Đường dẫn truy cập

Thượng đỉnh Sunnylands kích hoạt vai trò ASEAN trong 'Tái cân bằng ở Châu Á' của Mỹ


Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khối ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại Sunnylands, Rancho Mirage, California, ngày 16/2/2016.
Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khối ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại Sunnylands, Rancho Mirage, California, ngày 16/2/2016.

Trước Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN họp tại Sunnylands, Mỹ vào các ngày 15,16/2 vừa qua, đã có 7 Thượng đỉnh giữa hai bên, kể từ cuộc họp đầu tiên bên lề Thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Singapore vào tháng 11/2009 cho đến cuộc họp bên lề Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Kuala Lumpur, Malaixia vào tháng 11 năm ngoái. Thế nhưng Thượng đỉnh Sunnylands là Thượng đỉnh đầu tiên giữa hai bên đã không diễn ra bên lề bất cứ hội nghị quốc tế nào và cũng là lần đầu tiên diễn ra trên đất Mỹ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hai cái “đầu tiên” này?

Cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Obama đưa ra chiến lược “Xoay trục sang châu Á” (Pivot to Asia) với nội hàm chuyển các nguồn lực quân sự của Mỹ từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á để ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt ở Biển Đông.

Với Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tập hợp các nước hai bên bờ Thái Bình Dương mà không có Trung Quốc đang trong tiến trình đàm phán, Tổng thống Obama đã phát triển chiến lược “Xoay trục sang châu Á” thành chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” (Re-balance to Asia) với nội hàm ngăn chặn không chỉ bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực mà cả bành trướng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực…Tóm lại, “Tái cân bằng ở châu Á” với 2 gọng kìm một quân sự một kinh tế là chiến lược “Ngăn chặn Trung Quốc” của Mỹ ở thế kỷ 21.

Cũng cần nói thêm rằng vào năm 2010, trước khi tôi bị chính quyền Việt Nam bắt và bỏ tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật hình sự, thông qua trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) gồm bài “TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng” đăng ngày 9/4/2010 và bài “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” đăng ngày 26/7/2010, tôi đã công khai kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Á khác và Mỹ khẩn trương liên minh quân sự với nhau để tạo thế liên hoàn ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt ở Đông Nam Á thể hiện rõ qua sơ đồ gồm 9 đoạn hình “lưỡi bò” bao trọn 80% diện tích Biển Đông gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 7/5/2009.

Tiếp đó, với Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tập hợp các nước hai bên bờ Thái Bình Dương mà không có Trung Quốc đang trong tiến trình đàm phán, Tổng thống Obama đã phát triển chiến lược “Xoay trục sang châu Á” thành chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” (Re-balance to Asia) với nội hàm ngăn chặn không chỉ bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực mà cả bành trướng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Ngày 4/2 vừa qua tại Auckland, New Zealand, TPP đã được ký kết bởi 12 nước trong đó có Mỹ và 4 nước ASEAN là Việt Nam, Malaixia, Singapore và Brunei. Tóm lại, “Tái cân bằng ở châu Á” với 2 gọng kìm một quân sự một kinh tế là chiến lược “Ngăn chặn Trung Quốc” của Mỹ ở thế kỷ 21.

Với các liên minh quân sự đã được Mỹ thiết lập với Nhật và Hàn Quốc mà cả hai đều là quốc gia dân chủ phát triển, chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” có thể nói được đảm bảo một cách vững chắc ở Đông Bắc Á. Do đó, trọng tâm của việc triển khai chiến lược này trên thực tế là nằm ở Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh khu vực này đang là hướng chủ yếu của bành trướng cả về lãnh thổ lẫn kinh tế của Trung Quốc.

Với các liên minh quân sự đã được Mỹ thiết lập với Nhật và Hàn Quốc mà cả hai đều là quốc gia dân chủ phát triển, chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” có thể nói được đảm bảo một cách vững chắc ở Đông Bắc Á. Do đó, trọng tâm của việc triển khai chiến lược này trên thực tế là nằm ở Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh khu vực này đang là hướng chủ yếu của bành trướng cả về lãnh thổ lẫn kinh tế của Trung Quốc.

Nói cách khác, quan hệ với ASEAN đối với Mỹ giờ đây phải mang tầm “chiến lược” thay vì chỉ là sản phẩm phụ của quan hệ Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương hay quan hệ Mỹ – Đông Á. Đó là lý do vì sao Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN họp bên lề Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Kuala Lumpur, Malaixia vào tháng 11 năm ngoái đã thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai bên, điều này đến lượt nó là câu trả lời cho vì sao hai cái “đầu tiên” của Thượng đỉnh Sunnylands như trên đã đề cập.

Như vậy, Thượng đỉnh Sunnylands không chỉ nhằm hoàn tất chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” của Mỹ mà hơn thế nữa, xác định ASEAN ở vị trí trung tâm của chiến lược này. Cụ thể là tại Hội nghị này, Mỹ có nhiệm vụ thuyết phục các nước ASEAN thống nhất phản đối Trung Quốc đe dọa hòa bình và an ninh ở Biển Đông khi ráo riết biến các đảo nổi và chìm ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành các căn cứ quân sự nhằm tạo môi trường khu vực thuận lợi cho can dự quân sự của Mỹ ở đây. Để hỗ trợ mục tiêu này, Mỹ cũng phải đạt được cam kết thúc đẩy nhân quyền từ các nước ASEAN mà Thời báo Los Angeles miêu tả là “một đám độc tài” bởi có tới 7 độc tài gồm Hun Sen của Cambodia, Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của Brunei, Thein Sein của Myanma, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Thực vậy, các nước ASEAN càng tiến bộ về nhân quyền sẽ càng bác bỏ Trung Quốc của “Thiên An Môn” dìm nhân quyền trong máu!

Kết quả Thượng đỉnh Sunnylands cho thấy Mỹ cơ bản đã đạt được những mục tiêu đã đề ra. Điều 8 Tuyên bố chung nêu rõ: “Cam kết chung đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm những quyền tự do hàng hải và bay ngang và những hình thức khác sử dụng những vùng biển một hợp pháp, và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở như được mô tả trong Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cũng như phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành những hoạt động”. Nghĩa là các nước ASEAN đã gián tiếp ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào Biển Đông nói riêng, Đông Nam Á nói chung để chấm dứt các hành vi gây hấn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Tóm lại, Thượng đỉnh Sunnylands đã kích hoạt vai trò trung tâm của ASEAN trong “Tái cân bằng ở châu Á” của Mỹ.

…các nước ASEAN đã gián tiếp ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào Biển Đông nói riêng, Đông Nam Á nói chung để chấm dứt các hành vi gây hấn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Tóm lại, Thượng đỉnh Sunnylands đã kích hoạt vai trò trung tâm của ASEAN trong “Tái cân bằng ở châu Á” của Mỹ.

Cũng như vậy, Điều 4 Tuyên bố chung cam kết “tăng cường dân chủ, tăng cường quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản”. Nói cách khác, các nước ASEAN đã đồng ý cho Mỹ tham gia thúc đẩy dân chủ, bảo vệ nhân quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở các nước này, đồng nghĩa khuyến cáo sau Hội nghị của Mỹ về dân chủ và nhân quyền ở các nước ASEAN khó có thể bị các nước này quy kết là “can thiệp vào công việc nội bộ” của họ.

Điều đáng nói là Thượng đỉnh Sunnylands thực ra chỉ là “ASEAN hóa” những thỏa thuận Mỹ - Việt đạt được trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 7 năm ngoái của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa kỳ công bố sau hội kiến giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phong Bầu Dục, người đứng đầu Đảng CSVN đã chính thức bày tỏ ủng hộ đối với vai trò của Mỹ trong việc loại trừ mọi đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc ráo riết chuẩn bị xâm lược nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam thông qua cấp tập xây dựng các đảo nổi và chìm đã chiếm của Việt Nam thành các căn cứ quân sự. Lời văn sau đây vẫn của Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa kỳ phản ánh rõ điều này.

“Hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.

Điều 4 Tuyên bố chung cam kết “tăng cường dân chủ, tăng cường quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản”. Nói cách khác, các nước ASEAN đã đồng ý cho Mỹ tham gia thúc đẩy dân chủ, bảo vệ nhân quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở các nước này, đồng nghĩa khuyến cáo sau Hội nghị của Mỹ về dân chủ và nhân quyền ở các nước ASEAN khó có thể bị các nước này quy kết là “can thiệp vào công việc nội bộ” của họ.

Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Quan trọng không kém, vẫn tại Tuyên bố này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn long trọng cam kết “tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người” cũng như “quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao” đồng nhất với cho phép thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam vốn là điều cấm kỵ trong chế độ cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra, hai bên khẳng định “vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc chính trị-an ninh khu vực và Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN”. Vậy là, ASEAN cũng như quan hệ Mỹ – ASEAN chính thức được xác định ở vị trí trung tâm của chiến lược “Tái cân bằng ở châu Á” của Mỹ.

Tóm lại, chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tầm “lịch sử” không chỉ vì đã chính thức xác lập chiến lược “đi với Mỹ” của Việt Nam để bảo vệ vững chắc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam trước xâm lược Trung Quốc, “thoát Trung” cả về chính trị lẫn kinh tế cũng như mở đường cho dân chủ hóa chế độ với cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam mà còn định hướng chiến lược cho cả quan hệ Mỹ – ASEAN. Nói cách khác, Thượng đỉnh Sunnylands là bước đầu tiên triển khai ở tầm Đông Nam Á các thỏa thuận Việt - Mỹ đạt được trong chuyến thăm Mỹ của người đứng đầu Đảng CSVN.

Thất bại có thể nói là duy nhất của Mỹ tại Thượng đỉnh Sunnylands là Tuyên bố chung của Hội nghị đã không chỉ đích danh Trung Quốc như nhân tố đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông vốn là mục tiêu tối cao của Mỹ tại Hội nghị nhằm tạo thêm cơ sở vững chắc cho can dự quân sự của Mỹ chống Trung Quốc gây hấn ở đây.

Tóm lại, chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tầm “lịch sử” không chỉ vì đã chính thức xác lập chiến lược “đi với Mỹ” của Việt Nam để bảo vệ vững chắc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam trước xâm lược Trung Quốc, “thoát Trung” cả về chính trị lẫn kinh tế cũng như mở đường cho dân chủ hóa chế độ với cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam mà còn định hướng chiến lược cho cả quan hệ Mỹ – ASEAN. Nói cách khác, Thượng đỉnh Sunnylands là bước đầu tiên triển khai ở tầm Đông Nam Á các thỏa thuận Việt - Mỹ đạt được trong chuyến thăm Mỹ của người đứng đầu Đảng CSVN.

Sở dĩ như vậy là vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho Việt Nam là nước bị Trung Quốc xâm lược và đe dọa xâm lược nhất đã không dám mở mồm lên án đích danh Trung Quốc nên các nước khác trong ASEAN đã không có thể “bảo hoàng hơn vua” mà lên án Trung Quốc. Trên thực tế, Nguyễn Tấn Dũng chỉ “đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có hành động thực tế và hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động thay đổi hiện trạng ở biển Đông”, nghĩa là xúi Mỹ đánh vào không khí, một thái độ không gì khác hơn là cực kỳ đớn hèn bởi cùng thời điểm Trung Quốc rầm rộ triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!

Tóm lại, Mỹ đã “gậy ông đập lưng ông” hay tự phản lại mình khi vận động ban lãnh đạo Việt Nam hậu Đại hội 12 Đảng CSVN cho Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ bằng được khi có tin nhân vật này không có tên tham dự Thượng đỉnh Sunnylands. Thực vậy, Nhà Trắng đã nêu lý do rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình của Hội nghị và vì vậy sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, là cần thiết!

Mặc dầu vậy, thái độ đớn hèn trên của Nguyễn Tấn Dũng cũng có điểm tích cực là càng làm cho Mỹ mọi người khác thấy Dũng quả thật là tay sai của Trung Quốc - như tôi đã bóc trần trong bài viết “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc” đăng trên VOA Tiếng Việt ngày 15/1/2016 - bởi với tư cách này thì lên án đích danh Trung Quốc đối với Dũng là hoàn toàn không thể trong bất cứ trường hợp nào!

…chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng bị gạt ra khỏi chức vụ Thủ tướng cho dù đã “chết lâm sàng” về chính trị sau Đại hội 12 Đảng CSVN thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự cầm quyền mới của ông mới có thể rảnh tay tăng tốc “đi với Mỹ” để đưa Việt Nam thoát khỏi mối nguy hiểm chết người có tên “bành trướng Trung Quốc” cũng như tiến hành dân chủ hóa chế độ để có được một Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền đầy đủ và thịnh vượng trong một tương lai không xa.

Kết luận lại, chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng, tay sai đầu sỏ của Trung Quốc và trùm “cướp ngày” gắn liền với đàn áp nhân quyền khốc liệt, bị gạt ra khỏi chức vụ Thủ tướng cho dù đã “chết lâm sàng” về chính trị sau Đại hội 12 Đảng CSVN thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng sự cầm quyền mới của ông mới có thể rảnh tay tăng tốc “đi với Mỹ” mà mục tiêu cấp bách là “đồng hành quân sự với Hoa Kỳ” như tôi đã khởi xướng cách đây 6 năm để đưa Việt Nam thoát khỏi mối nguy hiểm chết người có tên “bành trướng Trung Quốc” cũng như tiến hành dân chủ hóa chế độ để có được một Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền đầy đủ và thịnh vượng trong một tương lai không xa.

Để nói bãi/miễn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và bầu người khác “tạm quyền Thủ tướng” là việc không thể không làm của Kỳ họp thứ 11 Quốc Hội Việt Nam khóa XIII diễn ra trong tháng 3 này trong khi đợi Quốc Hội khóa XIV được bầu vào 22 tháng 5 tới bầu ra Thủ tướng mới.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG