Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif hôm nay sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Theo dự liệu, hai nhà lãnh đạo sẽ bàn về những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào những phần tử hiếu chiến dọc theo biên giới Afghanistan-Pakistan. Từ trụ sở Bộ Ngoại giao, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan là vấn đề hàng đầu trong chương trình làm việc của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Tháng trước, ông nói với Đại hội đồng Liên hiệp quốc rằng cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Việc sử dụng máy bay không người lái có vũ trang trong vùng biên giới của Pakistan là một sự vi phạm đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi. Việc này gây ra thương vong cho dân thường và gây phương hại cho quyết tâm và những nỗ lực của chúng tôi nhằm tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở Pakistan. Tôi hối thúc Hoa Kỳ ngưng ngay những vụ không kích này."
Những vụ không kích đã làm cho mọi người thấy rõ là Pakistan không có khả năng kiểm soát không phận của mình, theo nhận định của giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University.
"Những chiếc máy bay không người lái giờ đây đã trở thành một biểu tượng rất mạnh mẽ và độc hại của sức mạnh của Mỹ ở Pakistan và cho thấy nước Mỹ sẵn sàng vi phạm luật quốc tế, vi phạm chủ quyền của nước khác."
Hôm thứ ba, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã lên tiếng bênh vực cho những vụ không kích.
"Hoa Kỳ không thực hiện những vụ không kích gây chết người nếu chúng tôi hay những đối tác của chúng tôi có khả năng để bắt sống những phần tử khủng bố."
Mặc dù vậy, chính phủ của Tổng thống Obama dường như đang thu hẹp qui mô của chương trình không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan. Tuy nhiên, giáo sư Ahmed cho rằng mối quan hệ giữa Washington và Islamabad chỉ có thể được cải thiện khi nào Hoa Kỳ chấm dứt những vụ không kích.
"Tại Pakistan ngày nay, tình cảm bài xích phương Tây, đặc biệt là bài Mỹ, đang ở mức rất cao. Việc chấm dứt những vụ không kích bằng máy bay không người lái hoặc những cử chỉ bày tỏ thiện chí nào đó sẽ có ích cho việc xoa dịu tình hình."
Washington dường như đang tìm cách hàn gắn những sự đổ vỡ. Hồi đầu tháng này, chính phủ Obama đã yêu cầu Quốc hội cung cấp cho Pakistan hơn 1 tỉ đô la viện trợ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tiếp kiến nhà lãnh đạo Pakistan trước cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc. Ông cho biết Washington rất muốn tăng cường quan hệ với Pakistan.
"Mối quan hệ với Pakistan hết sức quan trọng. Đây là một nước dân chủ đang ra sức phát triển kinh tế và ứng phó với những phần tử nổi dậy và nắm giữ một vai trò quan trọng cho sự ổn định của khu vực."
Quân đội có nhiều quyền lực ở Pakistan ủng hộ việc chính phủ của Thủ tướng Sharif muốn thực hiện những cuộc thương thuyết được gọi là “đàm phán vô điều kiện” với các chiến binh của phe Taliban, nhưng họ cũng sẵn sàng sử dụng sức mạnh để chống lại phe nổi dậy.
Tư lệnh quân đội Pakistan, Đại tướng Asfaq Kayani tuyên bố như sau.
"Những người lãnh đạo đất nước đã chọn lựa con đường đối thoại để ứng phó với mối đe dọa này. Quân đội Pakistan ủng hộ tiến trình đối thoại. Nhưng đất nước và giới lãnh đạo chính trị cần phải xác định những tiêu chí cho việc tiến hành đối thoại."
Giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University cho biết phe Taliban không ngớt thực hiện những vụ tấn công để trả đũa những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ và điều này là một chướng ngại lớn cho những mục tiêu phát triển kinh tế mà Thủ tướng Sharif đang theo đuổi.
"Ông Nawaz Sharif xuất thân là một nhà kinh doanh, một thương gia. Ông ấy muốn thấy Pakistan trở thành một cường quốc kinh tế."
Ông Ahmed nói rằng mục tiêu của ông Sharif chỉ có thể trở thành hiện thực khi nào trật tự và pháp luật được vãn hồi.
Những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan là vấn đề hàng đầu trong chương trình làm việc của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Tháng trước, ông nói với Đại hội đồng Liên hiệp quốc rằng cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Việc sử dụng máy bay không người lái có vũ trang trong vùng biên giới của Pakistan là một sự vi phạm đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi. Việc này gây ra thương vong cho dân thường và gây phương hại cho quyết tâm và những nỗ lực của chúng tôi nhằm tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở Pakistan. Tôi hối thúc Hoa Kỳ ngưng ngay những vụ không kích này."
Những vụ không kích đã làm cho mọi người thấy rõ là Pakistan không có khả năng kiểm soát không phận của mình, theo nhận định của giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University.
"Những chiếc máy bay không người lái giờ đây đã trở thành một biểu tượng rất mạnh mẽ và độc hại của sức mạnh của Mỹ ở Pakistan và cho thấy nước Mỹ sẵn sàng vi phạm luật quốc tế, vi phạm chủ quyền của nước khác."
Hôm thứ ba, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã lên tiếng bênh vực cho những vụ không kích.
"Hoa Kỳ không thực hiện những vụ không kích gây chết người nếu chúng tôi hay những đối tác của chúng tôi có khả năng để bắt sống những phần tử khủng bố."
Mặc dù vậy, chính phủ của Tổng thống Obama dường như đang thu hẹp qui mô của chương trình không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan. Tuy nhiên, giáo sư Ahmed cho rằng mối quan hệ giữa Washington và Islamabad chỉ có thể được cải thiện khi nào Hoa Kỳ chấm dứt những vụ không kích.
"Tại Pakistan ngày nay, tình cảm bài xích phương Tây, đặc biệt là bài Mỹ, đang ở mức rất cao. Việc chấm dứt những vụ không kích bằng máy bay không người lái hoặc những cử chỉ bày tỏ thiện chí nào đó sẽ có ích cho việc xoa dịu tình hình."
Washington dường như đang tìm cách hàn gắn những sự đổ vỡ. Hồi đầu tháng này, chính phủ Obama đã yêu cầu Quốc hội cung cấp cho Pakistan hơn 1 tỉ đô la viện trợ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã tiếp kiến nhà lãnh đạo Pakistan trước cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc. Ông cho biết Washington rất muốn tăng cường quan hệ với Pakistan.
"Mối quan hệ với Pakistan hết sức quan trọng. Đây là một nước dân chủ đang ra sức phát triển kinh tế và ứng phó với những phần tử nổi dậy và nắm giữ một vai trò quan trọng cho sự ổn định của khu vực."
Quân đội có nhiều quyền lực ở Pakistan ủng hộ việc chính phủ của Thủ tướng Sharif muốn thực hiện những cuộc thương thuyết được gọi là “đàm phán vô điều kiện” với các chiến binh của phe Taliban, nhưng họ cũng sẵn sàng sử dụng sức mạnh để chống lại phe nổi dậy.
Tư lệnh quân đội Pakistan, Đại tướng Asfaq Kayani tuyên bố như sau.
"Những người lãnh đạo đất nước đã chọn lựa con đường đối thoại để ứng phó với mối đe dọa này. Quân đội Pakistan ủng hộ tiến trình đối thoại. Nhưng đất nước và giới lãnh đạo chính trị cần phải xác định những tiêu chí cho việc tiến hành đối thoại."
Giáo sư Akbar Ahmed của Đại học American University cho biết phe Taliban không ngớt thực hiện những vụ tấn công để trả đũa những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ và điều này là một chướng ngại lớn cho những mục tiêu phát triển kinh tế mà Thủ tướng Sharif đang theo đuổi.
"Ông Nawaz Sharif xuất thân là một nhà kinh doanh, một thương gia. Ông ấy muốn thấy Pakistan trở thành một cường quốc kinh tế."
Ông Ahmed nói rằng mục tiêu của ông Sharif chỉ có thể trở thành hiện thực khi nào trật tự và pháp luật được vãn hồi.