Đường dẫn truy cập

Trung Quốc: Tuyên bố của NATO về vai trò của họ trong xung đột Nga-Ukraine là 'hiểm độc' 


Các nguyên thủ của liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương, gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington, thủ đô của Mỹ, hôm 10/7/2024.
Các nguyên thủ của liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương, gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, tại hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington, thủ đô của Mỹ, hôm 10/7/2024.

Trung Quốc hôm 11/7 chỉ trích dự thảo thông cáo của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, trong đó mô tả Bắc Kinh là nhân tố tiếp tay mang tính quyết định cho nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine, là thiên vị và 'gieo rắc mối bất hòa'.

Thông cáo chung được dự kiến cũng nói rằng Bắc Kinh tiếp tục đặt ra những thách thức mang tính hệ thống đối với châu Âu và an ninh.

“Về cuộc khủng hoảng Ukraine, NATO đã cường điệu hóa trách nhiệm của Trung Quốc. Điều đó vô nghĩa và đi kèm với mục đích hiểm độc,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

“Chúng tôi kêu gọi NATO suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng và những gì họ đã làm, đồng thời có hành động cụ thể để giảm leo thang thay vì đổ lỗi,” ông Lâm nói.

Bình luận của ông Lâm được đưa ra sau những nhận xét từ người phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại Liên minh châu Âu, vốn mô tả dự thảo mang “đầy tâm lý Chiến tranh Lạnh và những lời lẽ hiếu chiến, đồng thời có nội dung đầy khiêu khích, dối trá, kích động và bôi nhọ liên quan đến Trung Quốc”.

“Lập trường cốt lõi của Trung Quốc trong vấn đề Ukraine là thúc đẩy đàm phán hòa bình và giải quyết chính trị, điều đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao,” người phát ngôn nói.

Cách đây hơn một năm, Bắc Kinh đã đưa ra một đề xuất 12 điểm, bao gồm những nguyên tắc chung để chấm dứt chiến tranh nhưng không đi sâu vào chi tiết cụ thể. Vào thời điểm đó, nó được đón nhận nồng nhiệt ở cả Nga và Ukraine.

Về phần mình, Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích NATO và cảnh báo việc NATO mở rộng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng điều này phá vỡ sự thịnh vượng và ổn định của khu vực.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia, tham dự NATO và đã củng cố mối quan hệ mạnh mẽ hơn với liên minh an ninh này trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG