SYDNEY —
Một tập đoàn do Trung Quốc đứng đầu đã mua một trong các trang trại lớn nhất trên thế giới tại vùng hoang mạc hẻo lánh của Australia, gây quan ngại về việc các tài sản quan trọng được bán cho người nước ngoài. Cubbie Station ở Queensland sản xuất bông và ngũ cốc, và đã được một doanh nghiệp liên doanh giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Australia thâu tóm. Từ Sydney, Phil Mercer ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Tài sản rộng 93.000 hectare, có tên là Cubbie Station, trải rộng một khu vực có diện tích bằng thủ đô liên bang của Australia là Canberra, và nằm trên đường biên giữa Queensland và New South Wales.
Những người ủng hộ bản hợp đồng trị giá nhiều triệu đôla, bán tài sản do một tập đoàn mà Trung Quốc đứng đầu, nói rằng việc thâu tóm này sẽ đảm bảo cho tương lai của một trong những trang trại mang tính biểu tượng nhất của Úc, đã đi vào hoạt động hồi năm 2009 sau các bất ổn về tài chính. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại quan ngại rằng đây là sự khởi đầu của việc bán đi các viên ngọc quý của nền nông nghiệp Australia cho các công ty nước ngoài.
Thị trưởng địa phương, bà Donna Stewart, nói Cubbie Station, nhà sản xuất bông lớn nhất Australia, đáng lẽ phải nằm dưới sự kiểm soát của Australia.
Bà Stewart cho biết: “Chúng tôi muốn Cubbie Station nằm dưới sự quản lý của Australia. Tôi nghĩ rằng đây là một ngày rất buồn đối với toàn thể người dân Úc vì chúng ta đã bán đi đất nông nghiệp tốt nhất cho các công ty nước ngoài.”
Việc phê duyệt hợp đồng bán trang trại được chính phủ Australia cho phép sau khi nhận được khuyến nghị của Ủy Ban Duyệt xét Đầu tư nước ngoài, là cơ quan xác định liệu các vụ bán quy mô lớn cho các công ty nước ngoài có phù hợp với lợi ích quốc gia hay không.
Trung Quốc ngày càng quan tâm tới ngành nông nghiệp Australia, trong đó có ngành sản xuất sữa, vì Bắc Kinh đang tìm cách bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cho cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông hơn ở nước này. Chính quyền bang thuộc hòn đảo Tasmania đã tỏ ý hoan nghênh việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tiểu bang.
Trong khi những người phê bình than vãn về việc bán đất cho công ty nước ngoài, ông Keith De Lacy, cựu Chủ tịch của Tập đoàn Cubbie, vốn điều hành trang trại ở Queensland, nói rằng cần có thêm hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài.
Ông De Lacy nói: “ Theo quan điểm của Australia, chúng ta xây dựng dựa trên nguồn đầu tư nước ngoài. Chúng ta luôn có đầu tư nước ngoài, và chúng ta cần những khoản đầu tư như thế. Chúng ta là quốc gia rộng lớn với dân số ít ỏi. Trước đây chỉ có chủ yếu là có người gốc Anh sau đó là người Mỹ. Nhưng dù từ đầu thì tất cả là điều tích cực cho Australia, chứ không phải là điều tiêu cực.”
Bắc Kinh và Canberra đang cứu xét các phương thức giúp các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc tới phát triển việc canh tác một số vùng ở phía bắc Australia. Chính phủ Australia nói rằng các mối quan hệ đối tác đó sẽ luôn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt.
Tài sản rộng 93.000 hectare, có tên là Cubbie Station, trải rộng một khu vực có diện tích bằng thủ đô liên bang của Australia là Canberra, và nằm trên đường biên giữa Queensland và New South Wales.
Những người ủng hộ bản hợp đồng trị giá nhiều triệu đôla, bán tài sản do một tập đoàn mà Trung Quốc đứng đầu, nói rằng việc thâu tóm này sẽ đảm bảo cho tương lai của một trong những trang trại mang tính biểu tượng nhất của Úc, đã đi vào hoạt động hồi năm 2009 sau các bất ổn về tài chính. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại quan ngại rằng đây là sự khởi đầu của việc bán đi các viên ngọc quý của nền nông nghiệp Australia cho các công ty nước ngoài.
Thị trưởng địa phương, bà Donna Stewart, nói Cubbie Station, nhà sản xuất bông lớn nhất Australia, đáng lẽ phải nằm dưới sự kiểm soát của Australia.
Bà Stewart cho biết: “Chúng tôi muốn Cubbie Station nằm dưới sự quản lý của Australia. Tôi nghĩ rằng đây là một ngày rất buồn đối với toàn thể người dân Úc vì chúng ta đã bán đi đất nông nghiệp tốt nhất cho các công ty nước ngoài.”
Việc phê duyệt hợp đồng bán trang trại được chính phủ Australia cho phép sau khi nhận được khuyến nghị của Ủy Ban Duyệt xét Đầu tư nước ngoài, là cơ quan xác định liệu các vụ bán quy mô lớn cho các công ty nước ngoài có phù hợp với lợi ích quốc gia hay không.
Trung Quốc ngày càng quan tâm tới ngành nông nghiệp Australia, trong đó có ngành sản xuất sữa, vì Bắc Kinh đang tìm cách bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cho cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông hơn ở nước này. Chính quyền bang thuộc hòn đảo Tasmania đã tỏ ý hoan nghênh việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tiểu bang.
Trong khi những người phê bình than vãn về việc bán đất cho công ty nước ngoài, ông Keith De Lacy, cựu Chủ tịch của Tập đoàn Cubbie, vốn điều hành trang trại ở Queensland, nói rằng cần có thêm hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài.
Ông De Lacy nói: “ Theo quan điểm của Australia, chúng ta xây dựng dựa trên nguồn đầu tư nước ngoài. Chúng ta luôn có đầu tư nước ngoài, và chúng ta cần những khoản đầu tư như thế. Chúng ta là quốc gia rộng lớn với dân số ít ỏi. Trước đây chỉ có chủ yếu là có người gốc Anh sau đó là người Mỹ. Nhưng dù từ đầu thì tất cả là điều tích cực cho Australia, chứ không phải là điều tiêu cực.”
Bắc Kinh và Canberra đang cứu xét các phương thức giúp các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc tới phát triển việc canh tác một số vùng ở phía bắc Australia. Chính phủ Australia nói rằng các mối quan hệ đối tác đó sẽ luôn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt.