Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào thứ tư tuần tới. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông Sharif với nhà lãnh đạo Mỹ kể từ khi ông lên nhậm chức hồi tháng 6. Các nhà phân tích cho biết những vấn đề nằm cao trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh ở Washington là những vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ và mối quan hệ giữa quân đội Pakistan với phiến quân Afghanistan. Từ Islamabad, thông tín viên Ayaz Gul của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật sau đây.
Cuộc họp sắp tới giữa Thủ tướng Sharif với Tổng thống Obama được xem là vô cùng quan trọng cho các mối quan hệ song phương, bất chấp sự mất tin tưởng và nghi ngờ giữa hai nước.
Pakistan rất cần sự trợ giúp của nước ngoài để khắc phục những khó khăn kinh tế và để giải quyết vụ khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ sẽ lệ thuộc khá nhiều vào Pakistan để có được một cuộc triệt thoái êm thắm ra khỏi lân bang Afghanistan vào năm tới. Hơn thế nữa, Washington còn muốn Pakistan dùng ảnh hưởng của họ đối với phe Taliban ở Afghanistan để buộc phe này chấm dứt bạo động và tham gia tiến trình hòa giải chính trị.
Các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan đã suy sụp vào năm 2011 và 2012, sau khi quân đội Mỹ thực hiện vụ đột kích gần thủ đô Islamabad để hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden và một vụ không kích của Nato giết lầm hơn 20 binh sĩ thuộc lực lượng biên phòng của Pakistan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Pakistan, ông Khurram Dastgir Khan, nói với đài VOA rằng chính phủ mới của nước ông thật tâm mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và xây dựng các mối quan hệ “trên một nền tảng vững chắc hơn và bớt mang tính chất cá nhân hơn.”
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải vượt qua mô thức đổi chác của mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ từ bấy lâu nay để tiến tới một mối quan hệ dân sự lâu dài hơn, bởi vì điều mà chúng ta có cho tới nay chủ yếu là một mối quan hệ quân sự giữa hai nước."
Bộ trưởng Khan cho biết Pakistan muốn mua bán nhiều hơn với Mỹ chứ không muốn nhận trợ giúp tài chánh từ Washington. Ông nói rằng Thủ tướng Sharif sẽ nhấn mạnh tới điều này khi ông gặp Tổng thống Obama. Mặc dù vậy, ông Khan cũng tỏ ý dè dặt về những thành quả của cuộc họp sắp tới.
"Tôi nghĩ rằng có rất nhiều việc cần phải làm trong lãnh vực đó. Tôi nghĩ rằng chúng tôi mới bắt đầu bước ra khỏi một năm 2012 đầy sóng gió, trong đó các mối quan hệ giữa Pakistan với Hoa Kỳ đã suy sụp tới mức thấp nhất và kéo dài trong nhiều tuần lễ. Chúng tôi đang xây dựng lại mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng có lẽ sự thảm bại của năm 2012 là điều mà chúng tôi có thể học hỏi và chúng tôi sẽ ra sức thuyết phục giới lãnh đạo dân cử của Mỹ là xã hội Pakistan giờ đây đang tiến tới trên một cơ sở dân chủ vững chắc hơn lúc trước."
Có hai vấn đề làm cho Pakistan và Hoa Kỳ chưa thể thiết lập lại các mối quan hệ toàn diện. Vấn đề thứ nhất là những vụ không kích bằng máy bay không người lái mà Hoa Kỳ thực hiện trên lãnh thổ Pakistan. Và vấn đề thứ nhì là những cứ địa của các phần tử hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida trong vùng bộ tộc Bắc Waziristan của Pakistan được dùng để làm bàn đạp để thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các lực lượng quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Afghanistan.
Các giới chức Pakistan cho biết Thủ tướng Sharif sẽ nêu lên vấn đề máy bay không người lái trong cuộc họp với Tổng thống Obama.
Bộ trưởng Khan cho rằng máy bay không người lái của Mỹ chỉ là một trong nhiều công cụ để chống khủng bố, nhưng việc sử dụng công cụ này đang làm gia tăng tình cảm bài Mỹ và chủ trương hiếu chiến ở nước ông.
"Cái giá của chương trình máy bay không người lái của Mỹ cao hơn quá nhiều so với những lợi ích mà một số người vẫn thường rêu rao. Phía Mỹ nói họ đã hạ sát những phần tử cực đoan, nhưng con số những phần tử cực đoan cấp cao bị hạ sát thật ra rất là ít; và số thương vong của thường dân mà phía Mỹ có thể gọi là “thiệt hại ngoài ý muốn” lại quá cao, và tất cả những người bị thương vong đều là công dân Pakistan."
Pakistan nói rằng họ tiếp tục phải trả giá đắt về sinh mạng và tiền của cho việc ủng hộ cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở lân bang Afghanistan. Các giới chức ở Islamabad nói rằng chính sách đó đã gây phẫn nộ cho những phần tử cực đoan tôn giáo ở Pakistan và những thành phần thân phe Taliban này đã phát động một cuộc nổi dậy gây tử vong cho hơn 40.000 người Pakistan, trong đó có những người thuộc các lực lượng an ninh.
Tuy có những mối căng thẳng chính trị, Hoa Kỳ tiếp tục là nước cấp viện nhiều nhất và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Pakistan.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Islamabad, bà Meghan Gregonis, nói rằng “thương mại và đầu tư là tương lai của mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ” và Hoa Kỳ kiên quyết theo đuổi quan hệ hợp tác với Pakistan.
Bà cho biết thương mại hai chiều trong năm 2012 đã vượt mức 5 tỉ đô la và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Pakistan.
Hai nước đã đàm phán về một hiệp định đầu tư song phương trong nhiều năm qua. Các giới chức Mỹ hy vọng hiệp định sẽ được ký kết một cách nhanh chóng, vì theo quan điểm của họ, cuộc điều đình về nội dung hiệp định đã hoàn tất và họ đang chờ phúc đáp của các giới chức Pakistan.
Cuộc họp sắp tới giữa Thủ tướng Sharif với Tổng thống Obama được xem là vô cùng quan trọng cho các mối quan hệ song phương, bất chấp sự mất tin tưởng và nghi ngờ giữa hai nước.
Pakistan rất cần sự trợ giúp của nước ngoài để khắc phục những khó khăn kinh tế và để giải quyết vụ khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ sẽ lệ thuộc khá nhiều vào Pakistan để có được một cuộc triệt thoái êm thắm ra khỏi lân bang Afghanistan vào năm tới. Hơn thế nữa, Washington còn muốn Pakistan dùng ảnh hưởng của họ đối với phe Taliban ở Afghanistan để buộc phe này chấm dứt bạo động và tham gia tiến trình hòa giải chính trị.
Các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan đã suy sụp vào năm 2011 và 2012, sau khi quân đội Mỹ thực hiện vụ đột kích gần thủ đô Islamabad để hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden và một vụ không kích của Nato giết lầm hơn 20 binh sĩ thuộc lực lượng biên phòng của Pakistan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Pakistan, ông Khurram Dastgir Khan, nói với đài VOA rằng chính phủ mới của nước ông thật tâm mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và xây dựng các mối quan hệ “trên một nền tảng vững chắc hơn và bớt mang tính chất cá nhân hơn.”
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải vượt qua mô thức đổi chác của mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ từ bấy lâu nay để tiến tới một mối quan hệ dân sự lâu dài hơn, bởi vì điều mà chúng ta có cho tới nay chủ yếu là một mối quan hệ quân sự giữa hai nước."
Bộ trưởng Khan cho biết Pakistan muốn mua bán nhiều hơn với Mỹ chứ không muốn nhận trợ giúp tài chánh từ Washington. Ông nói rằng Thủ tướng Sharif sẽ nhấn mạnh tới điều này khi ông gặp Tổng thống Obama. Mặc dù vậy, ông Khan cũng tỏ ý dè dặt về những thành quả của cuộc họp sắp tới.
"Tôi nghĩ rằng có rất nhiều việc cần phải làm trong lãnh vực đó. Tôi nghĩ rằng chúng tôi mới bắt đầu bước ra khỏi một năm 2012 đầy sóng gió, trong đó các mối quan hệ giữa Pakistan với Hoa Kỳ đã suy sụp tới mức thấp nhất và kéo dài trong nhiều tuần lễ. Chúng tôi đang xây dựng lại mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng có lẽ sự thảm bại của năm 2012 là điều mà chúng tôi có thể học hỏi và chúng tôi sẽ ra sức thuyết phục giới lãnh đạo dân cử của Mỹ là xã hội Pakistan giờ đây đang tiến tới trên một cơ sở dân chủ vững chắc hơn lúc trước."
Có hai vấn đề làm cho Pakistan và Hoa Kỳ chưa thể thiết lập lại các mối quan hệ toàn diện. Vấn đề thứ nhất là những vụ không kích bằng máy bay không người lái mà Hoa Kỳ thực hiện trên lãnh thổ Pakistan. Và vấn đề thứ nhì là những cứ địa của các phần tử hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida trong vùng bộ tộc Bắc Waziristan của Pakistan được dùng để làm bàn đạp để thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các lực lượng quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Afghanistan.
Các giới chức Pakistan cho biết Thủ tướng Sharif sẽ nêu lên vấn đề máy bay không người lái trong cuộc họp với Tổng thống Obama.
Bộ trưởng Khan cho rằng máy bay không người lái của Mỹ chỉ là một trong nhiều công cụ để chống khủng bố, nhưng việc sử dụng công cụ này đang làm gia tăng tình cảm bài Mỹ và chủ trương hiếu chiến ở nước ông.
"Cái giá của chương trình máy bay không người lái của Mỹ cao hơn quá nhiều so với những lợi ích mà một số người vẫn thường rêu rao. Phía Mỹ nói họ đã hạ sát những phần tử cực đoan, nhưng con số những phần tử cực đoan cấp cao bị hạ sát thật ra rất là ít; và số thương vong của thường dân mà phía Mỹ có thể gọi là “thiệt hại ngoài ý muốn” lại quá cao, và tất cả những người bị thương vong đều là công dân Pakistan."
Pakistan nói rằng họ tiếp tục phải trả giá đắt về sinh mạng và tiền của cho việc ủng hộ cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở lân bang Afghanistan. Các giới chức ở Islamabad nói rằng chính sách đó đã gây phẫn nộ cho những phần tử cực đoan tôn giáo ở Pakistan và những thành phần thân phe Taliban này đã phát động một cuộc nổi dậy gây tử vong cho hơn 40.000 người Pakistan, trong đó có những người thuộc các lực lượng an ninh.
Tuy có những mối căng thẳng chính trị, Hoa Kỳ tiếp tục là nước cấp viện nhiều nhất và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Pakistan.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Islamabad, bà Meghan Gregonis, nói rằng “thương mại và đầu tư là tương lai của mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ” và Hoa Kỳ kiên quyết theo đuổi quan hệ hợp tác với Pakistan.
Bà cho biết thương mại hai chiều trong năm 2012 đã vượt mức 5 tỉ đô la và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Pakistan.
Hai nước đã đàm phán về một hiệp định đầu tư song phương trong nhiều năm qua. Các giới chức Mỹ hy vọng hiệp định sẽ được ký kết một cách nhanh chóng, vì theo quan điểm của họ, cuộc điều đình về nội dung hiệp định đã hoàn tất và họ đang chờ phúc đáp của các giới chức Pakistan.