Quyết định cải cách nhanh chóng của Miến Ðiện nhằm nới lỏng kiểm duyệt truyền thông đang được thận trọng theo dõi tại nước láng giềng Trung Quốc, nơi mà các giới chức chính phủ vẫn luôn cứng nhắc duy trì kiểm soát chặt chẽ luồng thông tin.
Hôm thứ hai, Miến Ðiện loan báo truyền thông địa phương sẽ không còn bắt buộc phải nộp các bài viết cho nhà nước kiểm duyệt trước khi loan tải, chấm dứt một thành phần quan trọng của chính sách kiểm duyệt bị đả kích lâu nay ở nước này.
Tin này được các tờ báo do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đón nhận với những phản ứng khác nhau. Nhân dân Nhật báo, tờ báo hàng đầu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, loan tải tin này tương đối khách quan, thậm chí còn trích lời một ký giả Miến Ðiện ca ngợi diễn biến này như một dấu mốc lịch sử.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo của Ðảng Cộng sản đăng tải một bài xã luận nói rằng Trung Quốc không nên đi theo điều mà xã luận này gọi là mô hình cải cách “không chắc chắn” của Miến Ðiện, hay Myanmar.
Bài xã luận nói: “Trung Quốc nên đi theo xu thế của thời đại và quan sát tình hình thực tiễn của quốc gia, hơn là cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí để cho những nước đi sau như Miến Ðiện và Việt Nam trở thành những mô hình lý tưởng” để noi theo.
Một số người thắc mắc liệu Trung Quốc, nước đã thực hiện tiến trình cải cách từng bước trong suốt 3 thập niên qua, có sẽ bị thôi thúc bởi những cải cách của mà đồng minh lâu đời Miến Ðiện của họ vừa thực hiện hay không.
Tuy nhiên nhà phân tích độc lập Bill Bishop có trụ sở ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc dường như không cảm thấy bị áp lực phải tăng tốc theo nước láng giềng, và họ hiểu rõ rằng bối cảnh truyền thông của nước họ phức tạp hơn nhiều.
Nhà phân tích Bishop nói: “Miến Ðiện là nước nhỏ hơn và đơn giản hơn rất nhiều về nhiều khía cạnh. Thực sự Internet hoạt động chưa nhiều ở Miến Ðiện, do đó môi trường thông tin khác rất xa với môi trường phức tạp hơn rất nhiều tại Trung Quốc.”
Tuy nhiên, ông Bishop nói rằng chính sách hiện nay của Trung Quốc ngăn cấm bất cứ nội dung nào trên trên mạng Internet được xem là gai chướng hình như khó có thể tồn tại bền vững, một phần là do chính sách này ngày càng không được công chúng Trung Quốc chấp nhận.
Theo lời phân tích gia Bishop: “Nếu bạn là người tham gia mạng xã hội ở Trung Quốc, bạn nhận biết là đang bị kiểm duyệt, và điều đó đang bị châm biếm và chỉ trích khá mạnh.” Ông Bishop chỉ ra rằng Internet ở Trung Quốc đang ồn ào về chuyện Miến Ðiện.
Ông Bishop nói: “Những người trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đưa ra những so sánh khó chịu giữa Trung Quốc, Miến Ðiện và Bắc Triều Tiên, và chế giễu rằng Bắc Triều Tiên có thể sẽ mở cửa truyền thông của họ trước Trung Quốc. Theo tôi thì nói nhứ vậy là hơi quá đáng, tuy nhiên điều đó cho thấy người dân Trung Quốc thực sự nhận biết mọi diễn biến và hiểu biết đó sẽ dần dần tiến tới.”
Nhưng cho dù kiểm duyệt ở Trung Quốc có thể không được lòng công chúng nữa, các nhà quan sát nói rằng không rõ liệu Bắc Kinh có dự định theo gương Miến Ðiện và thực hiện những bước mở rộng cửa cho truyền thông của họ hay không.
Hôm thứ hai, Miến Ðiện loan báo truyền thông địa phương sẽ không còn bắt buộc phải nộp các bài viết cho nhà nước kiểm duyệt trước khi loan tải, chấm dứt một thành phần quan trọng của chính sách kiểm duyệt bị đả kích lâu nay ở nước này.
Tin này được các tờ báo do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đón nhận với những phản ứng khác nhau. Nhân dân Nhật báo, tờ báo hàng đầu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, loan tải tin này tương đối khách quan, thậm chí còn trích lời một ký giả Miến Ðiện ca ngợi diễn biến này như một dấu mốc lịch sử.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo của Ðảng Cộng sản đăng tải một bài xã luận nói rằng Trung Quốc không nên đi theo điều mà xã luận này gọi là mô hình cải cách “không chắc chắn” của Miến Ðiện, hay Myanmar.
Bài xã luận nói: “Trung Quốc nên đi theo xu thế của thời đại và quan sát tình hình thực tiễn của quốc gia, hơn là cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí để cho những nước đi sau như Miến Ðiện và Việt Nam trở thành những mô hình lý tưởng” để noi theo.
Một số người thắc mắc liệu Trung Quốc, nước đã thực hiện tiến trình cải cách từng bước trong suốt 3 thập niên qua, có sẽ bị thôi thúc bởi những cải cách của mà đồng minh lâu đời Miến Ðiện của họ vừa thực hiện hay không.
Tuy nhiên nhà phân tích độc lập Bill Bishop có trụ sở ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc dường như không cảm thấy bị áp lực phải tăng tốc theo nước láng giềng, và họ hiểu rõ rằng bối cảnh truyền thông của nước họ phức tạp hơn nhiều.
Nhà phân tích Bishop nói: “Miến Ðiện là nước nhỏ hơn và đơn giản hơn rất nhiều về nhiều khía cạnh. Thực sự Internet hoạt động chưa nhiều ở Miến Ðiện, do đó môi trường thông tin khác rất xa với môi trường phức tạp hơn rất nhiều tại Trung Quốc.”
Tuy nhiên, ông Bishop nói rằng chính sách hiện nay của Trung Quốc ngăn cấm bất cứ nội dung nào trên trên mạng Internet được xem là gai chướng hình như khó có thể tồn tại bền vững, một phần là do chính sách này ngày càng không được công chúng Trung Quốc chấp nhận.
Theo lời phân tích gia Bishop: “Nếu bạn là người tham gia mạng xã hội ở Trung Quốc, bạn nhận biết là đang bị kiểm duyệt, và điều đó đang bị châm biếm và chỉ trích khá mạnh.” Ông Bishop chỉ ra rằng Internet ở Trung Quốc đang ồn ào về chuyện Miến Ðiện.
Ông Bishop nói: “Những người trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đưa ra những so sánh khó chịu giữa Trung Quốc, Miến Ðiện và Bắc Triều Tiên, và chế giễu rằng Bắc Triều Tiên có thể sẽ mở cửa truyền thông của họ trước Trung Quốc. Theo tôi thì nói nhứ vậy là hơi quá đáng, tuy nhiên điều đó cho thấy người dân Trung Quốc thực sự nhận biết mọi diễn biến và hiểu biết đó sẽ dần dần tiến tới.”
Nhưng cho dù kiểm duyệt ở Trung Quốc có thể không được lòng công chúng nữa, các nhà quan sát nói rằng không rõ liệu Bắc Kinh có dự định theo gương Miến Ðiện và thực hiện những bước mở rộng cửa cho truyền thông của họ hay không.