Sau một loạt những vụ tự thiêu phản đối của người Tây Tạng, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã lên tiếng về các chính sách của Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng. Theo tường thuật do thông tín viên Sharon Van sant của đài VOA ở Bắc Kinh, Đại sứ Gary Locke cũng nói tới chuyến du hành của ông đến các tu viện Phật giáo Tây Tạng hồi tháng trước.
Đại sứ Gary Locke đã nói rất nhiều về những vụ tụ thiêu của người Tây Tạng trong những cuộc hội họp với dân chúng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.
Đại sứ Locke nói: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy thật sự gặp gỡ các vị đại diện của nhân dân Tây Tạng để giải quyết và xem xét lại một số chính sách đã đưa tới những sự hạn chế và những vụ bạo động cùng với những vụ tự thiêu, và chúng tôi rất quan tâm tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Các giới chức cao cấp của Trung Quốc đã bác bỏ những lời yêu cầu đòi họ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, hoặc gặp gỡ các giới chức của chính phủ Tây Tạng lưu vong đặt trụ sở ở miền bắc Ấn Độ."
Trong các cuộc hội họp trực tuyến, Đại sứ Locke cũng thừa nhận là mới đây ông đã đến thăm huyện Aba trong tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, nơi sinh sống của gần 2 phần ba những người Tây Tạng đã tự thiêu.
Có tin cho hay 7 người Tây Tạng đã tự thiêu hồi tuần trước, nâng tổng số những người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc lên tới gần 60 người kể từ năm 2009. Tuy các đại diện của Hoa Kỳ đã thường xuyên nêu lên vấn đề Tây Tạng với chính phủ Trung Quốc, nhưng rất hiếm khi một vị Đại sứ của Mỹ đến thăm những khu vực của người Tây Tạng.
Ông Locke cho biết ông đã đến khu vực đó để cảm nhận trực tiếp văn hóa và lối sống của người Tây Tạng.
Ông Locke nói: "Chúng tôi quan tâm sâu sắc về vấn đề bạo động, về những vụ tự thiêu đã xảy ra trong vài năm qua, những vụ việc vô cùng đáng tiếc. Không ai muốn có những hành động như vậy, không ai muốn phải dùng tới những hành động như vậy. Có quá nhiều người chết, quá nhiều người chết."
Trước đó một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận chuyến đi của ông Locke sau khi một nhà báo của tờ New York Times cho đăng một bức hình của Đại sứ Locke chào hỏi một nhà sư Tây Tạng cao niên.
Tờ New York Times cho biết ông Locke đã đi thăm hai tu viện ở Songpan, cách thị trấn Aba chừng 160 kilo mét về hướng đông. Tuy khách lữ hành thường xuyên bị ngăn không cho tới thị trấn Aba từ khi những vụ phản khan1g bắt đầu bùng ra, nhưng Songpan tiếp tục là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Những cuộc nổi dậy chống sự cai trị của Trung Quốc đã bùng ra ờ cao nguyên Tây Tạng hồi năm 2008, khi những cuộc biểu tình phản kháng lan đi từ thủ phủ Lhasa tới hai tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Trung Quốc đã đối phó bằng một chiến dịch đàn áp dữ dội và sự hiện diện đông đảo của các lực lượng an ninh.
Ngày hôm nay, khi được hỏi về việc Đại sứ Locke kêu gọi Trung Quốc xem xét lại chính sách về Tây Tạng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ lời kêu gọi đó.
Ông Hồng nói rằng điều mà ông gọi là “âm mưu chính trị” cần phải bị lên án với những lời lẽ mạnh mẽ nhất. Ông cho rằng vấn đề Tây Tạng là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc phản đối bất kỳ sự can thiệp nào dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ của mình.
Những người Tây Tạng phủ nhận cáo giác cho rằng những vụ tự thiêu được khích động bởi thế lực bên ngoài. Họ nói rằng hành động phản kháng này là phản ứng trước những chính sách áp bức của Trung Quốc, làm cho tự do tôn giáo và nhân quyền của họ bị hạn chế.
Đại sứ Gary Locke đã nói rất nhiều về những vụ tụ thiêu của người Tây Tạng trong những cuộc hội họp với dân chúng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.
Đại sứ Locke nói: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy thật sự gặp gỡ các vị đại diện của nhân dân Tây Tạng để giải quyết và xem xét lại một số chính sách đã đưa tới những sự hạn chế và những vụ bạo động cùng với những vụ tự thiêu, và chúng tôi rất quan tâm tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Các giới chức cao cấp của Trung Quốc đã bác bỏ những lời yêu cầu đòi họ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, hoặc gặp gỡ các giới chức của chính phủ Tây Tạng lưu vong đặt trụ sở ở miền bắc Ấn Độ."
Trong các cuộc hội họp trực tuyến, Đại sứ Locke cũng thừa nhận là mới đây ông đã đến thăm huyện Aba trong tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, nơi sinh sống của gần 2 phần ba những người Tây Tạng đã tự thiêu.
Có tin cho hay 7 người Tây Tạng đã tự thiêu hồi tuần trước, nâng tổng số những người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc lên tới gần 60 người kể từ năm 2009. Tuy các đại diện của Hoa Kỳ đã thường xuyên nêu lên vấn đề Tây Tạng với chính phủ Trung Quốc, nhưng rất hiếm khi một vị Đại sứ của Mỹ đến thăm những khu vực của người Tây Tạng.
Ông Locke cho biết ông đã đến khu vực đó để cảm nhận trực tiếp văn hóa và lối sống của người Tây Tạng.
Ông Locke nói: "Chúng tôi quan tâm sâu sắc về vấn đề bạo động, về những vụ tự thiêu đã xảy ra trong vài năm qua, những vụ việc vô cùng đáng tiếc. Không ai muốn có những hành động như vậy, không ai muốn phải dùng tới những hành động như vậy. Có quá nhiều người chết, quá nhiều người chết."
Trước đó một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận chuyến đi của ông Locke sau khi một nhà báo của tờ New York Times cho đăng một bức hình của Đại sứ Locke chào hỏi một nhà sư Tây Tạng cao niên.
Tờ New York Times cho biết ông Locke đã đi thăm hai tu viện ở Songpan, cách thị trấn Aba chừng 160 kilo mét về hướng đông. Tuy khách lữ hành thường xuyên bị ngăn không cho tới thị trấn Aba từ khi những vụ phản khan1g bắt đầu bùng ra, nhưng Songpan tiếp tục là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Những cuộc nổi dậy chống sự cai trị của Trung Quốc đã bùng ra ờ cao nguyên Tây Tạng hồi năm 2008, khi những cuộc biểu tình phản kháng lan đi từ thủ phủ Lhasa tới hai tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Trung Quốc đã đối phó bằng một chiến dịch đàn áp dữ dội và sự hiện diện đông đảo của các lực lượng an ninh.
Ngày hôm nay, khi được hỏi về việc Đại sứ Locke kêu gọi Trung Quốc xem xét lại chính sách về Tây Tạng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ lời kêu gọi đó.
Ông Hồng nói rằng điều mà ông gọi là “âm mưu chính trị” cần phải bị lên án với những lời lẽ mạnh mẽ nhất. Ông cho rằng vấn đề Tây Tạng là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc phản đối bất kỳ sự can thiệp nào dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ của mình.
Những người Tây Tạng phủ nhận cáo giác cho rằng những vụ tự thiêu được khích động bởi thế lực bên ngoài. Họ nói rằng hành động phản kháng này là phản ứng trước những chính sách áp bức của Trung Quốc, làm cho tự do tôn giáo và nhân quyền của họ bị hạn chế.