BANGKOK —
Phe đối lập Thái Lan hôm nay tiếp tục xuống đường biểu tình để chống lại Thủ tướng Yingluck Shinawatra, một ngày sau khi 4 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát. Từ Bangkok, các thông tín viên đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Các lực lượng an ninh hôm nay theo dõi sát những người biểu tình tụ tập bên ngoài văn phòng tạm của Thủ tướng Yingluck ở Bangkok.
Các giới chức chính phủ cho biết vị nữ thủ tướng này hôm nay không tới văn phòng của bà, và một viên chức an ninh cấp cao nói rằng chính quyền không có kế hoạch để giải tán ngay các cuộc biểu tình.
Ba người biểu tình và một cảnh sát viên thiệt mạng và khoảng 60 người bị thương ngày hôm qua khi cảnh sát chống bạo động tìm cách giải tán một cuộc biểu tình gần Tòa nhà Chính phủ.
Lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố phe đối lập sẽ tiếp tục gây sức ép lên bà Yingluck, là người mà ông nói phải chịu trách nhiệm đối với “những hành vi bạo động thái quá và không cần thiết.”
"Bất kể bà Yingluck ở đâu, chúng tôi cũng đều tới đó để tranh đấu mỗi ngày, để loại bỏ bà ấy. Chúng tôi sẽ tới đó mỗi ngày và tới tất cả mọi nơi cho tới khi bà ấy không thể sống ở đất nước này, bởi vì bà ấy là một kẻ sát nhân."
Những đối thủ của Thủ tướng Yingluck cho rằng chính phủ của bà là một chính phủ thối nát và nằm dưới sự khống chế của anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong. Những lời tố cáo của phe đối lập đã được củng cố phần nào trong ngày hôm qua, khi Ủy ban Quốc gia Chống tham nhũng nói rằng bà Yingluck phải đối mặt với những cáo trạng tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá lúa gạo.
Trong bài phát biểu được chiếu trên đài truyền hình toàn quốc sau loan báo của Ủy ban Chống tham nhũng, bà Yingluck cho rằng các cáo trạng chống lại bà có động cơ chính trị.
"Tôi xin bày tỏ sự hối tiếc và lời xin lỗi tới các nông dân. Những người nông dân đang bị lợi dụng. Họ bị bắt làm con tin trong một âm mưu đã làm cho chính phủ không thể hoạt động một cách bình thường."
Bà Yingluck được lệnh phải đưa ra phúc đáp cho những cáo trạng chống lại bà vào tuần sau.
Những người chỉ trích bà Yingluck cho rằng bà đã xúc tiến chương trình mua lúa gạo với giá cao hơn giá thị trường để tranh thủ sự hậu thuẫn của dân chúng ở nông thôn, là nơi vốn là cơ sở chính của đảng Pheu Thai đương quyền.
Ít nhất 14 người đã thiệt mạng ở Thái Lan kể từ tháng 11 trong một loạt những vụ đụng độ lẻ tẻ và những vụ tấn công nhắm vào người biểu tình. Đây là vụ bạo động chính trị tệ hại nhất ở Thái Lan kể từ năm 2010.
Bà Yingluck đã tìm cách giải quyết vụ xung đột bằng cách tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn vào đầu tháng này. Nhưng phe đối lập đã tẩy chay cuộc đầu phiếu và gây cản trở cho cuộc bầu cử tại một số khu vực. Sự cản trở đó khiến cho nhà chức trách phải tổ chức các cuộc bầu cử bổ túc trước khi cuộc bầu cử quốc hội lần này có được kết quả dứt khoát.
Trong khi đó, một tòa án dân sự ngày hôm nay ra phán quyết giữ nguyên sắc lệnh khẩn cấp của chính phủ Thái Lan. Sắc lệnh này cho phép giới hữu trách bắt giữ người biểu tình và câu lưu họ trong vòng một tháng mà không truy tố. Nhưng các vị thẩm phán cũng cảnh cáo chính phủ không được dùng tình trạng khẩn cấp như một cái cớ để sử dụng sức mạnh chống lại những người biểu tình chống chính phủ.
Chính phủ của bà Yingluck đã ban hành tình trạng khẩn cấp với thời hạn 60 ngày kể từ ngày 21 tháng 1 ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận.
Hiện chưa rõ phán quyết hôm nay ảnh hưởng như thế nào đối với các lệnh tróc nã đã được đưa ra để bắt giữ những nhân vật cầm đầu cuộc biểu tình về tội vi phạm sắc lệnh khẩn cấp.
Các lực lượng an ninh hôm nay theo dõi sát những người biểu tình tụ tập bên ngoài văn phòng tạm của Thủ tướng Yingluck ở Bangkok.
Các giới chức chính phủ cho biết vị nữ thủ tướng này hôm nay không tới văn phòng của bà, và một viên chức an ninh cấp cao nói rằng chính quyền không có kế hoạch để giải tán ngay các cuộc biểu tình.
Ba người biểu tình và một cảnh sát viên thiệt mạng và khoảng 60 người bị thương ngày hôm qua khi cảnh sát chống bạo động tìm cách giải tán một cuộc biểu tình gần Tòa nhà Chính phủ.
Lãnh tụ biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố phe đối lập sẽ tiếp tục gây sức ép lên bà Yingluck, là người mà ông nói phải chịu trách nhiệm đối với “những hành vi bạo động thái quá và không cần thiết.”
"Bất kể bà Yingluck ở đâu, chúng tôi cũng đều tới đó để tranh đấu mỗi ngày, để loại bỏ bà ấy. Chúng tôi sẽ tới đó mỗi ngày và tới tất cả mọi nơi cho tới khi bà ấy không thể sống ở đất nước này, bởi vì bà ấy là một kẻ sát nhân."
Những đối thủ của Thủ tướng Yingluck cho rằng chính phủ của bà là một chính phủ thối nát và nằm dưới sự khống chế của anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong. Những lời tố cáo của phe đối lập đã được củng cố phần nào trong ngày hôm qua, khi Ủy ban Quốc gia Chống tham nhũng nói rằng bà Yingluck phải đối mặt với những cáo trạng tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá lúa gạo.
Trong bài phát biểu được chiếu trên đài truyền hình toàn quốc sau loan báo của Ủy ban Chống tham nhũng, bà Yingluck cho rằng các cáo trạng chống lại bà có động cơ chính trị.
"Tôi xin bày tỏ sự hối tiếc và lời xin lỗi tới các nông dân. Những người nông dân đang bị lợi dụng. Họ bị bắt làm con tin trong một âm mưu đã làm cho chính phủ không thể hoạt động một cách bình thường."
Bà Yingluck được lệnh phải đưa ra phúc đáp cho những cáo trạng chống lại bà vào tuần sau.
Những người chỉ trích bà Yingluck cho rằng bà đã xúc tiến chương trình mua lúa gạo với giá cao hơn giá thị trường để tranh thủ sự hậu thuẫn của dân chúng ở nông thôn, là nơi vốn là cơ sở chính của đảng Pheu Thai đương quyền.
Ít nhất 14 người đã thiệt mạng ở Thái Lan kể từ tháng 11 trong một loạt những vụ đụng độ lẻ tẻ và những vụ tấn công nhắm vào người biểu tình. Đây là vụ bạo động chính trị tệ hại nhất ở Thái Lan kể từ năm 2010.
Bà Yingluck đã tìm cách giải quyết vụ xung đột bằng cách tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn vào đầu tháng này. Nhưng phe đối lập đã tẩy chay cuộc đầu phiếu và gây cản trở cho cuộc bầu cử tại một số khu vực. Sự cản trở đó khiến cho nhà chức trách phải tổ chức các cuộc bầu cử bổ túc trước khi cuộc bầu cử quốc hội lần này có được kết quả dứt khoát.
Trong khi đó, một tòa án dân sự ngày hôm nay ra phán quyết giữ nguyên sắc lệnh khẩn cấp của chính phủ Thái Lan. Sắc lệnh này cho phép giới hữu trách bắt giữ người biểu tình và câu lưu họ trong vòng một tháng mà không truy tố. Nhưng các vị thẩm phán cũng cảnh cáo chính phủ không được dùng tình trạng khẩn cấp như một cái cớ để sử dụng sức mạnh chống lại những người biểu tình chống chính phủ.
Chính phủ của bà Yingluck đã ban hành tình trạng khẩn cấp với thời hạn 60 ngày kể từ ngày 21 tháng 1 ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận.
Hiện chưa rõ phán quyết hôm nay ảnh hưởng như thế nào đối với các lệnh tróc nã đã được đưa ra để bắt giữ những nhân vật cầm đầu cuộc biểu tình về tội vi phạm sắc lệnh khẩn cấp.