Tổ chức Ký giả Không Biên giới RSF loan báo có thể chứng minh blogger Lê Văn Sơn vô tội.
Sơn cùng với 13 nhà hoạt động Công giáo vừa bị Tòa án nhân dân Nghệ An tuyên án tổng cộng 83 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền vì có liên hệ tới đảng Việt Tân ở hải ngoại và bị cáo buộc tham gia các khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức tại Thái Lan.
Thông cáo ngày 11/1 của RSF nói họ kinh hoàng về phán quyết không cơ sở đưa ra hôm 9/1 chống lại 8 blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng trong nhóm 14 nhà hoạt Công giáo lãnh các mức án lên tới 13 năm tù. Lê Văn Sơn là một trong ba bị can bị lãnh án cao nhất.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở ở Pháp này lên án Việt Nam dùng các cớ giả mạo để kết tội những blogger chỉ trích nhà nước.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, cho VOA Việt ngữ biết:
‘Cáo trạng Việt Nam nói Lê Văn Sơn tham gia khóa huấn luyện của Việt Tân tại Thái Lan vào cuối tháng 7 năm 2011 là sai sự thật. Vào thời điểm đó, Sơn tham gia khóa huấn luyện do Tổ chức Phóng viên Không biên giới chúng tôi tổ chức tại Thái Lan. Thời điểm của khóa huấn luyện mà cáo trạng đề cập tới khớp đúng với thời điểm khóa huấn luyện mà Sơn tham gia với chúng tôi. Tòa đã thiếu thông tin và sai sót ngay từ đầu. Thời điểm đó không có khóa huấn luyện nào khác tại Bangkok ngoài của chúng tôi và Sơn sang Thái Lan lúc đó chỉ tham gia duy nhất khóa huấn luyện của RSF. Nội dung của khóa huấn luyện mà cáo trạng nói tới chính là nội dung khóa huấn luyện của RSF. Dựa vào cáo trạng sai lệch này, chúng tôi có thể chứng minh rằng Sơn đã bị quy tội dựa vào các cáo buộc sai trái.’
Tổ chức Phóng viên Không biên giới nói các blogger trong nhóm 14 nhà hoạt động bị kết tội trên những cơ sở sai lầm tương tự và là nạn nhân bị nhà cầm quyền Việt Nam trừng phạt một cách bất công nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước.
Luật sư Nguyễn Thị Huệ, người đại diện pháp lý cho Lê Văn Sơn, xác nhận với VOA Việt ngữ rằng trong hồ sơ cáo trạng chỉ nhắc tới một khóa học Sơn tham gia cuối tháng 7 ở Thái Lan là của Việt Tân.
Luật sư Huệ:
‘Trong hồ sơ thể hiện rằng Sơn có tham gia khóa học tháng 7/2011 tại Thái Lan tên là Quang Trung 711. Luật sư bào chữa theo hướng Sơn vô tội vì có ít nhất ba người tại tòa như bị cáo Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nông Hùng Anh nói rằng không biết Sơn và không gặp Sơn trong khóa học đó. Và luật sư thấy rằng không có đủ căn cứ để cho rằng Sơn đã tham gia khóa học đó, nên luật sư nói rằng Sơn không tham gia Việt Tân. Bị cáo Sơn trong suốt quá trình làm việc với cơ quan điều tra và tòa án tại phiên tòa, gần như Sơn không khai gì hết và Sơn không nhận tất cả các hành vi.’
Tổ chức Việt Tân chưa đưa ra bình luận khi VOA Việt ngữ liên lạc vào ngày 11/1.
Cùng ngày 11/1, Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam kết tội 14 nhà hoạt động Công giáo.
Trong cuộc họp báo tại Geneva, phát ngôn viên của OHCHR, ông Rupert Colville, kêu gọi chính phủ Việt Nam xét lại việc dùng Luật Hình sự để bỏ tù những người chỉ trích chính sách nhà nước và duyệt xét lại tất cả các trường hợp tương tự vi phạm quyền tự do ngôn luận và lập hội của công dân.
Ông Colville nói rằng vụ án của 14 thanh niên Công giáo cùng với việc bắt giữ luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là bằng chứng cho thấy Việt Nam cấm cản các tiếng nói chỉ trích nhà nước.
Sơn cùng với 13 nhà hoạt động Công giáo vừa bị Tòa án nhân dân Nghệ An tuyên án tổng cộng 83 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền vì có liên hệ tới đảng Việt Tân ở hải ngoại và bị cáo buộc tham gia các khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức tại Thái Lan.
Thông cáo ngày 11/1 của RSF nói họ kinh hoàng về phán quyết không cơ sở đưa ra hôm 9/1 chống lại 8 blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng trong nhóm 14 nhà hoạt Công giáo lãnh các mức án lên tới 13 năm tù. Lê Văn Sơn là một trong ba bị can bị lãnh án cao nhất.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở ở Pháp này lên án Việt Nam dùng các cớ giả mạo để kết tội những blogger chỉ trích nhà nước.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, cho VOA Việt ngữ biết:
‘Cáo trạng Việt Nam nói Lê Văn Sơn tham gia khóa huấn luyện của Việt Tân tại Thái Lan vào cuối tháng 7 năm 2011 là sai sự thật. Vào thời điểm đó, Sơn tham gia khóa huấn luyện do Tổ chức Phóng viên Không biên giới chúng tôi tổ chức tại Thái Lan. Thời điểm của khóa huấn luyện mà cáo trạng đề cập tới khớp đúng với thời điểm khóa huấn luyện mà Sơn tham gia với chúng tôi. Tòa đã thiếu thông tin và sai sót ngay từ đầu. Thời điểm đó không có khóa huấn luyện nào khác tại Bangkok ngoài của chúng tôi và Sơn sang Thái Lan lúc đó chỉ tham gia duy nhất khóa huấn luyện của RSF. Nội dung của khóa huấn luyện mà cáo trạng nói tới chính là nội dung khóa huấn luyện của RSF. Dựa vào cáo trạng sai lệch này, chúng tôi có thể chứng minh rằng Sơn đã bị quy tội dựa vào các cáo buộc sai trái.’
Tổ chức Phóng viên Không biên giới nói các blogger trong nhóm 14 nhà hoạt động bị kết tội trên những cơ sở sai lầm tương tự và là nạn nhân bị nhà cầm quyền Việt Nam trừng phạt một cách bất công nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước.
Luật sư Nguyễn Thị Huệ, người đại diện pháp lý cho Lê Văn Sơn, xác nhận với VOA Việt ngữ rằng trong hồ sơ cáo trạng chỉ nhắc tới một khóa học Sơn tham gia cuối tháng 7 ở Thái Lan là của Việt Tân.
Luật sư Huệ:
‘Trong hồ sơ thể hiện rằng Sơn có tham gia khóa học tháng 7/2011 tại Thái Lan tên là Quang Trung 711. Luật sư bào chữa theo hướng Sơn vô tội vì có ít nhất ba người tại tòa như bị cáo Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nông Hùng Anh nói rằng không biết Sơn và không gặp Sơn trong khóa học đó. Và luật sư thấy rằng không có đủ căn cứ để cho rằng Sơn đã tham gia khóa học đó, nên luật sư nói rằng Sơn không tham gia Việt Tân. Bị cáo Sơn trong suốt quá trình làm việc với cơ quan điều tra và tòa án tại phiên tòa, gần như Sơn không khai gì hết và Sơn không nhận tất cả các hành vi.’
Tổ chức Việt Tân chưa đưa ra bình luận khi VOA Việt ngữ liên lạc vào ngày 11/1.
Cùng ngày 11/1, Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam kết tội 14 nhà hoạt động Công giáo.
Trong cuộc họp báo tại Geneva, phát ngôn viên của OHCHR, ông Rupert Colville, kêu gọi chính phủ Việt Nam xét lại việc dùng Luật Hình sự để bỏ tù những người chỉ trích chính sách nhà nước và duyệt xét lại tất cả các trường hợp tương tự vi phạm quyền tự do ngôn luận và lập hội của công dân.
Ông Colville nói rằng vụ án của 14 thanh niên Công giáo cùng với việc bắt giữ luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là bằng chứng cho thấy Việt Nam cấm cản các tiếng nói chỉ trích nhà nước.