Hàng trăm trẻ em thiệt mạng kể từ khi dịch sởi tái bùng phát ở Việt Nam hồi cuối năm ngoái tới nay, cao gấp nhiều lần con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố tuần trước.
Truyền thông trong nước nói từ đầu năm đến nay có ít nhất 108 trẻ chết vì sởi chỉ tính riêng tại 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội.
Số tử vong thực sự trên khắp các tỉnh thành có thể còn cao hơn trong lúc số ca bị nhiễm bệnh đã lên tới hàng ngàn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa công bố dịch sởi, bất chấp những bức xúc trong công luận và những lời kêu gọi từ giới chuyên môn.
Vietnamplus ngày 17/4 dẫn lời Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam, ông Takeshi Kasai, đề nghị Việt Nam nên ‘đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng’ và dồn mọi nỗ lực để kiểm soát bệnh dịch.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc chậm trễ công bố dịch sẽ làm cho dịch bệnh càng lây lan nhanh chóng hơn vì người dân thiếu cảnh giác.
Bệnh lây lan nhanh chóng, tử vong tăng cao, chưa có biện pháp kiểm soát-khống chế, vì sao giới hữu trách Việt Nam lại chưa công bố dịch?
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết nguyên nhân: Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Công bố dịch phải theo quy định pháp luật, theo Luật Công bố Dịch truyền nhiễm đã được Quốc hội Việt Nam thông qua. Khi xảy ra dịch, muốn công bố dịch phải có điều kiện để công bố.
VOA: Xin ông vui lòng cho biết các điều kiện đó là gì?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Phải có 1 trong 4 điều kiện này cộng với tình hình dịch thì mới được công bố. Thứ nhất, quy mô-tính chất bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tỉnh hay thành phố. Thứ hai, bệnh được Bộ trưởng Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Thứ ba, bệnh dịch có tỉ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Điều kiện cuối cùng là bệnh dịch xảy ra khi có thảm họa, thiên tai. Thẩm quyền công bố là do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hay thành phố.
VOA: Hiện giờ đã lên hàng trăm ca tử vong và cũng chưa có biện pháp khống chế nào hiệu quả, vì sao Việt Nam còn lưỡng lự trong việc công bố dịch?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Không phải Việt Nam mà Thủ tướng giao thẩm quyền cho Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định công bố. Công bố này, khả năng kiểm soát này dựa vào đánh giá của Ủy ban tỉnh được Sở Y tế tham mưu và họ quyết định việc này.
VOA: Thế còn về Bộ Y tế có những đề xuất gì không?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Bộ Y tế đề xuất các tỉnh xác định rõ nguy cơ mà công bố dịch. Hôm qua Bộ trưởng trong cuộc họp đã đề xuất thẳng với các tỉnh ngay Hà Nội rồi rằng phải tham mưu để sớm thực hiện công bố dịch nếu cần thiết, theo điều kiện công bố của Thủ tướng.
VOA: Ông có nhận xét thế nào về khả năng kiểm soát dịch hiện nay?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Chúng tôi thấy dịch đang trong tầm kiểm soát theo nghĩa nói tới tỷ lệ mới mắc bệnh, tỷ lệ này không cao, khoảng hơn 3.000 ca xác định. Tỷ lệ này không cao so với tổng số gần 90 triệu dân Việt Nam và so với các nước trong khu vực.
VOA: Thế nhưng về số tử vong, trong thời gian rất ngắn mà số người chết đã tăng gấp 3 lần thì…
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Cái đó chúng tôi đang phân tích nguyên nhân là gì. Số người mắc bệnh và nguyên nhân tử vong là một câu chuyện khác.
VOA: Các biện pháp ngăn chặn dịch hiện nay ra sao?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Hiện nay quan trọng nhất là giáo dục truyền thông để nâng cao nhận thức người dân về tiêm chủng vaccine. Tất cả trẻ trong độ tuổi tiêm chủng phải được tiêm đủ mũi, đúng lịch. Khi có sởi xảy ra phải giám sát chặt chẽ, cách ly bệnh nhân, chăm sóc điều trị kịp thời. Vaccine là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất hiện nay để đề phòng sởi cho trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi còn lập kế hoạch tiêm vaccine sởi cho tất cả trẻ em dưới 14 tuổi.
VOA: Đối với quần chúng, ông có lời khuyên như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Tôi khuyên người dân nên bình tĩnh. Hiện nay về dịch tễ học thì lâm sàng của sởi không thay đổi trên quy mô toàn cầu và Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. Người dân cần bình tĩnh thực hiện tốt hướng dẫn của ngành y tế. Quan trọng nhất là chủ động tiêm phòng vaccine. Khi có dấu hiệu phát ban và triệu chứng của sởi, nên đến cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị. Không cần thiết phải đến các cơ quan trung ương điều trị để tránh tình trạng quá tải và tình trạng lây nhiễm.
VOA: Gần đây có nhiều báo cáo về tử vong ở trẻ em do tiêm vaccine khiến nhiều phụ huynh e ngại. Giáo sư có lời khuyên như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Nguyên nhân tử vong do sởi chúng tôi đang nghiên cứu nhưng tới giờ phút này các bằng chứng cho thấy là việc dự phòng bằng vaccine là cần thiết và hiệu quả. Phát hiện sớm, chăm sóc phù hợp, điều trị kịp thời thì vẫn có thể hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong.
VOA: Các phương án sắp tới để xử lý tình hình dịch như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Chúng tôi vẫn tăng cường các kế hoạch đã làm trước đây, tức là biện pháp quan trọng nhất đề phòng sởi là vaccine, bên cạnh đó, nâng cao năng lực y tế trong việc giám sát ca bệnh, tư vấn cho bệnh nhân. Vẫn là phương án mà ngành y tế đã quyết liệt chỉ đạo từ 3 tháng nay rồi. Đây là hướng lâu dài và trước mắt cũng là như vậy.
VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho cuộc trao đổi này.
Truyền thông trong nước nói từ đầu năm đến nay có ít nhất 108 trẻ chết vì sởi chỉ tính riêng tại 3 bệnh viện lớn ở Hà Nội.
Số tử vong thực sự trên khắp các tỉnh thành có thể còn cao hơn trong lúc số ca bị nhiễm bệnh đã lên tới hàng ngàn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa công bố dịch sởi, bất chấp những bức xúc trong công luận và những lời kêu gọi từ giới chuyên môn.
Vietnamplus ngày 17/4 dẫn lời Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam, ông Takeshi Kasai, đề nghị Việt Nam nên ‘đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng’ và dồn mọi nỗ lực để kiểm soát bệnh dịch.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc chậm trễ công bố dịch sẽ làm cho dịch bệnh càng lây lan nhanh chóng hơn vì người dân thiếu cảnh giác.
Bệnh lây lan nhanh chóng, tử vong tăng cao, chưa có biện pháp kiểm soát-khống chế, vì sao giới hữu trách Việt Nam lại chưa công bố dịch?
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết nguyên nhân: Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Công bố dịch phải theo quy định pháp luật, theo Luật Công bố Dịch truyền nhiễm đã được Quốc hội Việt Nam thông qua. Khi xảy ra dịch, muốn công bố dịch phải có điều kiện để công bố.
VOA: Xin ông vui lòng cho biết các điều kiện đó là gì?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Phải có 1 trong 4 điều kiện này cộng với tình hình dịch thì mới được công bố. Thứ nhất, quy mô-tính chất bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tỉnh hay thành phố. Thứ hai, bệnh được Bộ trưởng Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Thứ ba, bệnh dịch có tỉ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Điều kiện cuối cùng là bệnh dịch xảy ra khi có thảm họa, thiên tai. Thẩm quyền công bố là do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hay thành phố.
VOA: Hiện giờ đã lên hàng trăm ca tử vong và cũng chưa có biện pháp khống chế nào hiệu quả, vì sao Việt Nam còn lưỡng lự trong việc công bố dịch?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Không phải Việt Nam mà Thủ tướng giao thẩm quyền cho Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định công bố. Công bố này, khả năng kiểm soát này dựa vào đánh giá của Ủy ban tỉnh được Sở Y tế tham mưu và họ quyết định việc này.
VOA: Thế còn về Bộ Y tế có những đề xuất gì không?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Bộ Y tế đề xuất các tỉnh xác định rõ nguy cơ mà công bố dịch. Hôm qua Bộ trưởng trong cuộc họp đã đề xuất thẳng với các tỉnh ngay Hà Nội rồi rằng phải tham mưu để sớm thực hiện công bố dịch nếu cần thiết, theo điều kiện công bố của Thủ tướng.
VOA: Ông có nhận xét thế nào về khả năng kiểm soát dịch hiện nay?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Chúng tôi thấy dịch đang trong tầm kiểm soát theo nghĩa nói tới tỷ lệ mới mắc bệnh, tỷ lệ này không cao, khoảng hơn 3.000 ca xác định. Tỷ lệ này không cao so với tổng số gần 90 triệu dân Việt Nam và so với các nước trong khu vực.
VOA: Thế nhưng về số tử vong, trong thời gian rất ngắn mà số người chết đã tăng gấp 3 lần thì…
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Cái đó chúng tôi đang phân tích nguyên nhân là gì. Số người mắc bệnh và nguyên nhân tử vong là một câu chuyện khác.
VOA: Các biện pháp ngăn chặn dịch hiện nay ra sao?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Hiện nay quan trọng nhất là giáo dục truyền thông để nâng cao nhận thức người dân về tiêm chủng vaccine. Tất cả trẻ trong độ tuổi tiêm chủng phải được tiêm đủ mũi, đúng lịch. Khi có sởi xảy ra phải giám sát chặt chẽ, cách ly bệnh nhân, chăm sóc điều trị kịp thời. Vaccine là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất hiện nay để đề phòng sởi cho trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi còn lập kế hoạch tiêm vaccine sởi cho tất cả trẻ em dưới 14 tuổi.
VOA: Đối với quần chúng, ông có lời khuyên như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Tôi khuyên người dân nên bình tĩnh. Hiện nay về dịch tễ học thì lâm sàng của sởi không thay đổi trên quy mô toàn cầu và Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. Người dân cần bình tĩnh thực hiện tốt hướng dẫn của ngành y tế. Quan trọng nhất là chủ động tiêm phòng vaccine. Khi có dấu hiệu phát ban và triệu chứng của sởi, nên đến cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị. Không cần thiết phải đến các cơ quan trung ương điều trị để tránh tình trạng quá tải và tình trạng lây nhiễm.
VOA: Gần đây có nhiều báo cáo về tử vong ở trẻ em do tiêm vaccine khiến nhiều phụ huynh e ngại. Giáo sư có lời khuyên như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Nguyên nhân tử vong do sởi chúng tôi đang nghiên cứu nhưng tới giờ phút này các bằng chứng cho thấy là việc dự phòng bằng vaccine là cần thiết và hiệu quả. Phát hiện sớm, chăm sóc phù hợp, điều trị kịp thời thì vẫn có thể hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong.
VOA: Các phương án sắp tới để xử lý tình hình dịch như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển: Chúng tôi vẫn tăng cường các kế hoạch đã làm trước đây, tức là biện pháp quan trọng nhất đề phòng sởi là vaccine, bên cạnh đó, nâng cao năng lực y tế trong việc giám sát ca bệnh, tư vấn cho bệnh nhân. Vẫn là phương án mà ngành y tế đã quyết liệt chỉ đạo từ 3 tháng nay rồi. Đây là hướng lâu dài và trước mắt cũng là như vậy.
VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho cuộc trao đổi này.