Đường dẫn truy cập

Vườn thẳng đứng: Cách khắc phục đất nhiễm mặn ở Bangladesh


Một phụ nữ ở làng Chandipur cho xem những cây bí ngô bà trồng trong khu vườn trồng cách thẳng đứng của bà, một phương pháp giúp những người sống trong các vùng đất nhiễm mặn trồng rau củ
Một phụ nữ ở làng Chandipur cho xem những cây bí ngô bà trồng trong khu vườn trồng cách thẳng đứng của bà, một phương pháp giúp những người sống trong các vùng đất nhiễm mặn trồng rau củ

Ở Bangladesh diện tích đất bị nhiễm mặn đang gia tăng không còn thích hợp cho việc trồng trọt. Vấn đề trở nên thúc bách trong một nước đông dân, phần lớn sinh sống bằng nghề nông. Tuy nhiên cho dù đang sống trên đất nhiễm mặn, những người dân làng vẫn có thể phát triển rất nhiều “vườn cây thẳng đứng” từ đất được nước mưa tẩy mặn.

Trong Làng Chandipur nằm về hướng tây nam Bangladesh, các loại cây dây leo như bí ngô và bầu đâm chồi phủ trên các mái nhà bằng tôn. Các chồi dây leo sum suê này mọc từ gốc mà có lẽ không ai nghĩ đến – đó là những túi nhựa đặt trên mặt đất, và các loại chậu, bình khác.

Làm vườn trong chậu

Khu vườn của Bà Shobitha Debna chỉ chiếm một gốc trong sân nhà đầy bụi bẩn của bà. Nhưng bà mẹ 35 tuổi ở làng Chandipur này trồng được hàng trăm ký lô rau củ mỗi mùa.

Bà liệt kê những thứ rau cải bà trồng như bầu bí, bí ngô, đậu cô ve, cà tím, rau dền tía, củ cải, cà rốt, bông cải, bắp cải và còn những thứ khác nửa

Các loại rau củ nay đem lại nguồn lợi cho bà Debna, mỗi ngày bà kiếm được vài đôla.

Điều này không thể có ở Chandipur mấy năm trước đây. Trong các ngôi làng như thế này trên khắp nước Bangladesh, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn hơn. Bão Aila năm 2009 làm vỡ đê điều, gây ngập lụt làng Chandipur. Sau đó, không còn trồng được rau cải nữa.

Vườn thẳng đứng, một cách chống đất mặn

Vậy mà trong 3 năm hàng trăm dân làng đã phát triển trồng “vườn thẳng” - rau củ chủ yếu được trồng trong các bao nhựa, các thùng làm bằng nhựa và tre lớn, cũng như các loại chậu, lọ, hũ khác.

Đất nước Bangladesh phần lớn bằng hoặc thấp hơn mực nước biển, vì vậy quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng do khí hậu biến đổi. Bão thổi vào các vùng duyên hải tăng thêm tình trạng đất nhiễm mặn.

Hơn một nửa đất các vùng duyên hải bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm mặn, khiến làm cho đất kém năng suất.

Đây là mối lo ngại thúc bách đối với một nước đông dân như Bangladesh, với dân số 156 triệu người. Các khu vườn trồng theo lối thẳng đứng là một cách đơn giản để dân chúng có thể thích ứng với khí hậu biến đổi và trồng trọt lương thực.

Trung tâm nghề cá thế giới WorldFish Center, một tổ chức phi lợi nhuận đã giới thiệu cách trồng “vườn thẳng” vào Bangladesh.

Tiến sĩ Craig Meisner, giám đốc khu vực Nam Á của tổ chức này, ở Dhaka, nói, “Không có nước nào với mật độ dân số cao như thế này, nơi tài nguyên thiên nhiên lại vận dụng quá mức.”

Ông nói thêm nếu việc thích nghi với khí hậu biến đổi “thất bại ở đây thì chắc chắn sẽ thất bại ở nhiều nước khác. Tuy nhiên nếu việc này thành công ở đây thì sẽ mang lai hy vọng cho tương lai thế giới.”

Vườn trồng theo lối thẳng đứng đã có kết quả vì các cơn mưa mùa lớn làm giảm bớt độ nhiễm mặn trong đất. Từ khoảng tháng 7 cho đến tháng 10, lượng nước mưa khoảng 1,5 mét tẩy độ muối trong đất. Cuối mùa mưa, dân làng lấy đất này cho vào các đồ chứa rồi trồng rau.

Tổ chức WorldFish Center hướng dẫn cho khoảng 200 dân làng trong vùng tây nam Bangladesh để trồng vườn thẳng đứng. Hai năm tới đây sẽ có khoảng 5.000 người được huấn luyện làm việc này. WorldFish Center cung cấp hạt giống và một số vật liệu cho dân làng trong năm đầu.

Có nhiều người không nằm trong chương trình huấn luyện đã tự mình làm vườn thẳng đứng sau khi thấy những người láng giềng làm.

Ông Nurun Nabi, viên chức phụ trách chương trình của tổ chức WorldFish Center cho biết năm ngoái 2 nông dân chặn ông lại trên một con đường trong làng. Ông cho biết, “Họ đến và yêu cầu được làm thành viên trong nhóm của chúng tôi cho thấy .. là họ rất thích và cảm nhận rất tích cực đối với chương trình.”

Trồng vườn thẳng rất đơn giản. Dân làng đổ đất “tốt” và phân bón thiên nhiên cùng với phân hữu cơ vào một cái bao loại tái chế.

Họ đặt cái bao lên cao khỏi mặt đất trên các viên gạch và thêm vào các viên gạch nhỏ để thông nước, và thoát nước. Hai bên bao cắt các lỗ nhỏ để các loại rau có củ ngắn như rau bina có thể mọc. Các loại như bầu bí mọc phía trên. Một bao như vậy có thể thu được 8 ký rau củ trong một mùa với tiền vốn bỏ ra là 100 đến 150 taka, tương đương khoảng 1,2 đến 2 đôla mỗi bao.

Dân làng còn trồng rau trong các chậu lớn bằng nhựa lót các vòng tre. Cái “tháp thẳng đứng” này bề ngang hơn 1 mét. Một chậu lớn này có thể thu được trên 100 ký rau, củ. Chi phí khoảng 900 đến 1000 taka, tương đương 12 đôla đến 13 đôla để làm chậu này.

Rau củ có thể trồng trong bất cứ một thứ thùng, chậu, đồ chứa nào nào. Shakuri Rani Debnath, một dân làng, thậm chí đã thử trồng cà tím trong các ví, và ba lô bỏ đi của cô con gái.

Mùa hè năm ngoái các thùng, bao trong khu vườn thẳng của bà Debnath cho khoảng 200 ký rau củ trong đó có bí ngô, bầu, bông cải, cà chua, và những thứ khác nữa.

Bà Debnath cho biết trước đây bà không trồng rau, nhưng bà học được cách trồng vườn thẳng đứng, và việc này đã giúp gia đình bà rất nhiều. Bà chỉ cho xem những trái bầu xanh tròn trịa đã đến lúc hái được rồi.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG