Trong bài viết “Thượng đỉnh Sunnylands kích hoạt vai trò ASEAN trong 'Tái cân bằng ở Châu Á' của Mỹ” đăng trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 4/3 vừa qua, người viết bài này đưa ra kết luận: “Chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng, tay sai đầu sỏ của Trung Quốc và trùm “cướp ngày” gắn liền với đàn áp nhân quyền khốc liệt, bị gạt ra khỏi chức vụ Thủ tướng cho dù đã “chết lâm sàng” về chính trị sau Đại hội XII Đảng CSVN thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự cầm quyền mới của ông mới có thể rảnh tay tăng tốc “đi với Mỹ” mà mục tiêu cấp bách là “đồng hành quân sự với Hoa Kỳ” như tôi đã khởi xướng cách đây 6 năm để đưa Việt Nam thoát khỏi mối nguy hiểm chết người có tên “bành trướng Trung Quốc” cũng như tiến hành dân chủ hóa chế độ để có được một Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền đầy đủ và thịnh vượng trong một tương lai không xa. Để nói bãi/miễn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và bầu người khác “tạm quyền Thủ tướng” là việc không thể không làm của Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Việt Nam khóa XIII diễn ra trong tháng 3 này trong khi đợi Quốc hội khóa XIV được bầu vào 22 tháng 5 tới bầu ra Thủ tướng mới.”
Chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng, tay sai đầu sỏ của Trung Quốc và trùm “cướp ngày” gắn liền với đàn áp nhân quyền khốc liệt, bị gạt ra khỏi chức vụ Thủ tướng cho dù đã “chết lâm sàng” về chính trị sau Đại hội 12 Đảng CSVN thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự cầm quyền mới của ông mới có thể rảnh tay tăng tốc “đi với Mỹ” để đưa Việt Nam thoát khỏi mối nguy hiểm chết người có tên “bành trướng Trung Quốc” cũng như tiến hành dân chủ hóa chế độ để có được một Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền đầy đủ và thịnh vượng trong một tương lai không xa.
Một tuần sau, từ 10 đến 12/3, Hội nghị Trung ương lần 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 đã họp và quyết định giới thiệu với Quốc hội khóa 13 tại kỳ họp cuối, Kỳ họp thứ 11, diễn ra từ 21/3 đến 16/4, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để bầu làm Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước thay ông Trương Tấn Sang và phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng thay ông Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy, cả ba người đứng đầu Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ sẽ được Quốc hội miễn nhiệm ngay trước thềm bầu cử Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.
Ngay lập tức có nhiều ý kiến phản đối kịch liệt việc “miễn nhiệm cả loạt” này, tựu trung với những lý do sau đây.
Một là, việc bầu người vào các chức vụ cao nhất của Nhà nước Việt Nam là trách nhiệm của Quốc hội khóa XIV, dẫn đến “chưa là đại biểu Quốc hội đã là Chủ tịch Quốc hội, chưa là đại biểu Quốc hội đã là Chủ tịch nước, và chưa là đại biểu Quốc hội đã là Thủ tướng”, chẳng khác "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" như cách nói dân gian, tóm lại là “vi Hiến”. Cũng với lý do này có người thậm chí khẳng định đây là “đảo chính”, điều chưa bao giờ diễn ra trong 70 năm nay, kể từ Quốc hội khóa 1 ra đời vào tháng 1/1946!
Hai là, miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng là mâu thuẫn hoàn toàn với nhiệm kỳ 5 năm của các chức danh này được Hiến pháp quy định tại Điều 71 (Khoản 1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm), Điều 87 (Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước) và Điều 97 (Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ).
Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp quy định Quốc Hội có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...”. Nghĩa là, vẫn theo Hiến pháp, nhiệm kỳ 5 năm của Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng hoàn toàn có thể bị rút ngắn trong trường hợp bị Quốc Hội bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Ba là, căn cứ Điều 10 Luật Tổ chức Quốc hội (1. Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức; 2. Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội gần nhất), Quốc hội không thể miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì những người này không có đơn xin từ chức.
Để chứng minh, người nêu lý do này đưa ra trường hợp Thủ tướng Phan Văn Khải xin từ chức nên Quốc hội khóa 11 mới miễn nhiệm ông Khải để bầu phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay thế khi Quốc hội khóa này còn 1 năm nữa mới kết thúc.
Miễn nhiệm ‘tam trụ’ là hợp Hiến, hợp pháp
Điều 10 Luật Tổ chức Quốc Hội quy định Quốc Hội miễn nhiệm người được Quốc hội bầu có đơn xin từ chức chứ tuyệt nhiên không quy định Quốc Hội không được miễn nhiệm nếu người này không có đơn xin từ chức. Ngược lại, Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội cho phép Quốc Hội miễn nhiệm vô điều kiện người được Quốc hội bầu, tức không cần người này làm đơn xin từ chức, với quy định: “Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu”.
Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý là Quốc hội hiện tại không thể bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa sau. Thế nhưng ý kiến cho rằng Kỳ họp 11 Quốc hội khóa 13 bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 14 là hoàn toàn sai lầm vì đã không có văn bản nào, quan chức nào dù là của Nhà nước hay của Đảng CSVN tuyên bố như vậy cả. Tóm lại, ba chức vụ Nhà nước chủ chốt nói trên được bầu mới tại Kỳ họp 11 Quốc hội khóa 13 chỉ có giá trị cho Quốc hội khóa này mà thôi. Nói cách khác, Quốc hội khóa 14 sẽ bầu Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng cho nhiệm kỳ của mình.
Cũng cần khẳng định rằng nếu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng được bầu mới tại Kỳ họp 11 Quốc hội khóa 13 không trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 thì đương nhiên họ không được Ủy ban thường vu Quốc hội khóa 13 giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch nước giới thiệu làm Thủ tướng để Quốc hội 14 bầu như quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc Hội. Trong trường hợp đó, Quốc hội khóa mới sẽ chọn người trong số Đại biểu Quốc hội khóa này để bầu vào ba chức vụ Nhà nước chủ chốt nói trên.
Tiếp theo, Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp quy định Quốc hội có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...”. Nghĩa là, vẫn theo Hiến pháp, nhiệm kỳ 5 năm của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng hoàn toàn có thể bị rút ngắn trong trường hợp bị Quốc hội bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Nguyễn Tấn Dũng còn ở vị trí đứng đầu Chính phủ ngày nào thì với họ vẫn còn khả năng “đảo chính” không chỉ bằng các tướng lĩnh được Dũng ban phát và chia chác bằng ngân khố quốc gia mà còn bằng “đội quân đánh thuê” nuôi bằng tiền mà Dũng cướp được của dân, của nước hoặc tham nhũng trực tiếp hoặc hoặc qua kênh doanh nghiệp “mafia” của con cái Dũng cộng với “đội quân thứ năm” của Trung Quốc dưới vỏ bọc doanh nghiệp đã được Dũng bố trí ở khắp các vị trí xung yếu trên cả nước.
Cũng cần nói thêm rằng ngay nhiệm kỳ Quốc hội không phải là bất biến, có thể ngắn hơn và có thể dài hơn 5 năm. Thực vậy, Hiến pháp tại Khoản 3 Điều 71 quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”. Để nói đến bản thân Quốc hội còn có thể bị rút ngắn nhiệm kỳ thì các chức vụ do Quốc hội bầu bị rút ngắn nhiệm kỳ đâu có phải là chuyện bất thường!
Ý kiến cho rằng Quốc hội không thể miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu những người này không có đơn xin từ chức cũng sai nốt.
Thực vậy, Điều 10 Luật Tổ chức Quốc hội quy định Quốc hội miễn nhiệm người được Quốc hội bầu có đơn xin từ chức chứ tuyệt nhiên không quy định Quốc hội không được miễn nhiệm nếu người này không có đơn xin từ chức. Ngược lại, Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội cho phép Quốc hội miễn nhiệm vô điều kiện người được Quốc hội bầu, tức không cần người này làm đơn xin từ chức, với quy định: “Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó”. Trong trường hợp này thì chỉ cần Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước để bầu người thay thế, Chủ tịch nước có tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng để bầu người thay thế là được.
...việc Mỹ vận động cho Nguyễn Tấn Dũng đã mất quyền lực thực tế tham dự Thượng đỉnh Sunnylands cốt để Mỹ kiểm tra xem Nguyễn Tấn Dũng có đúng là muốn xóa bỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam như bản thân Dũng cũng như bộ máy tuyên truyền của Dũng đã làm cho Mỹ và các nước phương Tây khác hiểu như thế hay không. Điều này có nghĩa một tuyên bố ly khai Đảng CSVN và kêu gọi xóa bỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam của Nguyễn Tấn Dũng trong quá trình Hội nghị rất có thể đã được trông đợi.
Cần nhớ rằng việc miễn nhiệm các chức vụ Nhà nước chủ chốt trước khi nhiệm kỳ Quốc hội kết thúc đã có tiền lệ. Vào tháng 6/2001 Quốc hội khóa 10 đã miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh mà không cần ông này có đơn xin từ chức. Tháng 6/2006, Quốc hội khóa 11 không chỉ miễn nhiệm Thủ tướng Phan Văn Khải trên cơ sở đơn xin từ chức của ông này mà còn miễn nhiệm Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dù hai ông này không có đơn xin từ chức… Rồi tháng 11/2013, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc miễn nhiệm Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mà đơn xin từ chức của ông Nhân thì chẳng thấy đâu...
Cũng là nhằm đón Tổng thống Obama
Trong chế độ độc tài của Đảng CSVN được quy định tại Điều 4 Hiến pháp thì mọi chức vụ Nhà nước dù bé dù to đều do Đảng quyết định, các chức vụ Nhà nước cao nhất thì phải do những người trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Bộ Chính trị nắm giữ. Nghĩa là những người nắm chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội buộc phải là ủy viên Bộ Chính trị. Điều này giải thích vì sao Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An – những người không còn là ủy viên Bộ chính trị vì không có chân trong Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 10 họp 2 tháng trước đó - đều rời chức vụ khi nhiệm kỳ còn kéo dài đến tháng 7 năm sau, 2007 để nhường chỗ cho các ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng.
...chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Obama là nhằm cụ thể hóa chiến lược này của Mỹ với việc thúc đẩy TPP và khả năng bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong triển vọng hai nước nâng quan hệ song phương từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”. Với sứ mệnh đặc biệt quan trọng như vậy, lẽ dĩ nhiên Tổng thống Obama chỉ có thể làm việc với những người nắm quyền lực thực sự ở Việt Nam, tức trong Bộ chính trị Đảng CSVN đương nhiệm, và hơn thế nữa, trong một thời gian đủ dài để triển khai một cách hiệu quả các thỏa thuận chiến lược rất có thể đạt được trong chuyến công du này.
Mặc dầu vậy nguyên tắc “lấp khoảng trống quyền lực” giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng CSVN và nhiệm kỳ Quốc hội vẫn có ngoại lệ. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không còn có chân trong Bộ Chính trị từ tháng 1/2011 nhưng 6 tháng sau, tháng 7/201, mới thôi chức. Vậy tại sao Ban lãnh đạo Đảng CSVN khóa 12 lại không áp dụng ngoại lệ này cho các ôngTrương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng dù ba người này có cùng cảnh ngộ như ông Triết?
Như tất cả mọi người đều biết cũng như tôi đã vạch rõ trong bài “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN để độc tài cá nhân” và bài “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc” lần lượt đăng trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 11/10/2015 và ngày 15/1/2016, Đại hội XII Đảng CSVN họp tháng 1 vừa qua là cuộc chiến “một mất, một còn” - cuộc nội chiến công khai khốc liệt nhất trong lịch sử đảng này - nhằm giành vị trí đầu đảng giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho phe tham nhũng và bán nước cho Trung Quốc và một bên là Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đại diện cho phe chống tham nhũng và có ý “thoát Trung” với hai đồng minh trụ cột là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng.
Do đó, loại tiếp Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng sớm nhất có thể là việc không phải bàn cãi đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự sau khi đã đánh bại Dũng một cách ngoạn mục tại Đại hội Đảng vừa qua. Thực vậy, Nguyễn Tấn Dũng còn ở vị trí đứng đầu Chính phủ ngày nào thì với họ vẫn còn khả năng “đảo chính” không chỉ bằng các tướng lĩnh được Dũng ban phát và chia chác bằng ngân khố quốc gia mà còn bằng “đội quân đánh thuê” nuôi bằng tiền mà Dũng cướp được của dân, của nước hoặc tham nhũng trực tiếp hoặc hoặc qua kênh doanh nghiệp “mafia” của con cái Dũng cộng với “đội quân thứ năm” của Trung Quốc dưới vỏ bọc doanh nghiệp đã được Dũng bố trí ở khắp các vị trí xung yếu trên cả nước.
Tóm lại, xét về chính trị nội bộ thì ban lãnh đạo mới của Đảng CSVN chỉ cần hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng là đủ. Thế nhưng việc cả hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng là “đồng minh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng sớm “rũ áo từ quan” chỉ có thể lý giải bởi chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama bên cạnh thái độ biết ra đi đúng lúc của hai ông trùng với ý muốn của ban lãnh đạo mới của Đảng CSVN là tránh làm Nguyễn Tấn Dũng quá mất mặt mà sinh ra “làm liều”!
Thực tế cho thấy Thượng đỉnh Sunnylands họp tháng 2 vừa qua đối với Mỹ mới chỉ là cơ hội kích hoạt vai trò trung tâm của ASEAN trong chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” nhằm chống Trung Quốc bành trướng cả về lãnh thổ lẫn kinh tế trong khu vực, nghĩa là Thượng đỉnh này mới là xới vấn đề chứ chưa đi vào các thỏa thuận hợp tác cụ thể giữa hai bên. Do đó, việc Mỹ vận động cho Nguyễn Tấn Dũng đã mất quyền lực thực tế tham dự Thượng đỉnh Sunnylands cốt để Mỹ kiểm tra xem Nguyễn Tấn Dũng có đúng là muốn xóa bỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam như bản thân Dũng cũng như bộ máy tuyên truyền của Dũng đã làm cho Mỹ và các nước phương Tây khác hiểu như thế hay không. Điều này có nghĩa một tuyên bố ly khai Đảng CSVN và kêu gọi xóa bỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam của Nguyễn Tấn Dũng trong quá trình Hội nghị rất có thể đã được trông đợi.
Bất luận thế nào thì việc hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng tại kỳ họp này của Quốc Hội đương nhiên loại trừ việc Dũng lặp lại “Đánh cho Mỹ cút, Đánh cho Ngụy nhào” được chính Dũng phát ra tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước vào 30 - 4 năm ngoái, làm hơn cả đắng lòng cả triệu cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa lẫn Hoa Kỳ mà một Việt Nam đang bên bờ sụp đổ kinh tế do tham nhũng và “trên thớt Trung Quốc” ở biển Đông không thể không hướng tới!
Ngược lại, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Obama là nhằm cụ thể hóa chiến lược này của Mỹ với việc thúc đẩy TPP và khả năng bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong triển vọng hai nước nâng quan hệ song phương từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”. Với sứ mệnh đặc biệt quan trọng như vậy, lẽ dĩ nhiên Tổng thống Obama không thể làm việc với những lãnh đạo Việt Nam “chỉ có tiếng mà không có miếng”, mà ngược lại, chỉ có thể làm việc với những người nắm quyền lực thực sự ở Việt Nam, tức trong Bộ Chính trị Đảng CSVN đương nhiệm, và hơn thế nữa, trong một thời gian đủ dài để triển khai một cách hiệu quả các thỏa thuận chiến lược rất có thể đạt được trong chuyến công du này.
Cũng cần nói thêm rằng việc Tổng thống Obama thăm Việt Nam có nguồn gốc không phải từ lời mời của Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Sunnylands như một số người ngộ nhận mà là từ lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 7/2013 và được lặp lại bởi Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch ốc cũng cùng thời gian 2 năm sau đó, 2015. Để cho hết nhẽ, cứ cho là Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên mời Tổng thống Obama thăm Việt Nam thì không phải vì thế mà Dũng nhất thiết phải tại vị để đón tiếp người đứng đầu xứ Cờ Hoa. Thực vậy, Dũng nhân danh Nhà nước Việt Nam mời chứ không phải nhân danh cá nhân nên không có Dũng thì tất có người khác đại diện Nhà nước này.
Bất luận thế nào thì việc hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng tại kỳ họp này của Quốc Hội đương nhiên loại trừ việc Dũng lặp lại “Đánh cho Mỹ cút, Đánh cho Ngụy nhào” được Dũng phát ra tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước vào 30 - 4 năm ngoái, làm hơn cả đắng lòng cả triệu cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa lẫn Hoa Kỳ mà một Việt Nam đang bên bờ sụp đổ kinh tế và “trên thớt Trung Quốc” ở biển Đông không thể không hướng tới!
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.