Quỹ đầu tư do chính phủ Trung Quốc làm chủ đã mua 10% phần hùn của Phi trường Heathrow ở London trong nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm tiến vào thị trường cơ sở hạ tầng quan trọng ở nước ngoài.
Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc đã trả 414 triệu đô la cho Ferrovial, công ty kiến trúc của Tây Ban Nha đang quản lý phi trường Heathrow, để có 6% phần hùn trong Công ty FGP Topco, là công ty mẹ của Heathrow. Họ cũng bổ sung cổ phần từ các nhà đầu tư khác để nâng tỉ lệ sở hữu của họ lên tới 10%.
Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc, gọi tắt là CIC, có tích sản lên tới 482 tỉ đô la, là một trong những công ty đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới.
Công ty này được thành lập năm 2007 để đầu tư một phần trong số dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc.
Đây là vụ đầu tư quan trọng thứ nhì của Trung Quốc vào khu vực cơ sở hạ tầng ở Anh.
Trước đây trong năm nay, CIC đã mua 8,7% phần hùn của Công ty Nước Thames, công ty cấp nước và xử lý nước lớn nhất của Anh Quốc.
Hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài đã bị theo dõi chặt chẽ trong những năm gần đây, một phần vì CIC do chính phủ Trung Quốc làm chủ.
Nhưng những người ủng hộ các hoạt động đầu tư đó nói rằng sự chú ý đó phát xuất từ vấn đề cạnh tranh địa chính trị. Họ nói rằng những thương vụ đó có lợi cho cả đôi bên.
Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc đã trả 414 triệu đô la cho Ferrovial, công ty kiến trúc của Tây Ban Nha đang quản lý phi trường Heathrow, để có 6% phần hùn trong Công ty FGP Topco, là công ty mẹ của Heathrow. Họ cũng bổ sung cổ phần từ các nhà đầu tư khác để nâng tỉ lệ sở hữu của họ lên tới 10%.
Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc, gọi tắt là CIC, có tích sản lên tới 482 tỉ đô la, là một trong những công ty đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới.
Công ty này được thành lập năm 2007 để đầu tư một phần trong số dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc.
Đây là vụ đầu tư quan trọng thứ nhì của Trung Quốc vào khu vực cơ sở hạ tầng ở Anh.
Trước đây trong năm nay, CIC đã mua 8,7% phần hùn của Công ty Nước Thames, công ty cấp nước và xử lý nước lớn nhất của Anh Quốc.
Hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài đã bị theo dõi chặt chẽ trong những năm gần đây, một phần vì CIC do chính phủ Trung Quốc làm chủ.
Nhưng những người ủng hộ các hoạt động đầu tư đó nói rằng sự chú ý đó phát xuất từ vấn đề cạnh tranh địa chính trị. Họ nói rằng những thương vụ đó có lợi cho cả đôi bên.