoảng, bao gồm nhu cầu APEC cần phát triển một hệ thống báo động sớm để phát hiện các cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng để có thể chuẩn bị các biện pháp cần thiết.
Hãng tin Bloomberg nói rằng Việt Nam đang có nguy cơ trở thành nền kinh tế Đông Á lớn nhất tìm kiếm một khoản vay của Quỹ tiền tệ Quốc tế để cứu nguy kinh tế, từ khi cuộc khủng hoảng tài chính giữa lúc Hà Nội đang đề ra những bước để hỗ trợ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này.
Bloomberg trích dẫn một phúc trình của ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam nói rằng Việt Nam có thể cần sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế và phải hành động nhanh chóng để xóa nợ xấu, nếu không sẽ lâm vào tình trạng trì trệ dài hạn.
Ủy ban Quốc hội nói Việt Nam có thể cần bơm một ngân khoản ít nhất 12 tỉ đôla vào hệ thống tài chính trong nước.
Nhưng Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng nói rằng Việt Nam không có lý do gì để yêu cầu sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế, xét tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định.
Đà phát triển kinh tế tại hai đầu tàu kinh tế ở Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến sẽ chậm lại trong tương lai gần, do mức cầu từ Châu Âu và Hoa Kỳ giảm đối với các sản phẩm xuất khẩu của hai nước này.
Phát biểu tại Diễn Đàn APEC ở phố cảng Vladivostok của Nga, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đề cập tới vấn đề an ninh khu vực. Ông nói “tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực là chìa khóa để duy trì đà tăng trưởng của các nước APEC, và sự năng động của khu vực Châu Á-Thái bình dương”.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông
Ông Hồ Cẩm đào kêu gọi các bên hãy bình tĩnh tại một diễn đàn doanh thương trước hội nghị thượng đỉnh APEC, một ngày sau khi ông nêu lên vấn đề tranh chấp tại Biển Đông trong các cuộc thảo luận với Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Boliah.
Ngoài Philippines, một nước thành viên APEC khác là Việt Nam cũng lên tiếng đả kích Trung Quốc trong thời gian dẫn đến hội nghị.
Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch trấn áp tinh thần để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Nguồn: AFP, Bloomberg, TTXVN, Philippine Daily Inquirer
http://www.youtube.com/embed/5TpJVnYE7Gk?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US