Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tự chế trong vấn đề Biển Đông trong lúc xích mích ngoại giao giữa Bắc Kinh với các bên tranh chấp và với Hoa Kỳ đang leo thang cùng với các động thái dồn dập của Bắc Kinh giành chủ quyền ở vùng lãnh hải quan trọng này.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói với người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, rằng cả đôi bên Việt-Trung cần giữ bình tĩnh và hành xử tự chế trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Báo China Daily trích phát biểu của ông Hồ trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam sáng ngày 7/9 tại Vladivostok (Nga) nhân dịp hai nhà lãnh đạo Việt-Trung tới dự thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC lần thứ 20 nhấn mạnh rằng Trung Quốc không muốn mối quan hệ song phương gặp khó khăn vì tranh chấp Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc nhìn nhận rằng tranh chấp Biển Đông đã tạo ra một số khó khăn cho mối quan hệ Việt-Trung và kêu gọi đôi bên nên theo đuổi các cuộc thương lượng song phương, các giải pháp chính trị, và tiếp tục cùng nhau hợp tác phát triển.
Ông Hồ Cẩm Đào lưu ý rằng với tình hình tranh chấp Biển Đông hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc nên cùng thực thi sự đồng thuận đã đạt được qua các cuộc tham vấn, tránh bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm gia tăng, phức tạp hóa, hay quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, và không để cho vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng tới hợp tác ở vùng Đông Á cũng như sự ổn định của khu vực.
Tân Hoa xã cùng ngày 7/9 dẫn phát ngôn của ông Hồ rằng Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng nối liền sông núi, tình hữu nghị song phương đã được gầy dựng từ các thế hệ lãnh đạo trước đây, và vì vậy, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng tình hữu nghị với Việt Nam.
Dịp này, nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị 3 điểm trong nỗ lực tăng cường quan hệ Việt-Trung giữa những căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông đang gia tăng.
Thứ nhất, theo đề nghị của ông Hồ, hai nước nên giữ vững tinh thần hữu nghị song phương trong mọi tình huống.
Thứ hai, đôi bên cần liên tục mở rộng các mặt tích cực trong mối quan hệ song phương vì lợi ích của cả đôi bên.
Thứ ba, Việt-Trung nên phát huy mối liên hệ giữa nhân dân hai nước thông qua các cuộc trao đổi đa cấp, đa dạng và tăng cường truyền thông tích cực về mối quan hệ hợp tác song phương.
Đáp lại, Chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam nói cả hai nước Việt-Trung có nghĩa vụ phải bảo vệ tình hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai nước.
Ông Sang nhấn mạnh rằng Hà Nội luôn cổ võ cho việc tăng cường, củng cố mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Bắc Kinh.
Vẫn theo lời ông, Việt Nam sẵn sàng cùng làm việc với Trung Quốc để thực thi sự đồng thuận mà lãnh đạo hai bên đã đạt được cũng như thúc đẩy một giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn ôn hòa và hữu nghị.
Cả hai nhà lãnh đạo Việt-Trung đều khẳng định là đôi bên sẵn lòng hợp tác với nhau vì các lợi ích chiến lược của mối quan hệ Việt-Trung, để mở rộng hợp tác và thăng tiến mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Trong lúc lãnh đạo hai nước Việt-Trung thể hiện sự đồng lòng không để tranh chấp Biển Đông làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu nghị song phương, chính quyền Trung Quốc loan báo dự định mở rộng tuyến du lịch đường biển từ quần đảo Hoàng Sa tới các chuỗi đảo Trung Sa và Trường Sa.
Tân Hoa xã ngày 7/9 cho hay tuyến du lịch này là một phần trong khuôn khổ kế hoạch phát triển các tour du lịch hàng hải từ nay tới năm 2022 của thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh mới thành lập hồi tháng 7 năm nay để quản lý hành chính ba quần đảo vừa kể và vùng lãnh hải lân cận ở Biển Đông, một động thái đã khiến Việt Nam và cả Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.
Cũng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Philippines ngày 7/9 kêu gọi Trung Quốc nên chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm sau khi hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết rằng Bắc Kinh bảo đảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung mới đây với Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc khẳng định đối với Bắc Kinh và các nước trong khu vực, Biển Đông là huyết mạch để trao đổi-mậu dịch, và rằng không có và sẽ không có vấn đề trong lĩnh vực này.
Phát ngôn nhân Edwin Lacierda của Tổng thống Philippines nói những lời cam kết luôn được hoan nghênh, nhưng điều đáng hoan nghênh hơn là nên có hành động cụ thể theo sau lời nói.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói với người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, rằng cả đôi bên Việt-Trung cần giữ bình tĩnh và hành xử tự chế trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Báo China Daily trích phát biểu của ông Hồ trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam sáng ngày 7/9 tại Vladivostok (Nga) nhân dịp hai nhà lãnh đạo Việt-Trung tới dự thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC lần thứ 20 nhấn mạnh rằng Trung Quốc không muốn mối quan hệ song phương gặp khó khăn vì tranh chấp Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc nhìn nhận rằng tranh chấp Biển Đông đã tạo ra một số khó khăn cho mối quan hệ Việt-Trung và kêu gọi đôi bên nên theo đuổi các cuộc thương lượng song phương, các giải pháp chính trị, và tiếp tục cùng nhau hợp tác phát triển.
Ông Hồ Cẩm Đào lưu ý rằng với tình hình tranh chấp Biển Đông hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc nên cùng thực thi sự đồng thuận đã đạt được qua các cuộc tham vấn, tránh bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm gia tăng, phức tạp hóa, hay quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, và không để cho vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng tới hợp tác ở vùng Đông Á cũng như sự ổn định của khu vực.
Tân Hoa xã cùng ngày 7/9 dẫn phát ngôn của ông Hồ rằng Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng nối liền sông núi, tình hữu nghị song phương đã được gầy dựng từ các thế hệ lãnh đạo trước đây, và vì vậy, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng tình hữu nghị với Việt Nam.
Dịp này, nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị 3 điểm trong nỗ lực tăng cường quan hệ Việt-Trung giữa những căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông đang gia tăng.
Thứ nhất, theo đề nghị của ông Hồ, hai nước nên giữ vững tinh thần hữu nghị song phương trong mọi tình huống.
Thứ hai, đôi bên cần liên tục mở rộng các mặt tích cực trong mối quan hệ song phương vì lợi ích của cả đôi bên.
Thứ ba, Việt-Trung nên phát huy mối liên hệ giữa nhân dân hai nước thông qua các cuộc trao đổi đa cấp, đa dạng và tăng cường truyền thông tích cực về mối quan hệ hợp tác song phương.
Đáp lại, Chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam nói cả hai nước Việt-Trung có nghĩa vụ phải bảo vệ tình hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai nước.
Ông Sang nhấn mạnh rằng Hà Nội luôn cổ võ cho việc tăng cường, củng cố mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Bắc Kinh.
Vẫn theo lời ông, Việt Nam sẵn sàng cùng làm việc với Trung Quốc để thực thi sự đồng thuận mà lãnh đạo hai bên đã đạt được cũng như thúc đẩy một giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp thông qua các cuộc tham vấn ôn hòa và hữu nghị.
Cả hai nhà lãnh đạo Việt-Trung đều khẳng định là đôi bên sẵn lòng hợp tác với nhau vì các lợi ích chiến lược của mối quan hệ Việt-Trung, để mở rộng hợp tác và thăng tiến mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Trong lúc lãnh đạo hai nước Việt-Trung thể hiện sự đồng lòng không để tranh chấp Biển Đông làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu nghị song phương, chính quyền Trung Quốc loan báo dự định mở rộng tuyến du lịch đường biển từ quần đảo Hoàng Sa tới các chuỗi đảo Trung Sa và Trường Sa.
Tân Hoa xã ngày 7/9 cho hay tuyến du lịch này là một phần trong khuôn khổ kế hoạch phát triển các tour du lịch hàng hải từ nay tới năm 2022 của thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh mới thành lập hồi tháng 7 năm nay để quản lý hành chính ba quần đảo vừa kể và vùng lãnh hải lân cận ở Biển Đông, một động thái đã khiến Việt Nam và cả Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.
Cũng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Philippines ngày 7/9 kêu gọi Trung Quốc nên chứng tỏ lời nói đi đôi với việc làm sau khi hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết rằng Bắc Kinh bảo đảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung mới đây với Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc khẳng định đối với Bắc Kinh và các nước trong khu vực, Biển Đông là huyết mạch để trao đổi-mậu dịch, và rằng không có và sẽ không có vấn đề trong lĩnh vực này.
Phát ngôn nhân Edwin Lacierda của Tổng thống Philippines nói những lời cam kết luôn được hoan nghênh, nhưng điều đáng hoan nghênh hơn là nên có hành động cụ thể theo sau lời nói.