Tại Uganda, công ty dịch vụ viễn thông MTN và một công ty có tên gọi là Fenix năm nay đang gấp rút chuẩn bị khai trương trên toàn quốc một dịch vụ cung cấp điện trả tiền điện trước, tương tự như trả trước tiền điện thoại, nhưng là cho việc sử dụng bộ công cụ năng lượng mặt trời. Uganda là một trong những nước có tỉ lệ điện khí hóa thấp nhấp ở châu Phi – châu lục nơi có khoảng 600 triệu người nằm ngoài lưới điện.
Ngôi làng Kiwumu nằm cách thủ đô Kampala của Uganda chưa đầy 32 cây số, nhưng ánh sáng đô thị dường như cách xa nhiều thế giới. Cũng giống như phần lớn Uganda, Kiwumu nằm ngoài mạng lưới điện và giáo viên Michael Mugerwa cũng không hy vọng điều này sẽ thay đổi trong nay mai.
“Tôi không mơ có điện ở đây trong vòng 15 năm tới bởi vì việc cung cấp điện chịu ảnh hưởng của chính phủ và chính phủ dường như ưu ái nơi khác. Vì vậy không dễ có điện trong các cộng đồng cư dân này”.
Tại Kiwumu, ông Mugerwa cho biết, hầu hết mọi người lấy ánh sáng từ dầu hỏa, đốt trong những hộp thiếc nhỏ với sợi bấc.
“Ðó là thứ mà mọi người dùng trong cả cái làng này. Nếu bạn sử dụng nó trong hai tiếng, bạn sẽ hít phải rất nhiều khói”.
Thêm vào đó, ông cho biết, những chiếc đèn dầu không cung cấp đủ ánh sáng. Vì vậy bốn tháng trước, ông Mugerwa đã mua một hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà cho bốn chiếc đèn. Ông cho biết bây giờ học sinh của ông có thể dễ dàng đọc sách và học hành hơn.
“Với ánh sáng năng lượng mặt trời này, cả căn phòng đều sáng. Kết quả là nhiều học sinh của tôi đã từ nhà đến đây. Chúng luôn luôn đến chỗ tôi để sửa bài buổi tối.”
Hệ thống của ông Mugerwa sử dụng được gọi là ReadyPay. Công ty bán hệ thống này là Fenix đã hợp cùng với nhà cung cấp viễn thông MTN để chế tạo ra hệ thống mà khách hàng có thể trả góp. Khoản tiền đặt cọc lúc đầu là 16 đôla cho các bóng đèn và một dụng cụ sạc điện thoại mà khách hàng sau đó sẽ trả 40 xu mỗi ngày để sử dụng. Họ có thể mua theo từng ngày hay từng tháng một lúc.
Ông Chris Bagnall của công ty Fenix giải thích sự linh động này nghĩa là mọi người có thể mua số lượng ánh sáng mà họ có thể chi trả.
“Nếu họ sắp sửa phải trả tiền học phí hoặc phải trả một khoản tiền bất ngờ nào đó, họ có thể giảm số tiền trả góp xuống. Trong khi đó nếu họ có nhiều tiền thu nhập hơn, chẳng hạn như vào mùa thu hoạch, họ có thể trả góp nhiều hơn”.
Tỉ lệ điện khí hóa nông thôn ở Uganda vào loại thấp, chỉ 7%. Ông Medard Muganzi của cơ quan Ðiện khí hóa Nông thôn giải thích lý do là bởi vì dân cư sống rải rác, việc nới rộng mạng lưới điện bên ngoài các thị trấn lớn là rất tốn kém.
“Chi phí cho một kết nối vào mạng lưới điện trung bình vào khoảng từ 2.000 – 3.000 đôla. Ở những nước khác, bạn thấy là chi phí này chỉ thấp vào khoảng 700 (hoặc) 800 đôla. Bạn đang nói tới con số gấp 3, gấp 4 lần chi phí thực sự của việc phân phối bởi vì mọi người sống rải rác”.
Ông nói đây là lý do tại sao các hệ thống năng lượng mặt trời giống như ReadyPay lại là phần chủ yếu trong kế hoạch điện khí hóa quốc gia. Chúng có thể cung cấp năng lượng cho những khu vực khó tiếp cận và về lâu dài, ông nói, chúng lại rẻ hơn mạng lưới điện cho hầu hết người dân Uganda.
“Sử dụng trong nhà cho các căn hộ tiêu biểu của chúng tôi, nơi mà yêu cầu chỉ là chiếu sáng căn bản, sạc điện thoại, xài radio nhỏ thì tôi nghĩ năng lượng mặt trời sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những căn hộ như thế. Ðó là một dụng cụ, nhưng là dụng cụ được cài đặt sử dụng năng lượng mặt trời”.
Công ty Fenix đang có kế hoạch tung sản phẩm ReadyPay ra khắp cả nước trong vòng vài tháng tới. Tại Kiwumu, giáo viên Mugerwa, cho là những hệ thống như thế này đủ rẻ đế cho các gia đình xếp hàng để mua chúng.
“1000 shillings một ngày là khoản tiền rất nhỏ so với các tiện nghi khác trong nhà. Nếu tôi có thể sử dụng nó cho một gia đình bảy người thì khi tôi chia ra, đó sẽ là khoản tiền rất nhỏ”.
Trong khi đó, ông đã mở một cửa hàng sạc điện thoại bằng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời của mình. Vợ ông đã mua cho mình chiếc điện thoại di động đầu tiên trong đời. Một khi bạn có điện rồi, ông nói, thì rất khó để quay trở lại như trước.
Ngôi làng Kiwumu nằm cách thủ đô Kampala của Uganda chưa đầy 32 cây số, nhưng ánh sáng đô thị dường như cách xa nhiều thế giới. Cũng giống như phần lớn Uganda, Kiwumu nằm ngoài mạng lưới điện và giáo viên Michael Mugerwa cũng không hy vọng điều này sẽ thay đổi trong nay mai.
“Tôi không mơ có điện ở đây trong vòng 15 năm tới bởi vì việc cung cấp điện chịu ảnh hưởng của chính phủ và chính phủ dường như ưu ái nơi khác. Vì vậy không dễ có điện trong các cộng đồng cư dân này”.
Tại Kiwumu, ông Mugerwa cho biết, hầu hết mọi người lấy ánh sáng từ dầu hỏa, đốt trong những hộp thiếc nhỏ với sợi bấc.
“Ðó là thứ mà mọi người dùng trong cả cái làng này. Nếu bạn sử dụng nó trong hai tiếng, bạn sẽ hít phải rất nhiều khói”.
Thêm vào đó, ông cho biết, những chiếc đèn dầu không cung cấp đủ ánh sáng. Vì vậy bốn tháng trước, ông Mugerwa đã mua một hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà cho bốn chiếc đèn. Ông cho biết bây giờ học sinh của ông có thể dễ dàng đọc sách và học hành hơn.
“Với ánh sáng năng lượng mặt trời này, cả căn phòng đều sáng. Kết quả là nhiều học sinh của tôi đã từ nhà đến đây. Chúng luôn luôn đến chỗ tôi để sửa bài buổi tối.”
Hệ thống của ông Mugerwa sử dụng được gọi là ReadyPay. Công ty bán hệ thống này là Fenix đã hợp cùng với nhà cung cấp viễn thông MTN để chế tạo ra hệ thống mà khách hàng có thể trả góp. Khoản tiền đặt cọc lúc đầu là 16 đôla cho các bóng đèn và một dụng cụ sạc điện thoại mà khách hàng sau đó sẽ trả 40 xu mỗi ngày để sử dụng. Họ có thể mua theo từng ngày hay từng tháng một lúc.
Ông Chris Bagnall của công ty Fenix giải thích sự linh động này nghĩa là mọi người có thể mua số lượng ánh sáng mà họ có thể chi trả.
“Nếu họ sắp sửa phải trả tiền học phí hoặc phải trả một khoản tiền bất ngờ nào đó, họ có thể giảm số tiền trả góp xuống. Trong khi đó nếu họ có nhiều tiền thu nhập hơn, chẳng hạn như vào mùa thu hoạch, họ có thể trả góp nhiều hơn”.
Tỉ lệ điện khí hóa nông thôn ở Uganda vào loại thấp, chỉ 7%. Ông Medard Muganzi của cơ quan Ðiện khí hóa Nông thôn giải thích lý do là bởi vì dân cư sống rải rác, việc nới rộng mạng lưới điện bên ngoài các thị trấn lớn là rất tốn kém.
“Chi phí cho một kết nối vào mạng lưới điện trung bình vào khoảng từ 2.000 – 3.000 đôla. Ở những nước khác, bạn thấy là chi phí này chỉ thấp vào khoảng 700 (hoặc) 800 đôla. Bạn đang nói tới con số gấp 3, gấp 4 lần chi phí thực sự của việc phân phối bởi vì mọi người sống rải rác”.
Ông nói đây là lý do tại sao các hệ thống năng lượng mặt trời giống như ReadyPay lại là phần chủ yếu trong kế hoạch điện khí hóa quốc gia. Chúng có thể cung cấp năng lượng cho những khu vực khó tiếp cận và về lâu dài, ông nói, chúng lại rẻ hơn mạng lưới điện cho hầu hết người dân Uganda.
“Sử dụng trong nhà cho các căn hộ tiêu biểu của chúng tôi, nơi mà yêu cầu chỉ là chiếu sáng căn bản, sạc điện thoại, xài radio nhỏ thì tôi nghĩ năng lượng mặt trời sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những căn hộ như thế. Ðó là một dụng cụ, nhưng là dụng cụ được cài đặt sử dụng năng lượng mặt trời”.
Công ty Fenix đang có kế hoạch tung sản phẩm ReadyPay ra khắp cả nước trong vòng vài tháng tới. Tại Kiwumu, giáo viên Mugerwa, cho là những hệ thống như thế này đủ rẻ đế cho các gia đình xếp hàng để mua chúng.
“1000 shillings một ngày là khoản tiền rất nhỏ so với các tiện nghi khác trong nhà. Nếu tôi có thể sử dụng nó cho một gia đình bảy người thì khi tôi chia ra, đó sẽ là khoản tiền rất nhỏ”.
Trong khi đó, ông đã mở một cửa hàng sạc điện thoại bằng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời của mình. Vợ ông đã mua cho mình chiếc điện thoại di động đầu tiên trong đời. Một khi bạn có điện rồi, ông nói, thì rất khó để quay trở lại như trước.