BANGKOK —
Một tòa án dân sự hôm nay ủng hộ sắc lệnh khẩn trương của chính phủ Thái Lan, cho phép nhà chức trách bắt những người biểu tình và giam giữ họ 1 tháng mà không truy tố. Nhưng các thẩm phán cảnh báo chính phủ chớ nên mượn cớ tình trạng khẩn trương để sử dụng bạo lực nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ.
Chính phủ đã công bố thời gian khẩn trương là 60 ngày kể từ 21 tháng 1 giữa lúc các cuộc biểu tình tiếp diễn chống lại lệnh này.
Chưa rõ phán quyết của tòa sẽ tác động ra sao đối với các trát bắt những người cầm đầu biểu tình bị cáo buộc vi phạm tình trạng khẩn trương.
Biểu tình chống chính phủ Thái vẫn tiếp diễn
Thủ tướng Yingluck Shinawatra, lên nắm quyền kể từ khi đảng Pheu Thai của bà thắng cử áp đảo vào năm 2011, đã chật vật bám víu lấy quyền hành kể từ tháng 11 năm ngoái, khi các đối thủ bắt đầu xuống đường đòi lật đổ bà.
Ông Thitinan Pongsudhirak, một phó giáo sư khoa học chính trị tại trường Ðại học Chulalongkorn, nói phán quyết của tòa sẽ siết chặt thêm dây thòng lọng, gây sức ép cho chính phủ của bà Yingluck bởi vì chính phủ đang đối mặt với các cuộc biểu tình đòi bà Yingluck từ chức.
Ông nói: “Nếu không viện tới một hình thức áp đặt luật lệ và trật tự thì chính phủ sẽ có vẻ ngày càng yếu hơn. Và sẽ lâm vào tình trạng bất động rồi một sự kiện nào đó sẽ xảy ra có tác dụng hoặc lật đổ chính phủ hoặc buộc bà Yingluck phải từ chức.”
Uỷ ban Cải cách Dân chủ Nhân dân PDRC đã lại đi tuần hành hôm nay, một ngày sau khi xảy ra một cuộc xung đột ban ngày với cảnh sát chống bạo động dọc theo một đại lộ chính ở Bangkok, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
PDRC và phong trào quần chúng “áo vàng” đồng minh đã chiếm cứ nhiều giao lộ và công viên lớn và bao vây một số bộ chủ chốt trong cố gắng buộc bà Yingluck phải từ chức. Bà vẫn tiếp tục làm thủ tướng tạm quyền kể từ khi giải tán quốc hội hồi tháng 12.
Quốc Hội Thái Lan không thể nhóm họp
Các lực lượng liên minh chống lại bà – cùng với đảng Dân chủ đối lập – đã tẩy chay cuộc bầu cử tiếp theo đó hồi đầu tháng này. Và họ đã ngăn hàng triệu người đi bỏ phiếu, có nghĩa là không lấp đầy các ghế để triệu tập một quốc hội mới nhằm biểu quyết về một vị thủ tướng kế nhiệm. Chưa rõ khi nào cuộc biểu quyết sẽ diễn ra tại khoảng 11 phần trăm các quận bầu cử bị ảnh hưởng của sự kiện này.
Người lãnh đạo PDRC là ông Suthep Thaugsuban lập luận rằng hệ thống bầu cử bị phá hoại có lợi cho đảng Pheu Thai bởi vì một khoản lớn trong công quỹ được dành cho khu vực Issan gồm đa số người nghèo ở miền đông bắc, là cứ địa của đảng này. Ông Thaugsuban đã nhiều lần bác bỏ những lời kêu gọi thương lượng một thỏa hiệp để chấm dứt tình trạng bế tắc.
Ðược sự hậu thuẫn của khối thiểu số thượng lưu sống ở đô thị và những người ở miền nam trong nước, ông Suthep muốn bổ nhiệm một hội đồng nhân dân để điều hành chính phủ trong một thời gian vô hạn định để thanh lọc một hệ thống tham nhũng. Ông đã nhiều lần chế giễu bà Yingluck và thách thức người anh của bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawat, đang sống lưu vong, hãy trở về nước để đối mặt với ông. Ông Thaksin có thể bị tù về tội tham nhũng nếu trở về.
Cùng với cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, ông Suthep bị truy tố về tội sát nhân, phát xuất từ cuộc trấn áp phe “áo đỏ” năm 2010, là phe cấu thành cốt lõi hỗ trợ cho chính phủ hiện thời.
Ông Suthep khi đó giữ chức phó thủ tướng và giám sát một lực lượng an ninh đặc biệt, bị cho là đã gây ra cái chết của hơn 90 nguời trong các cuộc bạo động ngoài đường phố.
Hậu thuẫn dành cho Thủ tướng Yingluck đang giảm sút
Cho đến gần đây, bà Yingluck và ông Thaksin có thể dựa vào hậu thuẫn cấp thiết của phe “áo đỏ”, chủ yếu vẫn đứng bên lề tại vùng nông thôn miền bắc trong vụ rối loạn mới đây.
Nhưng nhiệt tình của họ dành cho người anh tỷ phú và người em gái đang phai nhạt sau khi chính phủ gặp trục trặc trong kế hoạch trợ giá gạo. Ða số nông dân chưa được trả tiền mua thu hoạch của họ.
Việc cho vay tiền giữa các ngân hàng trong tuần này để tài trợ cho các nông gia đã đưa tới tình trạng các khách hàng lo lắng ồ ạt rút tiền ký thác tại các chi nhánh của Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ.
Chủ tịch ngân hàng đã đề nghị từ chức để nhận trách nhiệm về việc cho vay 5 tỷ baht, tức khoảng 154 triệu đôla, cho Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp.
Một số nông gia hôm nay đã chặn lối ra vào Bộ Thương mại, đòi bà Yingluck từ chức.
Uỷ ban Chống tham nhũng toàn quốc NACC hôm qua đã ra lệnh cho thủ tướng phải trả lời các cáo trạng xao lãng nhiệm vụ vào ngày 27 tháng 2. Uỷ ban cho rằng bà Yingluck biết rõ nhưng không ngăn chặn được tình trạng tham nhũng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo.
Ngay trước khi NACC đưa ra thông báo, thủ tướng đã xuất hiện trên truyền hình để bênh vực chương trình và xin lỗi các nông gia. Bà nói họ “đang bị các nhóm chống chính phủ giữ làm con tin trong một vụ việc bất hạnh với chiến dịch làm cho kế hoạch trợ giá gạo không thể hoạt động hữu hiệu được.”
Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng thời gian tại chức của bà chẳng còn bao lâu nữa.
Giáo sư Thitinan nói: “Nếu bà ở lại chức vụ thì ta sẽ thấy một cuộc khủng hoảng kéo dài và những vụ đối đầu trên đường phố. Ngay bây giờ, chúng ta có thể thấy Bangkok hoàn toàn rối loạn về mặt đi lại và chuyên chở. Tình trạng này gây ra rất nhiều xáo trộn trong đời sống thuờng nhật của dân chúng. Do đó tình hình này không thể kéo dài được.”
Người biểu tình tiếp tục gây áp lực
Những người biểu tình chống chính phủ hôm nay đã tụ tập bên ngoài tòa nhà của bộ quốc phòng ở Bangkok, nơi thủ tướng đang gặp khó khăn đã dời văn phòng tới.
Phát biểu tại địa điểm này, ông Suthep cam kết rằng bà Yingluck không còn thể sử dụng khu vực này “làm nơi lẩn tránh và làm văn phòng.”
Ông thề quyết rằng các ủng hộ viên của ông sẽ không dừng bước. “bà ở nơi nào thì chúng tôi cũng sẽ săn đuổi.”
Cuối cùng, ông Suthep đã nói chuyện với người biểu tình tại các địa điểm phản kháng rải rác khắp thủ đô gần như mỗi ngày, thường xuyên tuyên bố cuộc tụ tập lớn sắp tới là cuộc tụ tập “chung quyết” để buộc bà Yingluck rời chức.
Trong các nhận định mới nhất trước công chúng, ông Suthep kêu gọi tẩy chay các công ty và các sản phẩm có liên hệ với ông Thaksin, mà ông cáo buộc là vẫn còn tìm cách điều hành đất nước Thái Lan qua những cú điện thoại từ Dubai.
Bà Yingluck liên tục di chuyển
Một giới chức quân đội cho hay bà Yinluck và các bộ trưởng Nội các của bà đã không có mặt tại văn phòng tạm thời để tránh căng thẳng leo thang. Mới đây, có những lúc dường như bà đã điều hành chính sự từ một căn cứ không lực ở ngoại vi thủ đô.
Quân đội Thái nhiều thế lực chưa cho thấy hành động đáng kể nào can thiệp ngả về bên nào.
Một số giới chức chính phủ lo lắng đã bầy tỏ mối quan ngại rằng quân lực, phe đã khởi xướng 18 cuộc đảo chính từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932, sẽ có hành động chống lại bà Yingluck như đã làm với anh bà vào năm 2006.
Quốc vương Adulyadej giữ thế trung lập
Nhà vua 86 tuổi già yếu cũng chưa can thiệp như ông đã làm trong nhiều lần trước đây khi đất nước bị tê liệt vì các vụ khủng hoảng chính trị.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej, còn được gọi là Rama IX, là vị nguyên thủ phục vụ lâu năm nhất thế giới và được dân chúng Thái Lan rất mực tôn sùng.
Vào ngày sinh nhật 5 tháng 12, 2013, trong phát biểu công khai mới nhất, Quốc vương đã rất khó khăn để đọc hết bài diễn văn ngắn, trong đó ông kêu gọi đoàn kết “vì công chúng, vì sự ổn định và an ninh cho quốc gia Thái Lan.”
Một số chuyên gia phân tích Thái Lan gợi ý rằng tình hình rối loạn hiện nay là một phần của cuộc đấu tranh ở hậu trường giữa các phần tử phe phái trong hoàng gia, quân đội và những người làm trung gian quyền lực chính trị để chuẩn bị cho kỷ nguyên sau Rama IX.
Tuy nhiên, việc công khai thảo luận về đề tài này ở Thái Lan bị ém nhẹm vì luật lệ gắt gao về khi quân.
Chính phủ đã công bố thời gian khẩn trương là 60 ngày kể từ 21 tháng 1 giữa lúc các cuộc biểu tình tiếp diễn chống lại lệnh này.
Chưa rõ phán quyết của tòa sẽ tác động ra sao đối với các trát bắt những người cầm đầu biểu tình bị cáo buộc vi phạm tình trạng khẩn trương.
Biểu tình chống chính phủ Thái vẫn tiếp diễn
Thủ tướng Yingluck Shinawatra, lên nắm quyền kể từ khi đảng Pheu Thai của bà thắng cử áp đảo vào năm 2011, đã chật vật bám víu lấy quyền hành kể từ tháng 11 năm ngoái, khi các đối thủ bắt đầu xuống đường đòi lật đổ bà.
Ông Thitinan Pongsudhirak, một phó giáo sư khoa học chính trị tại trường Ðại học Chulalongkorn, nói phán quyết của tòa sẽ siết chặt thêm dây thòng lọng, gây sức ép cho chính phủ của bà Yingluck bởi vì chính phủ đang đối mặt với các cuộc biểu tình đòi bà Yingluck từ chức.
Ông nói: “Nếu không viện tới một hình thức áp đặt luật lệ và trật tự thì chính phủ sẽ có vẻ ngày càng yếu hơn. Và sẽ lâm vào tình trạng bất động rồi một sự kiện nào đó sẽ xảy ra có tác dụng hoặc lật đổ chính phủ hoặc buộc bà Yingluck phải từ chức.”
Uỷ ban Cải cách Dân chủ Nhân dân PDRC đã lại đi tuần hành hôm nay, một ngày sau khi xảy ra một cuộc xung đột ban ngày với cảnh sát chống bạo động dọc theo một đại lộ chính ở Bangkok, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
PDRC và phong trào quần chúng “áo vàng” đồng minh đã chiếm cứ nhiều giao lộ và công viên lớn và bao vây một số bộ chủ chốt trong cố gắng buộc bà Yingluck phải từ chức. Bà vẫn tiếp tục làm thủ tướng tạm quyền kể từ khi giải tán quốc hội hồi tháng 12.
Quốc Hội Thái Lan không thể nhóm họp
Các lực lượng liên minh chống lại bà – cùng với đảng Dân chủ đối lập – đã tẩy chay cuộc bầu cử tiếp theo đó hồi đầu tháng này. Và họ đã ngăn hàng triệu người đi bỏ phiếu, có nghĩa là không lấp đầy các ghế để triệu tập một quốc hội mới nhằm biểu quyết về một vị thủ tướng kế nhiệm. Chưa rõ khi nào cuộc biểu quyết sẽ diễn ra tại khoảng 11 phần trăm các quận bầu cử bị ảnh hưởng của sự kiện này.
Người lãnh đạo PDRC là ông Suthep Thaugsuban lập luận rằng hệ thống bầu cử bị phá hoại có lợi cho đảng Pheu Thai bởi vì một khoản lớn trong công quỹ được dành cho khu vực Issan gồm đa số người nghèo ở miền đông bắc, là cứ địa của đảng này. Ông Thaugsuban đã nhiều lần bác bỏ những lời kêu gọi thương lượng một thỏa hiệp để chấm dứt tình trạng bế tắc.
Ðược sự hậu thuẫn của khối thiểu số thượng lưu sống ở đô thị và những người ở miền nam trong nước, ông Suthep muốn bổ nhiệm một hội đồng nhân dân để điều hành chính phủ trong một thời gian vô hạn định để thanh lọc một hệ thống tham nhũng. Ông đã nhiều lần chế giễu bà Yingluck và thách thức người anh của bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawat, đang sống lưu vong, hãy trở về nước để đối mặt với ông. Ông Thaksin có thể bị tù về tội tham nhũng nếu trở về.
Cùng với cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, ông Suthep bị truy tố về tội sát nhân, phát xuất từ cuộc trấn áp phe “áo đỏ” năm 2010, là phe cấu thành cốt lõi hỗ trợ cho chính phủ hiện thời.
Ông Suthep khi đó giữ chức phó thủ tướng và giám sát một lực lượng an ninh đặc biệt, bị cho là đã gây ra cái chết của hơn 90 nguời trong các cuộc bạo động ngoài đường phố.
Hậu thuẫn dành cho Thủ tướng Yingluck đang giảm sút
Cho đến gần đây, bà Yingluck và ông Thaksin có thể dựa vào hậu thuẫn cấp thiết của phe “áo đỏ”, chủ yếu vẫn đứng bên lề tại vùng nông thôn miền bắc trong vụ rối loạn mới đây.
Nhưng nhiệt tình của họ dành cho người anh tỷ phú và người em gái đang phai nhạt sau khi chính phủ gặp trục trặc trong kế hoạch trợ giá gạo. Ða số nông dân chưa được trả tiền mua thu hoạch của họ.
Việc cho vay tiền giữa các ngân hàng trong tuần này để tài trợ cho các nông gia đã đưa tới tình trạng các khách hàng lo lắng ồ ạt rút tiền ký thác tại các chi nhánh của Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ.
Chủ tịch ngân hàng đã đề nghị từ chức để nhận trách nhiệm về việc cho vay 5 tỷ baht, tức khoảng 154 triệu đôla, cho Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp.
Một số nông gia hôm nay đã chặn lối ra vào Bộ Thương mại, đòi bà Yingluck từ chức.
Uỷ ban Chống tham nhũng toàn quốc NACC hôm qua đã ra lệnh cho thủ tướng phải trả lời các cáo trạng xao lãng nhiệm vụ vào ngày 27 tháng 2. Uỷ ban cho rằng bà Yingluck biết rõ nhưng không ngăn chặn được tình trạng tham nhũng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo.
Ngay trước khi NACC đưa ra thông báo, thủ tướng đã xuất hiện trên truyền hình để bênh vực chương trình và xin lỗi các nông gia. Bà nói họ “đang bị các nhóm chống chính phủ giữ làm con tin trong một vụ việc bất hạnh với chiến dịch làm cho kế hoạch trợ giá gạo không thể hoạt động hữu hiệu được.”
Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng thời gian tại chức của bà chẳng còn bao lâu nữa.
Giáo sư Thitinan nói: “Nếu bà ở lại chức vụ thì ta sẽ thấy một cuộc khủng hoảng kéo dài và những vụ đối đầu trên đường phố. Ngay bây giờ, chúng ta có thể thấy Bangkok hoàn toàn rối loạn về mặt đi lại và chuyên chở. Tình trạng này gây ra rất nhiều xáo trộn trong đời sống thuờng nhật của dân chúng. Do đó tình hình này không thể kéo dài được.”
Người biểu tình tiếp tục gây áp lực
Những người biểu tình chống chính phủ hôm nay đã tụ tập bên ngoài tòa nhà của bộ quốc phòng ở Bangkok, nơi thủ tướng đang gặp khó khăn đã dời văn phòng tới.
Phát biểu tại địa điểm này, ông Suthep cam kết rằng bà Yingluck không còn thể sử dụng khu vực này “làm nơi lẩn tránh và làm văn phòng.”
Ông thề quyết rằng các ủng hộ viên của ông sẽ không dừng bước. “bà ở nơi nào thì chúng tôi cũng sẽ săn đuổi.”
Cuối cùng, ông Suthep đã nói chuyện với người biểu tình tại các địa điểm phản kháng rải rác khắp thủ đô gần như mỗi ngày, thường xuyên tuyên bố cuộc tụ tập lớn sắp tới là cuộc tụ tập “chung quyết” để buộc bà Yingluck rời chức.
Trong các nhận định mới nhất trước công chúng, ông Suthep kêu gọi tẩy chay các công ty và các sản phẩm có liên hệ với ông Thaksin, mà ông cáo buộc là vẫn còn tìm cách điều hành đất nước Thái Lan qua những cú điện thoại từ Dubai.
Bà Yingluck liên tục di chuyển
Một giới chức quân đội cho hay bà Yinluck và các bộ trưởng Nội các của bà đã không có mặt tại văn phòng tạm thời để tránh căng thẳng leo thang. Mới đây, có những lúc dường như bà đã điều hành chính sự từ một căn cứ không lực ở ngoại vi thủ đô.
Quân đội Thái nhiều thế lực chưa cho thấy hành động đáng kể nào can thiệp ngả về bên nào.
Một số giới chức chính phủ lo lắng đã bầy tỏ mối quan ngại rằng quân lực, phe đã khởi xướng 18 cuộc đảo chính từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932, sẽ có hành động chống lại bà Yingluck như đã làm với anh bà vào năm 2006.
Quốc vương Adulyadej giữ thế trung lập
Nhà vua 86 tuổi già yếu cũng chưa can thiệp như ông đã làm trong nhiều lần trước đây khi đất nước bị tê liệt vì các vụ khủng hoảng chính trị.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej, còn được gọi là Rama IX, là vị nguyên thủ phục vụ lâu năm nhất thế giới và được dân chúng Thái Lan rất mực tôn sùng.
Vào ngày sinh nhật 5 tháng 12, 2013, trong phát biểu công khai mới nhất, Quốc vương đã rất khó khăn để đọc hết bài diễn văn ngắn, trong đó ông kêu gọi đoàn kết “vì công chúng, vì sự ổn định và an ninh cho quốc gia Thái Lan.”
Một số chuyên gia phân tích Thái Lan gợi ý rằng tình hình rối loạn hiện nay là một phần của cuộc đấu tranh ở hậu trường giữa các phần tử phe phái trong hoàng gia, quân đội và những người làm trung gian quyền lực chính trị để chuẩn bị cho kỷ nguyên sau Rama IX.
Tuy nhiên, việc công khai thảo luận về đề tài này ở Thái Lan bị ém nhẹm vì luật lệ gắt gao về khi quân.