Ông Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), tuyên bố không nhận tội về những cáo trạng buộc ông vào tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, trốn thuế và các tội trạng khác đã góp phần làm ngân hàng này lỗ lã tới 8,67 ngàn tỉ, tương đương với 411 triệu đôla.
Hãng tin Bloomberg tường thuật rằng ngay trong ngày đầu tiên của vụ án, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã hoãn lại phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên, 50 tuổi, sáng lập viên và nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, ông Trần Xuân Giá, 75 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân Hàng ACB, và Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc của Ngân hàng ACB, và một số cựu giới chức cấp cao của định chế tài chánh này, vì tin cho hay ông Trần Xuân Giá đã nhập viện vì bệnh tim.
Tòa án chưa ấn định một ngày cho phiên xử các nhân vật này.
Ông Nguyễn Ðức Kiên còn được gọi là 'Bầu Kiên', có thể đối mặt với bản án tù chung thân vì một trong những cáo trạng đối với ông.
Ông bị buộc về 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trong.
Ông Kiên và gia đình ông sở hữu 9% Ngân hàng ACB.
Ông tỏ ý muốn tòa tiếp tục vụ xét xử, dù không có mặt của ông Trần Xuân Giá. Phát biểu trước phiên tòa, Bầu Kiên nói:
“Tôi đã bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trong khi tất cả các hoạt động của tôi đều có giấy phép của các cơ quan chức năng.”
Ông yêu cầu tòa án đưa ra làm chứng trước tòa các đại diện của các văn phòng đăng ký kinh doanh, và các bộ sở chính phủ đã cấp giấy phép cho ông.
Việt Nam đã tăng cường các biện pháp để trong sạch hóa hệ thống ngân hàng giữa lúc số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng là cao nhất trong các nền kinh tế Đông Nam Á, phương hại tới các hoạt động kinh doanh.
Hãng tin Reuters nói rằng cựu Chủ tịch ACB, ngân hàng tư nhân lớn thứ tư của Việt Nam, đã làm cho giới đầu tư tổn thất tới 1,4 ngàn tỉ đồng, tương đương với 66,4 triệu đôla trong một vụ gian lận khét tiếng nhất tại Việt Nam.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Kiên đã cùng với một số bạn hữu thành lập ngân hàng ACB vào năm 1994.
Nguồn: AFP, Reuters
Hãng tin Bloomberg tường thuật rằng ngay trong ngày đầu tiên của vụ án, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã hoãn lại phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên, 50 tuổi, sáng lập viên và nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, ông Trần Xuân Giá, 75 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân Hàng ACB, và Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc của Ngân hàng ACB, và một số cựu giới chức cấp cao của định chế tài chánh này, vì tin cho hay ông Trần Xuân Giá đã nhập viện vì bệnh tim.
Tòa án chưa ấn định một ngày cho phiên xử các nhân vật này.
Ông Nguyễn Ðức Kiên còn được gọi là 'Bầu Kiên', có thể đối mặt với bản án tù chung thân vì một trong những cáo trạng đối với ông.
Ông bị buộc về 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trong.
Ông Kiên và gia đình ông sở hữu 9% Ngân hàng ACB.
Ông tỏ ý muốn tòa tiếp tục vụ xét xử, dù không có mặt của ông Trần Xuân Giá. Phát biểu trước phiên tòa, Bầu Kiên nói:
“Tôi đã bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trong khi tất cả các hoạt động của tôi đều có giấy phép của các cơ quan chức năng.”
Ông yêu cầu tòa án đưa ra làm chứng trước tòa các đại diện của các văn phòng đăng ký kinh doanh, và các bộ sở chính phủ đã cấp giấy phép cho ông.
Việt Nam đã tăng cường các biện pháp để trong sạch hóa hệ thống ngân hàng giữa lúc số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng là cao nhất trong các nền kinh tế Đông Nam Á, phương hại tới các hoạt động kinh doanh.
Hãng tin Reuters nói rằng cựu Chủ tịch ACB, ngân hàng tư nhân lớn thứ tư của Việt Nam, đã làm cho giới đầu tư tổn thất tới 1,4 ngàn tỉ đồng, tương đương với 66,4 triệu đôla trong một vụ gian lận khét tiếng nhất tại Việt Nam.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Kiên đã cùng với một số bạn hữu thành lập ngân hàng ACB vào năm 1994.
Nguồn: AFP, Reuters